Kiên quyết loại bỏ những người trục lợi, cản trở doanh nghiệp, người dân
Chiều nay (7/11) với hơn 85,02% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chốt mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017. Nghị quyết nêu rõ xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực và cương quyết loại bỏ những người cản trở, trục lợi, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Chiều nay (7/11) với hơn 85,02% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2017.
Theo đó, trong năm 2017, mục tiêu tổng quát là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao tính tự chủ nền kinh tế…
Trong đó, tốc độ tăng GDP năm 2017 cần đạt khoảng 6,7%; xuất khẩu tăng 6-7%; nhập siêu khoảng 3,5%; lạm phát 4%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 31,5% GDP… Như vậy, theo Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế mục tiêu được đặt ngang với năm 2016.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 (Ảnh: Quochoi.vn)
Theo báo cáo tiếp thu, giải trình được Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, có một số ý kiến đại biểu đề nghị tính toán, cân nhắc tính khả thi của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% nhất là trong bối cảnh năm 2016 hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt tác động xấu đến sản xuất trong những tháng cuối năm và cả năm 2017.
Trước đó, phát biểu trước Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, cả hai bản kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội năm 2017 và tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đều có một điểm chung, đó là rất tham vọng.
Video đang HOT
Nêu lên mối lo ngại của mình, ông Lộc cho hay: “Nhìn lại các kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn trước, chính việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô, bởi nó đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, buộc các chính sách tài chính và tiền tệ phải nới lỏng quá mức, gây ra những hệ luỵ như lạm phát, nợ công và nợ xấu … mà cho đến nay vẫn còn loay hoay chưa giải quyết xong”.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong bối cảnh môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, bắt đầu từ năm 2017 cũng sẽ bắt đầu thực hiện đồng bộ kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 hướng tới huy động, phân bổ và sử dụng ngày càng hiệu quả các nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển kinh tế – xã hội.
Do vậy, Ủy ban Thường vụ đã xin đề nghị giữ như trong dự thảo nghị quyết để phấn đấu quyết liệt nhằm thực hiện mức cao nhất theo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 đề ra chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 – 7%/năm.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận: “Nếu chúng ta không đặt mục tiêu cao, thậm chí là tham vọng thì chúng ta không thể có động lực và sự thúc ép để thực hiện tái cơ cấu nhanh, quyết liệt được. Từ đó làm cho kinh tế đất nước rơi vào vòng luẩn quẩn, đó là nợ công, bội chi và tụt hậu. Cũng như không thể đạt được mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc”.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị lãnh đạo các ngành, các cấp cần vượt qua được chính mình, vượt qua được tư duy nhiệm kỳ, thiếu khát vọng, e ngại khó khăn, không dám đối mặt với khó khăn, thách thức để tận dụng cơ hội, thậm chí biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội để đạt mục tiêu cao hơn.
Bên cạnh đó, phải vượt qua được lợi ích cục bộ của từng ngành, từng địa phương để hướng tới sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương một cách hiệu quả hơn, tránh bị cát cứ và chia cắt.
Vấn đề này cũng đã được đề cập tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2017 với yêu cầu: “Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch. Nâng cao năng lực, kỷ luật, đạo đức và thái độ thực thi pháp luật, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trách nhiệm thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ”.
Đồng thời, để đạt được những mục tiêu đề ra, Quốc hội cũng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực và cương quyết loại bỏ những người cản trở, trục lợi, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Bích Diệp
Theo Dantri
May mà thạch sùng không dùng bảo hiểm!
Để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm, chị N. (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã thuê người chặt tay, chân, tạo hiện trường giả tai nạn giao thông...
Kính gửi lãnh đạo các công ty bảo hiểm nhân thọ!
Không biết giờ này các anh chị có như tôi, lạnh sống lưng và mất ngủ sau khi đọc thông tin về người phụ nữ thuê người chặt chân tay để lấy số tiền bồi thường lên đến 3,5 tỷ đồng hay không. Nhưng tôi biết, câu chuyện này đã để lại bài học đắt giá cho tất cả những ai đang ấp ủ mưu đồ trục lợi bảo hiểm.
Nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: An ninh Thủ đô.
Bởi theo điều tra của cơ quan công an, không những không nhận được tiền bảo hiểm mà chị N. còn mất thêm tiền điều trị, phải tháo bỏ phần cơ thể bị đứt rời vì hoại tử. Song hoại tử da thịt không đáng sợ bằng hoại tử nhân cách. Dù nỗ lực của các bác sĩ không giúp chị N. nối lại được bàn tay, bàn chân, nhưng tôi tin sẽ có Thuốc cứu chữa tâm hồn của chị.
Mặc dù đã được cảnh báo trước nhưng người làm việc trong ngành bảo hiểm sẽ chẳng bao giờ nắm rõ lòng dạ khách hàng, biết được chính xác người ta mua bảo hiểm để đề phòng rủi ro hay như chị N. - mua bảo hiểm để "thụ hưởng" từ rủi ro do chính mình sắp đặt.
Cũng may cho các công ty bảo hiểm, thạch sùng nói riêng cũng như những loài động có khả năng tự tái tạo các bộ phận của cơ thể nói chung không... tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Sẽ ra sao nếu thạch sùng biết dùng... bảo hiểm? Ảnh minh họa.
Vì nếu mua bảo hiểm, thạch sùng chẳng cần phải vất vả như chị N. Chúng có thể bỏ lại đuôi "cho" đoàn tàu nghiến qua và ung dung chờ đợi cái đuôi mới mọc lên. Chứ đã thuê người chặt tay, chân để tạo dựng hiện trường giả còn mang phần bị chặt vào bệnh viện nối lại chẳng hóa tự giới thiệu: "Thưa các đồng chí công an, đây là một vở kịch và tôi là diễn viên chính của vở kịch này"? Thương tích do vật sắc khác hẳn thương tích do bánh xe tàu hỏa gây ra - tôi tưởng kiến thức đó ai cũng biết.
Nhân đây, mong những người biết đến câu chuyện kể trên hãy ngừng việc ca thán về cuộc đời, cho rằng người phụ nữ dựng hiện trường giả thật "đáng thương", đổ lỗi cho cái nghèo và trách các công ty bảo hiểm lạnh lùng, vô tình... Vì cuộc đời không phải một câu chuyện diễm tình "không có sai hoặc đúng". Đôi khi thông cảm cho những hành vi sai trái ở bước đường cùng sẽ làm tăng thêm những hành vi cùng đường nguy hiểm khác trong xã hội.
Cuối thư, tôi xin phép trích dẫn câu thoại trong một bộ phim Việt được phát sóng từ rất lâu rồi nhưng vẫn làm tôi nhớ mãi. Sau khi chứng kiến người bạn cùng cảnh ngộ đổi đời nhờ hành động trả lại chiếc nhẫn vàng (giả) dính dưới đế giày cho khách, cậu bé đánh giày từng tiếp xúc và lấy trộm chiếc nhẫn của chính vị khách đó đã phải thốt lên rằng:
"Sống ở đời thật thà vẫn hơn, mày nhỉ!"
Theo_Người Đưa Tin
Xăng E5 gặp khó do công thức tính giá Theo ông Nguyễn Phú Cường Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương, công thức tính giá của xăng E5 hiện trùng với công thức tính giá của xăng thường (khai khoáng), gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Tại buổi Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương, Vụ trưởng...