Kiến nghị Quốc hội cho phép trả hơn 4.000 tỷ GPMB cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
Chính phủ trình Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Tiếp tục kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) được Thủ tướng Chính phủ giao là chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo hình thức hợp đồng xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT).
Tại Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho Dự án.
Theo số liệu cập nhật của VIDIFI và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án khoảng 4.069 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ là kiến nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng của Bộ GTVT.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ nguồn vốn này được Chính phủ ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, gia cố đê, kè, xây dựng hồ đập, phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển…
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Chính phủ đã rất quan tâm, ưu tiên sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm để hỗ trợ các địa phương trong cả nước, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung, Miền núi phía Bắc, thực hiện các dự án thuộc tiêu chí này.
Riêng trong hai năm 2017, 2018, số vốn hỗ trợ các địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đạt trên 12,5 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Như vậy, việc dành một phần vốn ngân sách trung ương từ nguồn 10.000 tỷ đồng để thanh toán nợ hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ là khả thi, thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và nhằm triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng để bố trí cho dự án nêu trên của Bộ GTVT.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, để triển khai xây dựng, phần chi phí bồi thường GPMB cho dự án khoảng 4.069 tỷ đồng, VIDIFI đã phải vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để chuyển cho 4 địa phương gồm: Hà Nội 892 tỷ đồng, Hưng Yên 788 tỷ đồng, Hải Dương 992 tỷ đồng và Hải Phòng 1.397 tỷ đồng thực hiện công tác GPMB trong giai đoạn 2008 – 2010.
Đại diện chủ đầu tư nói và cho biết, đây phần tham gia trực tiếp của Nhà nước vào dự án. Do không thể bố trí vốn ngay, Nhà nước đã cam kết sẽ hoàn trả dần khoản tiền này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định 746/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, đến nay, theo đại diện chủ đầu tư, sau 10 năm thực hiện, VIDIFI vẫn chưa được Nhà nước hoàn trả kinh phí đền bù GPMB, tái định cư tại dự án như cam kết của Chính phủ trước đó. Không chỉ vậy, VIDIFI còn đang phải tiếp tục vay tín dụng ngân hàng để trả lãi cho các khoản tham gia, hỗ trợ của Nhà nước đã cam kết với lãi suất bình quân 10%/năm.
“Tính đến cuối năm 2018, chi phí lãi vay phát sinh thêm do các khoản hỗ trợ của Nhà nước chưa thực hiện được ước tính khoảng 800 tỷ đồng. Nếu việc hoàn trả của Nhà nước tiếp tục chậm sẽ dẫn đến phá vỡ phương án tài chính của dự án, doanh nghiệp dự án phá sản”, đại diện VIDIFI chia sẻ.
T.Bình
Theo Báo giao thông
Hưng Thắng Lợi tiếp tục gom 37 triệu cổ phiếu HAGL Agrico, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 10% vốn
Trả lời cổ đông về những thắc mắc liên quan đến Hưng Thắng Lợi, đại diện HAGL - ông Võ Trường Sơn - cho biết năm 2018 doanh thu Hưng Thắng Lợi giảm, sang năm 2019 thì mít có thể chưa thu lợi.
Theo thông tin phát đi từ HAGL Agrico (HNG), CTCP Hưng Thắng Lợi Gia Lai (Hưng Thắng Lợi) đã tiếp tục mua vào 37 triệu cổ phiếu HNG trong hai ngày 15 và 16/5/2019, mục đích nhằm đầu tư tài chính. Trong hai phiên giao dịch trên, mã HNG có giao dịch thỏa thuận tổng cộng 37 triệu cổ phiếu ở mức giá 16.300 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn đạt 603 tỷ đồng.
Đầu năm 2018, HNG cũng đã chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu cho Hưng Thắng Lợi để hoán đổi khoản nợ vay hơn 512 tỷ đồng (chốt tại 31/7/2017). Giai đoạn này, HNG đã phát hành 50 triệu cổ phiếu cho Hưng Thắng Lợi với giá bán 10.000 đồng/cp.
Như vậy, sau giao dịch lần này, tổng số sở hữu của Hưng Thắng Lợi tại HNG sẽ tăng từ 50 triệu lên 87 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu từ mức 5,6% tăng lên 9,8% vốn.
Liên quan đến Hưng Thắng Lợi, đầu năm qua HAGL (HAG) đã nhận chuyển nhượng 76,93 triệu cổ phiếu Hưng Thắng Lợi với giá 32.200 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị hơn 2.477 tỷ đồng với tỷ lệ dự kiến sở hữu là 98% vốn. Giao dịch giữa HAGL và Hưng Thắng Lợi cũng nhằm thực hiện qua phương thức bù trừ với các khoản nợ phải thu. Theo đó, Hưng Thắng Lợi (cùng với đơn vị sở hữu 100% vốn là Phát Triển Nông nghiệp Đại Thắng) trở thành công ty con của HAGL (tỷ lệ nắm giữ 98% vốn).
Giá trị hợp lý được xác định theo giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả có thể xác định được của Hưng Thắng Lợi tại ngày mua được trình bày dưới đây:
Nguồn: BCTN 2018 của HAGL.
Tính đến hiện tại, thông qua Hưng Thắng Lợi, HAGL sở hữu gián tiếp thêm cổ phần cũng như quyền tại HAGL Agrico.
Về Hưng Thắng Lợi Gia Lai, Công ty được thành lập ngày 12/10/2016 tại Gia Lai, chủ sở hữu là ông Dương Minh Thành. Trung tuần tháng 8/2017, Hưng Thắng Lợi đã thực hiện chuyển trụ sở về số 15 Trường Chinh, P. Phù Đồng, Tp. Pleiku, Gia Lai.
Ghi nhận tại BCTC 2018, Hưng Thắng Lợi xuất hiện với vai trò công ty có liên quan trong phần giao dịch với các bên liên quan với nội dung Cho mượn tạm 500 tỷ đồng, giao dịch này xuất hiện từ năm 2017. Đồng thời, Hưng Thắng Lợi cũng đang "vay" HAGL với hai khoản vay, bao gồm: (1) khoản vay 30 tỷ đồng, lãi vay hơn 10 tỷ và (2) khoản vay 12 tỷ đồng.
Trả lời cổ đông về những thắc mắc liên quan đến Hưng Thắng Lợi, đại diện HAGL - ông Võ Trường Sơn - cho biết năm 2018 doanh thu Hưng Thắng Lợi giảm, sang năm 2019 thì mít có thể chưa thu lợi. Tuy nhiên, Hưng Thắng Lợi nhìn dài hạn rất có tiềm năng với quỹ đất trồng cũng như tiến độ thu hoạch thời gian qua đã tạo nguồn vốn tiền đề phát triển cây ăn trái. Trong đó, nhận thấy chanh dây chỉ có giá trị ngắn ngày, Hưng Thắng Lợi đã chuyển sang cây dài ngày, bao gồm mít.
Trên thị trường, cổ phiếu HNG tích luỹ quanh vùng giá 15.000-16.000 đồng/cp.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Hưng Thắng Lợi Gia Lai nâng tỷ lệ sở hữu HNG lên gần 10% Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE:HNG) vừa cho biết Công ty Cổ phần Hưng Thắng Lợi Gia Lai đã tiếp tục mua vào 37 triệu cổ phiếu HNG trong hai ngày 15 và 16/5/2019, mục đích nhằm đầu tư tài chính. Hiện tại, thông qua Hưng Thắng Lợi, Hoàng Anh Gia Lai sở hữu...