Kiến nghị tạm ứng kinh phí để công ty vận hành metro Bến Thành – Suối Tiên hoạt động
Công ty TNHH Một Thành viên Đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ giải quyết khó khăn cho công ty, do tính chất cấp bách khi toàn bộ người lao động của công ty chưa được chi trả lương từ tháng 2/2022 đến nay và chưa được đóng các khoản bảo hiểm xã hội từ tháng 7/2021.
Đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên được các chuyên gia, kỹ sư của Nhà thầu Hitachi đã thực hiện các công đoạn kiểm tra kỹ thuật lần cuối cùng tại Nhật Bản. Ảnh tư liệu: MAUR/TTXVN phát
Công ty kiến nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến đồng thuận chủ trương cho UBND TP Hồ Chí Minh được tạm ứng kinh phí hoạt động cho công ty. Trước đó, trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về theo gỡ vướng mắc dự án metro Bến Thành – Suối Tiên gần đây, UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, Công ty Đường sắt đô thị số 1 đã hết kinh phí hoạt động từ tháng 8/2021, có nguy cơ gián đoạn thực hiện nhiệm vụ.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, dù Đề án thành lập Công ty Đường sắt đô thị số 1 do UBND TP Hồ Chí Minh trình và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nhưng khi triển khai trên thực tế thì gặp vướng mắc. Giải pháp duy nhất là tạm ứng sử dụng vốn điều lệ ban đầu được cấp là 14 tỷ đồng để hoạt động. Đến tháng 8/2021, công ty không còn bất kỳ nguồn kinh phí nào để hoạt động, lương và khoản bảo hiểm cho người lao động liên tục trong nhiều tháng không được chi trả.
UBND Thành phố đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chấp thuận cho TP Hồ Chí Minh được sử dụng ngân sách thành phố để bố trí kinh phí đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn chuẩn bị vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1.
Video đang HOT
Tháng 2/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh báo cáo Chính phủ cho phép bổ sung vốn điều lệ với điều kiện thực tế để đảm bảo nguồn lực cho công ty hoạt động. Trong khi đó, Bộ Tài chính đề nghị UBND Thành phố rà soát cơ sở pháp lý, khả năng cân đối ngân sách thành phố hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để bố trí đủ nguồn lực cho công ty trong giai đoạn chuẩn bị vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1; trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Do hai bộ có hướng dẫn khác nhau nên đến nay TP Hồ Chí Minh vẫn chưa thể giải quyết kinh phí cho doanh nghiệp này.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, dù phương án theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cần nhiều thời gian thực hiện, trong khi trình trạng và nhu cầu kinh phí cho công ty hiện đang rất cấp thiết. Công ty Đường sắt đô thị số 1 là lực lượng nòng cốt, cần duy trì ổn định, có đủ nguồn lực tài chính để tuyển dụng, cung cấp nhân sự cho dự án đào tạo, chuyển giao công nghệ. Do không có bất kỳ nguồn kinh phí nào từ tháng 8/2021 nên tình hình công ty hết sức khó khăn, có nguy cơ phải gián đoạn nhiệm vụ đang thực hiện.
Do vậy, UBND TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho Thành phố trước mắt được hỗ trợ tạm ứng kinh phí hoạt động cho công ty trong khi nghiên cứu tổ chức thực hiện hướng dẫn của các bộ hoặc trong cả giai đoạn chuẩn bị. Công ty có nghĩa vụ hoàn ứng dần tạm ứng khi tuyến metro số 1 hoàn thành, đi vào khai thác thương mại.
Công ty TNHH Một Thành viên Đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh được thành lập cuối năm 2015, là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh. Đây là công ty thành lập với mục tiêu chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quản lý, vận hành và bảo dưỡng dự án đường sắt đô thị khi hoàn thành chuyển giao.
Cuối tháng 5/2022, Tư vấn chung NJPT của dự án metro số 1 và Trường Cao đẳng Đường sắt đã ký kết hợp đồng triển khai hạng mục đào tạo vận hành cho 377 nhân viên Công ty Đường sắt đô thị số 1 (chiếm hơn 50% nhân viên công ty), bao gồm 58 kỹ thuật viên lái tàu, 19 kỹ thuật viên điều độ và 300 nhân viên nhà ga.
