“Kiên quyết khởi tố cán bộ tư pháp làm oan người vô tội”
“ VKSND Tối cao đã kiên quyết khởi tố, điều tra xử lý đối với cán bộ tư pháp có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến làm oan người vô tội hoặc xâm phạm quyền con người. Điển hình như khởi tố 1 điều tra viên, 1 kiểm sát viên liên quan đến kết án oan ông Nguyễn Thanh Chấn; khởi tố 2 điều tra viên, 1 kiểm sát viên liên quan đến vụ làm oan 7 người xảy ra tại Sóc Trăng”- Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Báo cáo trước Quốc hội tại phiên chất vấn sáng nay 16/11, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết 6 tháng đầu năm 2015, số án thụ lý tăng hơn 8.342 vụ nhưng tỷ lệ bản án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan đã tiếp tục giảm 0,21%.
“Việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đã hạn chế tới mức thấp nhất kết án oan người không có tội. TAND các cấp đã đưa ra xét xử kịp thời nhiều vụ án lớn đặc biệt nghiêm trọng, vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt các vụ án về kinh tế, tham nhũng”- ông Bình nói.
Theo ông Trương Hòa Bình, TAND Tối cao đã tham gia tổ công tác liên ngành tổ chức xem xét lại một số vụ án có đơn kêu oan có mức phạt tù từ 25 năm tới chung thân, tử hình. “Thông qua kết quả kiểm tra đã cho thấy cơ bản việc xét xử của tòa án là đúng pháp luật, tuy nhiên cũng đã có kháng nghị giải quyết theo thủ tục chung đối với 3 trường hợp”- ông Bình thông tin.
Ngoài ra, để đảm bảo áp dụng án treo đúng pháp luật, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều 60 Bộ luật Hình sự; đồng thời thông qua xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm cũng đã giám sát chặt chẽ các trường hợp cho hưởng án treo theo đúng quy định. Cụ thể, năm 2014 tỷ lệ các bị cáo được hưởng án treo giảm 18,7%; 6 tháng đầu năm 2015 tỷ lệ bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo chỉ còn 12% và tiếp tục giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, báo cáo trước Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, thời gian qua VKSND Tối cao đã yêu cầu khởi tố nhiều vụ án tham nhũng.
Cơ quan điều tra hình sự VKSND Tối cao chú trọng phát hiện khởi tố, điều tra nhiều vụ việc tham nhũng trong hoạt động tư pháp như: vụ Ngô Văn Anh – Chánh Tòa kinh tế TAND TP Hải Phòng; vụ Nguyễn Duy Hiệp – Chánh án TAND huyện Thanh Liêm (Hà Nam); vụ án Phạm Văn Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hội An (Quảng Nam).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, VKSND Tối cao đã chủ động phối hợp với các cơ quan tư pháp trung ương tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ một số vụ án có dấu hiệu oan hoặc sai nghiêm trọng; một số vụ án có dấu hiệu bức cung, dùng nhục hình và vụ án có đơn khiếu nại bức xúc, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
“Qua đó kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp. Điển hình như các vụ Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng), Vũ Ngọc Dương (Hà Nội)”- ông Nguyễn Hòa Bình nói.
“Kỷ lục” bồi thường oan sai đang thuộc về trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) với trên 7,2 tỷ đồng.
Ông Bình cho biết thêm, thực hiện lời hứa trước Quốc hội, những năm qua VKSND Tối cao đã đồng bộ thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự, chống oan, sai và chống bỏ lọt tội phạm. Viện kiểm sát đã thành lập tổ chuyên viên liên ngành trực tiếp kiểm tra, xác minh và kịp thời ban hành kháng nghị đối với các vụ án có dấu hiệu oan, sai.
