Kiến nghị Vinalines thôi làm chủ đầu tư dự án cảng Lạch Huyện
Đơn vị được Bộ Giao thông vận tải đề nghị Chính phủ thay thế Vinalines làm chủ đầu tư dự án này là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Thông tin trên được một đại diện của Vinalines xác nhận ngày 16/1. Vị này cho biết, hiện nay cước vận tải biển thấp hơn chi phí đầu vào nên việc huy động vốn gặp khó khăn. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ cho Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn thay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) làm chủ đầu tư dự án cảng Lạch Huyện cùng với đối tác Nhật Bản.
Nguồn tin này cũng cho biết thêm, để dự án được khả thi, phía Tân Cảng cũng đang kiến nghị Chính phủ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện dự án. Về phía đối tác Nhật Bản đang muốn Chính phủ cho tăng vốn góp lên 49%.
Trước đó, trong văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại phiên họp Ban chỉ đạo nhà nước các công trình dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, ông Hải đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ giao cho một đơn vị khác để thay Vinalines thực hiện dự án theo hình thức PPP cùng đối tác Nhật Bản.
Video đang HOT
Dự án cảng Lạch Huyện được chia làm 2 hợp phần trong giai đoạn khởi động từ năm 2010 -2015. Trong đó, hợp phần A gồm các hạng mục như luồng vào cảng, đê chắn sóng, đê chắn cát, đường ngoài cảng sẽ được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam, tổng đầu tư gần 900 triệu đô la Mỹ bằng hình thức hợp tác công – tư (PPP).
Hợp phần B do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và các nhà đầu tư của Nhật Bản cùng đầu tư, với quy mô 2 bến đậu tàu, có tổng chiều dài 750 mét, độ sâu 14 mét và hệ thống kho bãi container rộng 22 héc ta. Tổng mức đầu tư ở giai đoạn này là 321 triệu USD.
Vào giữa tháng 11/2011, Vinalines đã ký kết hợp đồng liên doanh với ba công ty của Nhật Bản là Itochu, MOL và NYK để cùng xây dựng cảng quốc tế Lạch Huyện. Tuy nhiên, từ đó đến nay dự án vẫn chưa được khởi công.
Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cảng quốc tế Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng sẽ là đầu mối vận chuyển hàng hóa chính bằng đường biển giữa các tỉnh phía bắc với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo VNE
"Ông lớn" báo nợ 1,3 triệu tỷ lên Thủ tướng
Nhiều tập đoàn, Tổng cty nhà nước thua lỗ, không đạt kế hoạch đề ra (Ảnh minh hoạ)
Sáng 16/1, tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, báo cáo cho biết thực trạng thua lỗ của các tập đoàn, tổng cty nhà nước năm 2012 cải thiện so với năm trước, nhưng vẫn lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Đây là cuộc làm việc thường niên giữa Thủ tướng với đại diện các tập đoàn, tổng cty nhà nước, được xem như các "quả đấm thép" trong nền kinh tế, diễn ra tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14,84%, giảm 4,16% so với năm 2011. Trong tổng số 73 đơn vị, khoảng 46,5% các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 10%. Nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%.
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Dầu thực vật VN, Tân cảng Sài Gòn, Tập đoàn Viettel... đạt tỷ suất lợi nhuận khá cao từ 36 - 63%. Tuy nhiên, nhiều đơn vị có lợi nhuận rất thấp như Tổng công ty Đường Sắt (0,85%), Tập đoàn Điện lực (1,4%), Tổng công ty Xi măng (4,22%), Lương thực Miền Nam (4,49%), Vietnam Airlines (4,55%), Tổng công ty Giấy (5,84%), Cà phê (6,57%), Than - Khoáng sản (6,98%)...
Với những kết quả kinh doanh như vậy, nhiều tập đoàn, tổng công ty đã không đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước đề ra. Cụ thể, Tổng công ty Cà phê hay Lương thực Miền Nam chỉ đạt khoảng 1/2 kế hoạch đề ra.
Có 2 đơn vị để xảy ra thua lỗ (không kể Vinashin) là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu và Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
Nợ 1,33 triệu tỷ đồng
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, ông Phạm Viết Muôn cho biết, trong năm 2012, tổng doanh thu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1,621 triệu tỷ đồng, bằng 92% so kế hoạch năm. Theo Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2012 trên 1,33 triệu tỷ đồng, một số tập đoàn, tổng cty vượt tỷ lệ nợ cho phép.
Theo 24h
Một công nhân đóng tàu đột quỵ chết Khoảng 13 giờ 40 phút ngày 3.12, anh Nguyễn Văn Ninh (26 tuổi, quê Thanh Hóa), là công nhân của Công ty cơ khí hàng hải đóng tàuSài Gòn đang cùng đồng nghiệp thi công chế tạo tàu ở cảng PTSC (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) thì bất ngờ té ngửa. Mọi người tại đây nhanh chóng đưa anh Ninh đến Bệnh viện...