Liên quan đến dự án metro Bến Thành – Suối Tiên, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, thời gian hoàn thành dự án cần phải cập nhật và điều chỉnh lại do một số nguyên nhân như xử lý các nội dung tồn đọng chính của việc đàm phán, ký kết Phụ lục hợp đồng số 19 của Hợp đồng Tư vấn chung; ảnh hưởng do dịch COVID-19 và các vấn đề liên quan đến huy động nguồn lực.
Cuối tháng 4/2022, UBND TP Hồ Chí Minh đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận chủ trương cho phép UBND TP Hồ Chí Minh tiến hành thủ tục và phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Theo Quyết định năm 2019, thời điểm hoàn thành công trình đưa vào khai thác là quý IV/2021. Hiện dự án đã đạt 91% tổng tiến độ và Thành phố đang xin gia hạn thời gian hoàn thành thêm 2 năm, đến quý IV/2023.
Tăng cường bảo vệ, giữ gìn vật tư trên công trường metro Bến Thành - Suối Tiên
Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi các nhà thầu dự án tuyến metro số 1 TP Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên) về tăng cường công tác bảo vệ, giữ gìn vật tư thiết bị trên công trường đang thi công.
Hai toa tàu bị phun sơn vẽ tại Depot Long Bình: Ảnh Hạ Giang
Động thái này được đưa ra sau khi Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (chủ đầu tư dự án) nhận được thông tin về tình trạng mất mát một số vật tư phụ trên đường ray. Đặc biệt, ngày 11/6 vừa qua nhận được hình ảnh chụp đoàn tàu số 13 và 14 của nhà thầu Hitachi đang lưu trữ tại depot Long Bình bị vẽ phun sơn (graffiti).
Chủ đầu tư đề nghị các nhà thầu tăng cường công tác an ninh và bảo vệ vật tư, thiết bị đang lưu trữ hoặc đang thi công lắp đặt ở công trường, tránh bị mất cắp hay phá hoại trong tương lai. Trong khu vực depot Long Bình và các nhà ga, nơi tập trung nhiều vật tư, thiết bị, các nhà thầu xem xét gắn camera an ninh để theo dõi, giám sát trong quá trình thi công, lắp đặt và hỗ trợ công tác bảo vệ.
Trước đó, hai toa xe của các đoàn tàu số 13 và 14 đang lưu trữ tại depot Long Bình đã bị vẽ phun sơn với nhiều màu sắc khác nhau. Toàn bộ 17 đoàn tàu của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đều đã được nhập về và lưu trữ tại depot Long Bình.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu công ty Hitachi nhanh chóng nộp báo cáo, đánh giá mức độ hư hỏng thực tế và đề xuất giải pháp khắc phục tình hình sau sự cố đoàn tàu số 13 và 14 bị vẽ tranh phun sơn. Sau khi nhận được báo cáo đánh giá và kế hoạch khắc phục từ công ty Hitachi, đề nghị Liên danh NJPT (tư vấn chung) xem xét và đề xuất ý kiến cho chủ đầu tư.
Giữa tháng 5/2022, Công ty TNHH xây dựng Chan Chun, nhà thầu thi công đường ray thuộc gói thầu CP3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) của dự án metro Bến Thành - Suối Tiên cũng có báo cáo gửi công an TP Hồ Chí Minh về việc mất cắp khóa kẹp ray tàu.
Theo nhà thầu Chan Chun, công ty đã bị mất cắp hơn 13.000 khóa kẹp ray tàu trong tổng số hơn 20.000 khóa kẹp (ước tính khoảng 2/3 khóa). Nhà thầu bắt đầu xây dựng đường ray từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021. Từ tháng 11/2021, công ty không làm việc trong khu vực này, nhưng các nhà thầu khác vẫn làm việc. Phía trên đường ray có lắp các tấm thép để phương tiện của nhà thầu khác di chuyển thuận lợi.
Đây là khu vực thi công và vận hành thiết bị đường sắt nên phải có giấy phép mới được vào. Ngày 10/5, nhà thầu Chan Chun kiểm tra hiện trường và phát hiện các khóa kẹp ray tàu bị mất, chỉ còn sót lại một ít trên đường ray.
Một thập kỷ đợi chờ metro Bến Thành - Suối Tiên Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã hoàn thành 91% tổng khối lượng và đang tăng tốc thi công phần cơ điện. Metro Bến Thành - Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên thuộc hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM. Sau 10 năm khởi công với nhiều biến động kinh tế, xã hội, hiện dự án...