Kiến nghị tăng phí BOT: Hiệp hội Vận tải ô tô phản đối
Dù chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp BOT song Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vẫn mong muốn các cơ quan chức năng xem xét, hoãn tăng phí BOT.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ GTVT trình Chính phủ hai phương án hỗ trợ các dự án BOT. Cụ thể, phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải.
Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Tuy nhiên, Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Giao Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng để bố trí kế hoạch vốn; Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
“ Trong đó hai phương án trên, Bộ GTVT ưu tiên phương án 1 vì không phải bố trí ngân sách nhà nước“, Bộ GTVT cho hay.
Ngay khi có đề xuất này, nhiều ý kiến đã được đưa ra. Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, khó khăn mà ngành vận tải và các nhà đầu tư BOT gặp phải do dịch COVID-19 là rất lớn. “ Trước đề xuất của Bộ GTVT về việc tăng phí BOT, bản thân tôi chia sẻ với các khó khăn của Bộ GTVT và doanh nghiệp BOT. Áp lực của việc phải đảm bảo phương án tài chính, các cam kết đã ký trong hợp đồng BOT là rất lớn. Đề nghị của các nhà đầu tư, Bộ GTVT cũng chính đáng. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng vẫn đang khó khăn, các cơ quan bộ ngành cần tiếp tục nghiên cứu và xem xét việc tăng phí BOT“, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhấn mạnh.
Theo ông Quyền, việc tăng phí BOT sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải. Trong khi thiệt hại mà các doanh nghiệp này hứng chịu do dịch COVID-19 cũng rất lớn. Nhiều tháng nay, các doanh nghiệp vận tải đều hoạt động cầm chừng, chỉ đạt từ 30-50% so với trước đó.
Kiến nghị tăng phí BOT để hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng COVID-19. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
“ Bộ GTVT cần có giải pháp để ngành vận tải hoạt động thuận lợi hơn. Phí BOT hiện vẫn đang khác nhau ở từng địa phương nên việc thay đổi mức phí cần được xem xét, cân nhắc. Nếu có thay đổi cần phải từng bước và cần có lộ trình, đúng thời điểm thích hợp“, ông Quyền nhấn mạnh.
Kiến nghị gây chú ý dư luận của Bộ GTVT được đưa ra trong báo cáo gửi Thủ tướng về hỗ trợ doanh nghiệp BOT do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ này cho biết hiện đang quản lý 61 hợp đồng dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, 1 dự án đang đầu tư xây dựng.
Qua rà soát năm 2019, có 45 dự án BOT doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của họp đồng BOT, trong đó có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13-15% là BOT quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên – Bắc Kạn và cầu Thái Hà trên quốc lộ 39 nối tỉnh Hà Nam, Thái Bình.
Có 3 dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừng thu phí gồm BOT quốc lộ 10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng (tỉnh Thái Bình), BOT quốc lộ 1 đoạn tránh TP Thanh Hóa và BOT quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang).
Bộ này nhận định các doanh nghiệp BOT gặp rất nhiều khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để cố gắng trả nợ ngân hàng theo kế hoạch và các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
Các khó khăn, vướng mắc nói trên chưa được giải quyết thì từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 cũng khiến các dự án BOT bị ảnh hưởng do lưu lượng xe giảm sâu dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Qua tổng hợp số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT đến hết ngày 22/4, có tới 58 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.
Dựa trên các kiến nghị của doanh nghiệp BOT, Bộ GTVT kiến nghị “cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án”, đồng thời chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí khi cần thiết.
Với phương án này, Nhà nước không phải chi khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án BOT nếu giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng đã ký từ năm 2022.
Bộ này kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án BOT giao thông, đồng thời giảm lãi vay phát sinh trong thời gian từ 1/2/2020 đến khi Việt Nam công bố hết dịch COVID-19, cộng thêm 3 tháng.
Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể trưng mua lại toàn bộ dự án.
Chấp thuận cho các doanh nghiệp BOT giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020.
Để khuyến khích và thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), Bộ kiến nghị Thủ tướng có chủ trương giảm lãi suất vay từ 2-3%/năm so với vay đầu tư các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khác.
Triển khai thu phí tự động chậm: Bộ GTVT nhận phê bình nghiêm khắc
Từ đầu năm 2020 tới nay, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) tổ chức liên tiếp 3 cuộc họp để đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm theo yêu cầu của Thủ tướng do triển khai thu phí tự động không dừng chậm tiến độ.
Trách nhiệm từ bộ tới địa phương
Theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định 07/2017 của Thủ tướng, việc triển khai thu phí dịch vụ đường bộ tự động không dừng trên toàn quốc phải xong trước ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, thực tế triển khai gặp nhiều vướng mắc, dẫn tới không đạt mục tiêu trên.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, không ít nhà đầu tư dự án BOT giao thông đã không đồng tình với cách triển khai của Bộ GTVT khi cho rằng, họ không có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động (chỉ 1 đơn vị cung cấp độc quyền); không được quản lý trạm thu phí (phải bàn giao trạm cho đơn vị thu phí tự động).