“VKSND Tối cao đã kiên quyết khởi tố, điều tra xử lý đối với cán bộ tư pháp có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến làm oan người vô tội hoặc xâm phạm quyền con người. Điển hình như khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 1 điều tra viên, 1 kiểm sát viên liên quan đến kết án oan ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang); khởi tố vụ án, bị can đối với 2 điều tra viên, 1 kiểm sát viên liên quan đến vụ làm oan 7 người xảy ra tại tỉnh Sóc Trăng…”- ông Bình dẫn chứng.
Viện trưởng VKSND Tối cao khẳng định thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Qua đó kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật, thiếu sót trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án để kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục, nhất là những vi phạm pháp luật dẫn đến oan sai.
Thế Kha
Theo Dantri
VKSND Tối cao yêu cầu dừng thi hành án tử tù Lê Văn Mạnh
Trao đổi nhanh với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội sáng nay 27/10, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, cơ quan này sẽ vào cuộc xem xét lại vụ án của tử tù Lê Văn Mạnh (Thanh Hóa) đang gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình (ảnh tư liệu)
Trong khi đó, trả lời PV Dân trí, ông Lê Hữu Thể - Phó viện trưởng VKSND Tối cao khẳng định đã yêu cầu tạm dừng thi hành án đối với tử tù Lê Văn Mạnh để xem xét lại toàn bộ hồ sơ.
"Tất cả các ngành sẽ vào cuộc xem xét lại. Trước hết là kiểm tra lại hồ sơ, rút bản án về, đọc lại bản án, thảo luận, nghiên cứu, họp liên ngành... Nhiều thủ tục lắm"- ông Thể nói.
Trước đó, trả lời PV Dân trí chiều 26/10, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cũng khẳng định sẽ xem xét lại vụ án này một cách thận trọng để không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
"Về nguyên tắc thì các việc đó đã xem xét rồi. Còn để thận trọng khi có đơn thư, dư luận như thế thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét lại"- ông Sơn nói.
Cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa cho biết, vào khoảng 17h ngày 21/3/2005, trong lúc đi tìm trâu ở bờ sông cầu Chày, thuộc thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, Lê Văn Mạnh thấy cháu Hoàng Thị Loan (SN 1991) ở cùng thôn đang đi vệ sinh nên đã nảy sinh ý định hiếp dâm cháu Loan. Do cháu Loan chống cự, nên Mạnh đã túm tóc, đập đầu Loan nhiều lần xuống đất làm cháu bị ngất, nằm bất động.
Sau đó, Mạnh mang xác cháu Loan lội qua sông cầu Chày bỏ vào bụi cây rậm rạp ở bờ sông thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân nhằm giấu xác. Tại đây, Mạnh đã xé quần, áo của của cháu Loan làm dây quấn thắt vào cổ nạn nhân nhằm để mọi người nghĩ rằng cháu Loan tự sát; Mạnh còn dùng đất sét nhét vào âm hộ nạn nhân để che đậy hành vi hiếp dâm của mình. Thực hiện xong hành vi phạm tội, Mạnh về nhà nhà tắm rửa, thay quần áo.
Tối cùng ngày, không thấy con gái về, nên ông Hoàng Văn Hồng (bố cháu Loan) đã cùng người nhà tổ chức đi tìm con nhưng không thấy. Đến trưa ngày 22/3/2005, người dân phát hiện xác cháu Loan ở bờ sông cầu Chày, phía bên xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân. Cách đó khoảng 120m có một chiếc quần soóc cạp chun nền trắng sọc đỏ. Kết quả giám định pháp y ngày 30/3/2005 cho thấy cháu Loan "chết ngạt do thắt cổ, nạn nhân có bị ngạt nước, có bị hiếp dâm".
Cũng theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa thì trước đó, vào ngày 7/3/2003, khi đang làm ăn ở miền Nam, Mạnh đã cùng với Bùi Ngọc Du (người cùng quê) cướp một chiếc xe máy trị giá 16 triệu đồng cùng các giấy tờ cá nhân của anh Trương Hữu Lắm, ở quận Tân Bình, TPHCM. Sau khi gây án, Du bị bắt và bị tuyên phạt 11 năm tù. Còn Mạnh bỏ trốn về quê và bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố bị can, phát lệnh truy nã.
