Kiến nghị nhiều vấn đề sau vụ cựu Chủ tịch tỉnh nhận hối lộ, bảo kê cho “cát tặc” lộng hành
Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, ngoài các bị can đã bị khởi tố và đề nghị truy tố, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và tăng cường thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và quản lý khoáng sản.
Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”… xảy ra tại tỉnh An Giang, ngoài các bị can đã bị khởi tố và đề nghị truy tố, còn một số cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến vụ án ở các mức độ khác nhau, nhưng chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi sai phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận và có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại bản kết luận điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và tăng cường thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực này.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình (trái) và cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư.
Theo kiến nghị của cơ quan điều tra, trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản vẫn còn có tình trạng buông lỏng, móc ngoặc giữa doanh nghiệp với các cá nhân được giao làm công tác quản lý.
Qua công tác điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kiến nghị UBND tỉnh, thành phố và các sở, ngành liên quan một số nội dung sau để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát san lấp):
Video đang HOT
Thứ nhất, chấp hành nghiêm quy định quản lý hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Luật Khoáng sản. Chấp hành nghiêm các Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản và các quy định của pháp luật có liên quan. Rà soát để phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
Bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68, bên trái) và bị can Võ Truyền Thống (Phó Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68).
Thứ hai, tăng cường quản lý đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt là cát xây dựng. Đồng thời, kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với hoạt động cấp phép, khai thác, kinh doanh và sử dụng cát lòng sông, đặc biệt chú ý đến tác động xấu đến môi trường và việc gây sạt lở, sụt, lún bờ sông khi khai thác. Khuyến khích, tăng cường sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên (sử dụng tro, xỉ làm vật liệu san lấp), qua đó khắc phục tình trạng khan hiếm cát san lấp xây dựng ở một số địa phương.
Thứ ba, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường đến người dân, doanh nghiệp và tổ chức có liên quan. Rà soát các quy định còn bất cập trong quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp. Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng, tạo điều kiện để các tổ chức hoạt động khoáng sản tuân thủ quy định của pháp luật.
Thứ tư, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khoáng sản theo quy định; có giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ lượng khai thác; việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, trách nhiệm đối với địa phương của các tổ chức hoạt động khoáng sản trên địa bàn; chủ động phối hợp với UBND các tỉnh giáp ranh thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Như Báo CAND đã phản ánh, trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68) về ba tội gồm: “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Rửa tiền”.
Bị can Trần Anh Thư (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) và bị can Nguyễn Việt Trí (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Bị can Nguyễn Thanh Bình (cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 40 bị can khác
'Công an Hà Nội không bao giờ chấp nhận cán bộ bảo kê, tiếp tay cho cát tặc'
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định, không bao giờ chấp nhận cán bộ thực thi nhiệm vụ mà làm ngơ, tiếp tay, bảo kê cho 'cát tặc'.
Chiều 3/10, tại buổi họp báo thường kỳ do UBND TP Hà Nội tổ chức, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã trả lời vấn đề báo chí quan tâm về nạn "cát tặc" trên sông Hồng.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Bộ Công an, lãnh đạo thành phố giao lực lượng Công an TP Hà Nội làm chủ công phối hợp với các đơn vị đưa ra nhiều kế hoạch, giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm tình trạng bến bãi không hợp pháp.
Theo đó, Công an TP Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch và giao Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp với Công an các quận, huyện để đấu tranh với tội phạm này.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội. Ảnh: Quang Phong
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng khẳng định, Công an TP Hà Nội đã quyết liệt xử lý vấn đề này. Ông dẫn chứng, ngày 17/7/2024, Công an TP đã xác lập chuyên án để bắt giữ toàn bộ số đối tượng khai thác cát và đem đi bán tại địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội.
"Vụ án này đang được điều tra mở rộng để xét xử điểm. Các công ty và các đối tượng này đều ở Vĩnh Phúc, là người Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Không có đối tượng nào liên quan đến Hà Nội", Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng nói.
Cụ thể, với chuyên án trên, Công an TP Hà Nội đã bắt, khởi tố và tạm giam 9 đối tượng; thu 2 tàu hút, 2 máy xúc và 9000 m3 cát trị giá hơn 700 triệu đồng và một súng thể thao.
Với thông tin báo chí phản ánh về việc khai thác cát trái phép trên sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín và Thanh Trì, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đây là địa bàn giáp ranh với tỉnh Hưng Yên.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, bên kia sông Hồng thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) cũng có mỏ cát nên các đối tượng lợi dụng địa bàn giáp ranh để "chạy sang" địa bàn tỉnh khác khi bị truy quét. Trong khi việc định vị cụ thể hành vi vi phạm trên sông, lực lượng Công an phải mời Sở Tài nguyên Môi trường xác định.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng khẳng định, thời gian qua Công an TP Hà Nội đã quyết liệt đấu tranh với "cát tặc", được lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận.
"Công an Thủ đô không bao giờ chấp nhận cán bộ thực thi nhiệm vụ mà làm ngơ, tiếp tay, bảo kê", Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng nói và cho biết, bất kỳ trường hợp nào vi phạm cũng phải xử lý nghiêm.
Trấn áp 'đầu gấu' ở chợ đầu mối Thời gian qua, Công an TP.HCM liên tục triệt phá nhiều băng nhóm bảo kê, cho vay nặng lãi, nhận hối lộ xảy ra tại một số chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM. Lãnh đạo Công an TP.HCM nhìn nhận, thời gian qua trên địa bàn TP.HCM, các chợ đầu mối là địa bàn hết sức phức tạp, luôn tiềm ẩn nhiều...