Trong khi đó, đơn vị triển khai thu phí tự động (Cty VETC) gặp khó khăn về tài chính, đứng trước nguy cơ phá sản. Chưa nhiều chủ phương tiện sử dụng thu phí tự động do tài khoản giao thông nhất là khi họ phải nộp tiền trước nhưng không được tính lãi suất nếu kết dư. Theo các chuyên gia giao thông, có không ít nhà đầu tư BOT giao thông thích thu phí thủ công, vì nó kém minh bạch hơn thu phí tự động...
Một lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, triển khai thu phí tự động trên thực tế gặp khó khăn, vướng mắc nhiều hơn dự liệu ban đầu, dẫn tới không đạt lộ trình Thủ tướng giao. Khó khăn chủ yếu liên quan tới pháp lý, đàm phán để lắp đặt hệ thống thu phí tự động. Với giai đoạn 2, liên danh nhà đầu tư trúng thầu (do Viettel đứng đầu) gặp khó khăn trong quá trình lập doanh nghiệp và dự án. Chủ phương tiện cũng chưa mặn mà sử dụng thu phí tự động... Ngoài ra, người thực hiện, quản lý, giám sát triển khai thu phí tự động gần như chưa có kinh nghiệm, nên quá trình thực hiện phát sinh tồn tại, hạn chế.
Về trách nhiệm, Bộ GTVT xác định, cơ quan này chịu trách nhiệm trong triển khai thu phí tự động chậm với các trạm do bộ quản lý (74 trạm thu phí); Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm với các tuyến cao tốc do Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý (5 tuyến cao tốc); UBND các địa phương chịu trách nhiệm với những trạm thuộc phạm vi quản lý (19 trạm). "Nhận thức rõ trách nhiệm đó, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan", lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
Về phần mình, từ tháng 1 đến tháng 3/2020, Bộ GTVT tổ chức 3 cuộc họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong đó, có 4 đơn vị của Bộ GTVT nhận hình thức phê bình nghiêm khắc và rút kinh nghiệm; Bộ trưởng Bộ GTVT và thứ trưởng phụ trách nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm; 30 cá nhân thuộc các đơn vị của bộ đã có bản kiểm điểm trách nhiệm liên quan tới việc dự án chậm tiến độ (9 cá nhân nhận hình thức rút kinh nghiệm, 6 cá nhân nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm).
Có thể để nhà đầu tư BOT tự quản
Về giải pháp, Bộ GTVT cho hay, đã đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thu phí tự động. Trong đó, Bộ GTVT tập trung vào đề xuất sửa đổi Quyết định 07/2017 của Thủ tướng, dự thảo này vừa được đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, Bộ GTVT đề xuất, các trạm thu phí đang hoạt động phải vận hành thu phí tự động sau 1 năm kể từ ngày chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động. Với trạm thu phí mới, chỉ được thu phí khi đã triển khai thu phí tự động. Trạm thu phí nào chậm triển khai sẽ bị dừng thu phí.
Đặc biệt, Bộ GTVT đề xuất cho phép nhà đầu tư dự án BOT và đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động thoả thuận về đơn vị quản lý trạm thu phí (thay vì nhà đầu tư dự án BOT bắt buộc phải chuyển giao quyền quản lý, vận hành trạm thu phí cho đơn vị thu phí tự động như đã nêu trong Quyết định 07). Bên cạnh đó, chủ phương tiện, có thể nộp tiền vào tài khoản thu phí qua hình thức nộp tiền vào ví điện tử, hoặc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Dự thảo cũng bổ sung quy định nộp phí theo tháng, quý. Chủ phương tiện cũng được sử dụng dịch vụ thu phí tự động khi chưa nộp tiền vào tài khoản giao thông, đơn vị thu phí sẽ ghi nợ và thông báo với chủ phương tiện; tối đa 10 ngày từ khi nhận thông báo, chủ phương tiện phải chuyển tiền trả phí. Trường hợp chủ phương tiện không nộp, đơn vị thu phí có quyền khởi kiện đòi nợ.
Ngoài ra, Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, cũng bổ sung quy định: Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng, tước bằng lái 1-3 tháng đối với người lái xe không hoàn thành đủ điều kiện để thu phí tự động mà đi vào làn thu phí tự động...
Từ tháng 1 đến tháng 3/2020, Bộ GTVT tổ chức 3 cuộc họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong đó, có 4 đơn vị của Bộ GTVT nhận hình thức phê bình nghiêm khắc và rút kinh nghiệm; Bộ trưởng Bộ GTVT và thứ trưởng phụ trách nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm.
Gánh nặng nợ vay dồn nén CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) ĐHCĐ thường niên 2020 vừa tổ chức của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) chỉ thông qua 2 tờ trình chuyển đổi trái phiếu và phương án phát hành thêm cổ phiếu. Đáng chú ý, CII lên kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng với giá 10.000 đồng/CP từ cổ đông hiện hữu với mục đích thanh toán toàn bộ...