Ngày 20/4/2005, Mạnh bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ tại nhà riêng theo lệnh bắt tạm giam của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai về tội "Cướp tài sản". Tiếp đó, ngày 24/4/2005, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố bị can đối với Lê Văn Mạnh về tội "Giết người, hiếp dâm trẻ em".
Hai vụ án nêu trên sau đó được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định nhập lại, chuyển VKSND tỉnh Thanh Hóa truy tố bị cáo Lê Văn Mạnh về các tội "Giết người", "Hiếp dâm trẻ em" và "Cướp tài sản".
Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2005 đến tháng 11/2008, Lê Văn Mạnh đã trải qua nhiều phiên tòa xét xử. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 25/11/2008, TAND Tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình đối với Lê Văn Mạnh. Trong quá trình xét xử, gia đình cũng như bản thân Lê Văn Mạnh nhiều lần kêu oan.
Trong khi bị giam giữ, Mạnh đã nhận tội "giết người và hiếp dâm trẻ em" nên chứng cứ kết án Mạnh chủ yếu dựa vào lời khai nhận tội của Mạnh. Trong các lời khai có nhiều điểm mô tả chi tiết, phù hợp với hiện trường, tử thi. Tuy nhiên, quá trình điều tra vẫn còn một số thiếu sót, nhiều điểm mâu thuẫn trong lời khai nhận tội nhưng chưa được làm rõ.
Mạnh khai nhận tội trong giai đoạn điều tra, nhưng khi ra tòa bị cáo lại phản cung, chối tội vì cho rằng mình bị ép cung, đánh đập nên phải nhận tội. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra không xác định được hiện trường chính nơi xảy ra hành vi tấn công đầu tiên của Mạnh đối với cháu Loan. Kết quả giám định pháp y cháu Loan "chết ngạt do thắt cổ, trên nạn nhân có ngạt nước, có bị hiếp dâm" nhưng chưa có văn bản yêu cầu tổ chức pháp y giải thích rõ cháu Loan bị chết do nguyên nhân trực tiếp nào? Bị cáo khai chỉ cho tay vào âm hộ nạn nhân, nhưng giám định kết luận nạn nhân bị hiếp dâm?
Về bức thư thú tội, sau khi phạm nhân Lê Văn Dũng báo cáo về bức thư mà Lê Văn Mạnh gửi về gia đình, nhờ bố mẹ sang nhà nạn nhân để xin cho Mạnh, cơ quan điều tra không hỏi bị cáo về bức thư này. Tại tòa, bị cáo khai do bị Nguyễn Kế Hiền ép phải viết và nhờ Hiền chuyển cho gia đình, nhưng cơ quan điều tra, Viện KSND không hỏi rõ Hiền có ép Mạnh viết thư hay không? Mạnh nhờ phạm nhân Hiền hay phạm nhân Dũng chuyển thư ra ngoài?
Về thời gian cũng còn một số điểm chưa được các cơ quan tố tụng làm rõ. Căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu có trong vụ án, đồng thời cho rằng do còn có các thiếu sót mâu thuẫn, nên Viện KSND tối cao nhận thấy chưa có đủ cơ sở vững chắc để kết luận Lê Văn Mạnh phạm tội "giết người và hiếp dâm trẻ em".
Thế Kha
Theo Dantri
Cục Bồi thường Nhà nước khẳng định đã chuyển 7,2 tỉ đồng cho ông Chấn Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp khẳng định TAND cấp cao tại Hà Nội đã trả hơn 7,2 tỉ đồng tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Sáng 16-10, tại buổi họp báo quý III-2015 do Bộ Tư pháp tổ chức, trả lời câu hỏi của Báo về việc bao giờ ông Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn...