Kiến nghị sớm nâng cấp đường giao thông vùng tái định cư thủy điện Sơn La
Sau nhiều năm di dân, nhường đất để xây dựng công trình thủy điện Sơn La, cuộc sống của người dân tái định cư ở huyện Mai Sơn ( tỉnh Sơn La) đã dần ổn định.Tuy nhiên, đến nay, đường giao thông nội bản ở các điểm tái định cư đã xuống cấp nghiêm trọng.
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Tuyến đường từ bản tái định cư Quỳnh Tiến đến trung tâm xã Cò Nòi chưa được đầu tư, nâng cấp.
Năm 2007, hơn 50 hộ dân bản tái định cư Quỳnh Tiến được chuyển từ xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) về xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn để nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La. Tại nơi ở mới, họ được san nền, hỗ trợ xây dựng nhà, giao thông nội bản được rải cấp phối, cùng nhiều công trình khác. Trong 15 năm qua, cuộc sống của người dân đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, con đường nội bản đã xuống cấp nghiêm trọng khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Trưởng bản Hoàng Văn Nuôi thông tin, bản hiện có 72 hộ, với 355 nhân khẩu. Thời điểm di chuyển đến đây, bà con được Nhà nước đầu tư làm 12km đường nhựa nối từ Quốc lộ 6 đến đầu bản, nhưng một số đoạn đang xuống cấp. Ngoài ra, hơn 1km đường nội bản đã mới chỉ được rải đá cấp phối, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, mùa mưa xe máy không thể đi được. Cả bản có hơn 50ha mía, 7ha cây ăn quả, vì đường xấu nên giá nông sản của người dân chỉ bằng một nửa so với thị trường. Năm 2019, khi xã Cò Nòi đạt chuẩn nông thôn mới, chính quyền địa phương đã đến bản triển khai chương trình xây dựng đường giao thông theo hình thức Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp 70% tiền công và vật liệu, máy móc. Thu nhập của người dân trong bản chỉ đạt khoảng 17 triệu đồng/người/năm, nên không có vốn đối ứng để làm lại đường.
Bản Quỳnh Tiến còn có con đường mòn khác dẫn đến trung tâm xã Cò Nòi dài khoảng 6km. Người dân cũng kiến nghị nâng cấp tuyến đường này, vì vừa gần trung tâm xã, vừa vận chuyển nông sản thuận tiện hơn, nhưng chưa được giải quyết.
Đường giao thông tại bản tái định cư Quỳnh Tiến, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) chỉ được rải đá cấp phối.
Ông Điêu Chính Bẳng, Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Quỳnh Tiến cho biết, tại những cuộc tiếp xúc cử tri, bản đã kiến nghị lên các cấp và được trả lời là tuyến giao thông nội bản sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2 của “Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La”, nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư nâng cấp. Năm 2021, đoàn công tác của huyện, xã đã xuống khảo sát, nhưng tuyến đường nội bản vẫn chưa nằm trong kế hoạch thực hiện.
Bản Quỳnh Sơn, xã Cò Nòi hiện có 76 hộ dân. Người dân đang chăm sóc gần 50 ha mía, 8 ha cây ăn quả. Bản đã có 2,5km đường nhựa nối từ quốc lộ 6 vào bản, nhưng vẫn còn hơn 1km đường nội bản là đường đất đã xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà, sống trâu. Các tuyến đường nội bản thường trơn trượt khi mùa mưa đến, mùa hè thì bụi bặm.
Ông Hoàng Văn Thiệu, Trưởng bản Quỳnh Sơn chia sẻ, chúng tôi đã kiến nghị lên cấp trên để đầu tư nâng cấp tuyến đường này theo dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, việc triển khai giai đoạn 2 của dự án này đến bản có thể sẽ rất lâu. Trong các cuộc họp bản, bà con đã thống nhất, nếu như Nhà nước hỗ trợ xi măng theo chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân sẵn sàng góp sức, góp tiền để làm con đường đi lại thuận tiện hơn. Tuy nhiên, đến nay, bản vẫn chưa được hỗ trợ làm đường hay xi măng.
Chủ tịch UBND xã Cò Nòi Phạm Bá Tính nêu, trên địa bàn có 6 điểm tái định cư, các tuyến giao thông đến bản đã được nhựa hóa, nhưng các tuyến nội bản đã xuống cấp. Vì vậy, xã kiến nghị huyện và tỉnh sớm có chủ trương, tạo điều kiện để nhân dân góp tiền, góp sức hoàn thiện các tuyến nội bản ở các điểm tái định cư, qua đó, tạo điều kiện thông thương, giúp bà con phát triển kinh tế
Đường giao thông tại bản tái định cư Quỳnh Tiến, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) chỉ được rải đá cấp phối.
Theo UBND huyện Mai Sơn, thực hiện “Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” giai đoạn 2, huyện đã rà soát, kiểm tra các tuyến giao thông nội bản tại các điểm tái định trên địa bàn huyện để lên kế hoạch đầu tư nâng cấp.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và tái định cư huyện Mai Sơn thông tin, Mai Sơn hiện có 19 điểm tái định thủy điện Sơn La, hầu hết các tuyến đường nội bản đều xuống cấp, đến nay vẫn chưa được nâng cấp. Trong giai đoạn 2022-2025, huyện có 6 tuyến đường giao thông nội bản và một số công trình phụ trợ được phê duyệt đầu tư nâng cấp theo đề án. Đối với các bản chưa được đầu tư, huyện tiếp tục xem xét, đề nghị bổ sung nguồn kinh phí trong những năm tiếp theo để thực hiện nhằm đảo bảo đời sống cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Mai Sơn cho biết, thời gian qua, các nguồn thu của huyện hạn hẹp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong khi đó phải cân đối nguồn vốn để đầu tư cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch. Do vậy, việc làm đường giao thông nông thôn tại một số bản mà người dân kiến nghị hỗ trợ xi măng huyện chưa thể đáp ứng được.
Video đang HOT
Tuyến đường giao thông tại bản tái định cư Quỳnh Sơn, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) bị xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua Nghị quyết sửa đổi về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án thành phần thuộc đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề còn khó khăn, tồn đọng tại các điểm tái định cư trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết, dự án đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La gồm 355 dự án thành phần, đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong 355 dự án thành phần, toàn tỉnh có 271 dự án thành phần đường đến điểm tái định cư, đường ra khu sản xuất, đường nội bộ, đường nội đồng… với 576km. Huyện Mai Sơn sẽ được đầu tư 17 tuyến với gần 35km đường nội bản, liên bản, đường đến khu sản xuất.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan: Nên khuyến khích nông dân... mua máy bay để vào đất!
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhắc khéo các cơ quan chức năng TP nên khuyến khích nông dân... mua máy bay để vào đất nếu không tháo gỡ được việc đất phi nông nghiệp không tiếp giáp với đường giao thông, không được xây dựng công trình phụ trợ (XDCTPT), tại buổi đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân TP.HCM, ngày 7/1.
Ngay từ đầu, buổi đối thoại đã nóng nên chuyện XDCTPT. Hầu hết, ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân đều tập trung cho vấn đề này.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trao đổi với cán bộ, hội viên nông dân trong giờ giải lao. Ảnh: Trần Đáng
Luật cho phép, nông dân có quyền
Với vai trò cầm trịch tại buổi đối thoại, ngay từ đầu, ông Hoan đã cho rằng, về cơ bản, điều kiện nông thôn TP phát triển hơn hẳn các địa phương khác.
Nhưng, như ông Hoan cũng thừa nhận, còn rất nhiều tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở TP.
Ông Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi, một trong 3 huyện đang thí điểm XDCTPT cho biết, trong thời gian thí điểm vừa qua, Hội Nông dân huyện đã tư vấn, hướng dẫn cho 116 trường hợp XDCTPT.
Ngoài ra, hơn 396 cuộc với 12.950 lượt người dự thông tin, tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn cho 1.650 lượt nông dân, THT, HTX có nhu cầu.
"Một số trường hợp muốn XDCTPT nhưng lại không tiếp giáp với đường giao thông nên không được xem xét giải quyết, đã gây khó khăn cho bà con nông dân", ông Thuận thông tin.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM phát biểu chỉ đạo tại buổi đối thoại. Ảnh: Trần Đáng
Ông Thuận trình bày rõ thêm, có những khu đất không tiếp giáp với đường giao thông, nhưng trước và sau đất này là đất của dòng họ, anh em nên có thể tự mở đường đi lại.
Nhưng do theo quy định, khu đất không tiếp giáp với đường giao thông nên không được cơ quan chức năng giải quyết.
Ông Thuận kiến nghị, TP nên cho phép XDCTPT trên đất không tiếp giáp với đường giao thông.
Đồng ý kiến của ông Thuận là ông Huỳnh Ngữ Siêu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nhà Bè. Đây cũng là một địa phương đang thí điểm XDCTPT.
Theo ông Siêu, qua thời gian thí điểm còn xảy ra nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, có việc không cho phép đất không tiếp giáp với đường giao thông không được XDCTPT.
Ông Siêu kiến nghị, công trình không tiếp giáp đường giao thông nên được cho phép XDCTPT.
"Tui thấy lạ, có đường tiếp giáp thì cho làm, nhưng lại sợ biến tướng. Còn với những trường hợp không có đường tiếp giáp thì lại không cho XDCTPT. Lẽ ra phải mạnh dạn hơn. Ở trong đó có gì mà lo", ông Hoan thắc mắc.
Về vấn đề này, ông Phan Ngọc Phúc, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP cho biết, để giải quyết khó khăn về XDCTPT, Sở Kế hoạch - Kiến trúc đã thành lập tổ công tác để đến từng địa phương nắm bắt những khó khăn để giải quyết.
Ông Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi, kiến nghị tại buổi đối thoại. Ảnh: Trần Đáng.
Ông Hoan khẳng định, Luật Đất đai cho phép và nông dân có quyền XDCTPT trên đất phi nông nghiệp và nông nghiệp khác.
"Cá nhân tôi ủng hộ, đất không tiếp giáp đường giao thông cũng được XDCTPT", ông Hoan dứt khoát.
Theo ông Hoan, nếu không tháo gỡ được việc này, các cơ quan chức năng nên khuyến khích bà con nông dân... mua máy bay để vào đất!
Tiếp tục hỗ trợ lãi vay cho nông dân
Tại buổi đối thoại, vấn đề hỗ trợ lãi vay theo QĐ 655 của UBND TP về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng khá nóng.
Theo ông Thuận, về vấn đề này, TP sớm giải ngân kinh phí hỗ trợ lãi vay từ 6/2020 - 31/12/2021 cho người dân ở huyện Củ Chi với số tiền 64 tỷ đồng.
Ông Thuận cũng kiến nghị, TP cũng sớm ban hành chính sách hỗ trợ lãi vay mới để góp phần khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP.
Một công trình phụ nuôi cá kiểng của nông dân trên địa bàn huyện Bình Chánh. Ảnh: Trần Đáng
Về QĐ 655, bà Lê Thị Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn còn cho biết, theo QĐ 655, dự án phải phù hợp với quy hoạch là nông nghiệp mới được hỗ trợ vốn vay.
"Đây là quy định gây cản trở cho Hóc Môn", bà Thanh cho biết.
Bà Thanh giải thích, hiện tại huyện Hóc Môn, đất nông nghiệp đang xen cài trong khu dân cư rất nhiều.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế ngành (Sở KH-ĐT), về chương trình kích cầu của TP hiện hữu có 3 gói: Kích cầu đầu tư, kích cầu công nghiệp (Sở Công Thương) và kích cầu nông nghiệp (Sở NNPTNT).
Chương trình này đến hết năm 2020 đã hết hạn. Tuy nhiên, TP gia hạn đến tháng 12/2021. Theo chỉ đạo của TP, sẽ gộp 3 gói kích cầu thành 1.
Sắp tới, Sở KH-ĐT sẽ hoàn chỉnh nội dung chính sách hỗ trợ lãi vay mới để trình HĐND TP thông qua nhằm hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân.
"Đối với các dự án đã được phê duyệt và ngân sách đang hỗ trợ thì Sở KH-ĐT sẽ phối hợp với Sở Công Thương và Sở NNPTNT để chi trả", ông Tuấn cho biết.
Đông đảo cán bộ, hội viên nông dân đến đóng góp ý kiến, kiến nghị trong buổi đối thoại với lãnh đạo TP. Ảnh: Trần Đáng
Tham dự và chỉ đạo tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy cho biết, thời gian qua để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn, TP đã ban hành nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phó Bí thư Thành ủy chỉ đạo, TP cần khẩn trương thực hiện những vấn đề nông dân và doanh nghiệp đặt ra để giải quyết kịp thời hiệu quả những kiến nghị chính đáng của bà con nông dân.
ACV cần chuẩn bị kỹ phương án về vốn tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành Liên quan đến dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cần chuẩn bị kỹ phương án huy động vốn và sử dụng vốn; công tác đấu thầu phải thực hiện nghiêm theo quy định, không để xảy ra tiêu cực. Đây là chỉ đạo của ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy...