Kiến nghị mở rộng cửa khẩu An Dương
Ngày 18-7, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã giao Sở GTVT xem xét đề xuất phương án thực hiện mở rộng cửa khẩu An Dương, trên đê sông Hồng (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ). Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và an toàn công trình thủy lợi, thống nhất báo cáo UBND TP.
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Đỗ Anh Tuấn, những năm qua, tại các cửa khẩu trên tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm, nhất là cửa khẩu An Dương, phường Yên Phụ, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ. Người dân liên tục kiến nghị, đề xuất mở rộng cửa khẩu do đây là vị trí nút giao của nhiều tuyến đường (đường Thanh Niên, đường Yên Phụ, đường Nghi Tàm, phố An Dương, phố Yên Phụ, đường 5m), có mật độ giao thông rất cao, đặc biệt vào các giờ cao điểm.
Theo ANTD
Quảng Ninh: Chính quyền ép dân "chữa cháy" cho doanh nghiệp?
Hơn 600 tiểu thương chợ Hải Hà (Quảng Ninh) kiên quyết từ chối bỏ chợ cũ sang chợ mới. Người dân cho rằng chính quyền sở tại cố tình ép họ vào chợ mới chỉ để "chữa cháy" cho doanh nghiệp mà không vì quyền lợi của tiểu thương.
Sau cháy chợ là "chủ trương" xóa chợ
Chợ trung tâm Hải Hà ( thuộc thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà) được xây dựng đi vào hoạt động hơn 20 năm nay và đã trở thành chợ truyền thống của miền đông tỉnh Quảng Ninh, nguồn sống của hơn 600 tiểu thương.
Năm 2008, tỉnh Quảng Ninh có phương án nâng cấp chợ trung tâm Hải Hà. Việc làm này nằm trong chủ trương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Hải Hà đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.
Bà con tiểu thương nơi đây nhận được tin đã đồng lòng cùng nâng cấp chợ . Tuy nhiên chủ trương này chưa kịp thực thi thì đã có chủ trương khác gây bất lợi cho tiểu thương trong việc buôn bán. Thay vì nâng cấp chợ lên cho đúng với quy mô, tầm vóc thì lại là chính sách xóa chợ, thay địa điểm.
Video đang HOT
Chợ trung tâm Hải Hà truyền thống vừa được tiểu thương sửa chữa khang trang sau vụ cháy
Cụ thể vào tháng 9/2010, cơ quan chức năng phê duyệt cho Công ty TNHH Đức Dương khởi công xây dựng Trung tâm thương mại, với quy mô lớn, hứa hẹn một công trình hiện đại, sầm uất.
Đến tháng 10/2011, Trung tâm thương mại Hải Hà có cấu trúc 3 tầng nằm bên khu đô thị mới của doanh nghiệp được hoàn tất. Tuy nhiên sau khi xây dựng và đi vào hoạt động, trung tâm không thu hút được người dân vào kinh doanh dẫn đến tình trạng, nhà to, đường lớn nhưng hoang vắng.
Bất ngờ ngày 8/6/2012, huyện Hải Hà gửi thông báo đến tất cả các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ trung tâm có mặt để họp bàn việc di chuyển từ chợ truyền thống sang Trung tâm thương mại của công ty Đức Dương. Trước đó 10 ngày Trung tâm thương mại đã nhanh chóng được đổi tên thành chợ trung tâm Hải Hà dưới sự cho phép của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Cuộc họp bất thường có 200 tiểu thương tham gia nhưng không được tiểu thương nhất trí, bởi chủ trương dời vào trung tâm thương mại đi ngược lại nguyện vọng của người lao động. Sau cuộc họp bàn bất thành, tiểu thương liên tục kiến nghị huyện để họ được ở chợ cũ. Tuy nhiên kiên quyết chuyển chợ, huyện thông báo:"Nếu các hộ kinh doanh tại chợ cũ không đăng ký kinh doanh tại chợ mới nghĩa là các hộ đó không còn nguyện vọng kinh doanh tiếp".
Ngày 24/9/2012, hàng trăm tiểu thương tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị tỉnh can thiệp. Sau 2 ngày 2 đêm, sáng 26/9/2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định tạm dừng việc ép tiểu thương vào chợ mới, đồng thời lập đoàn thanh tra dự án trung tâm thương mại.
BQL chợ không ký hợp đồng tiếp cho tiêu thương, liên tục ép dân bỏ chợ nhưng thuế thì vẫn thu đều đặn
Tin vui chưa được rõ ràng thì vào 19h ngày 25/10/2013, tại khu C của chợ xảy ra vụ hỏa hoạn thiêu rụi 180 quầy hàng hóa của tiểu thương, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Người dân tố chợ bị đốt, cơ quan chức năng kết luận bị chập điện mặc dù thời điểm xảy ra cháy hệ thống điện đã được ngắt. Trước mất mát đó, chính quyền hứa cho tiểu thương tự khắc phục xây dựng lại ki ốt để buôn bán. Người dân sau cháy chợ đã vay mượn kinh phí quay lại kinh doanh, sinh sống.
Khoảng 2 tháng sau vụ cháy chợ, huyện lại tiếp tục "thất hứa", tiếp tục ra lệnh yêu cầu tiểu thương chuyển chợ cũ sang trung tâm thương mại để hình thành chợ mới. Kèm theo chủ trương này là dự án "xóa" chợ truyền thống Hải Hà vĩnh viễn để xây dựng dải cây xanh trung tâm.
"Ý chí của doanh nghiệp chứ không phải nguyện vọng của dân"
Trao đổi với PV Dân trí về lý do vì 600 tiểu thương quyết "sống chết bám chợ" cũ mà không di dời sang Trung tâm thương mại (tức chợ trung tâm Hải Hà mới), tiểu thương Phan Thị Bích Ngọc, 58 tuổi phản ánh:" Trung tâm thương mại xây theo ý chí của doanh nghiệp chứ không phải theo nguyện vọng của dân. Một tòa nhà 3 tầng, với thiết kế các ki ốt bé xíu, không đầy 10 mét vuông làm sao có thể phù hợp với chợ dân sinh truyền thống. Bây giờ nhét hết tiểu thương lên tầng 2, tầng 3 như cái lô cốt ở nơi vắng dân cư thì buôn bán cho ai."
Ki ốt chỉ không đầy 10 mét vuông của trung tâm thương mại nhưng có giá cao hơn nhiều lần với chợ cũ
Chị Lâm Thị Lượt, tiểu thương kinh doanh hàng gia dụng, lý giải thêm: "Lý do mà chúng tôi phản đối là khi xây dựng chẳng ai thông báo hay trưng cầu nguyện vọng của tiểu thương. Cứ xây lên để làm trung tâm thương mại đến khi không đủ quy chuẩn thì quay ra cải thành chợ rồi bắt tiểu thương gánh trách nhiệm. Vị trí, kết cấu bất lợi đã thế giá cho thuê lại cao gấp 5 chợ cũ (khoảng 130 nghìn đồng/m2, chợ cũ chỉ 22 nghìn/m2). Thử hỏi vậy có phải là bắt dân chịu trách nhiệm cho sai sót của doanh nghiệp không?"
Vì những lý do đó, tiểu thương Hải Hà vẫn quyết bảo vệ chợ cũ để kinh doanh. Về phía cơ quan chức năng địa phương vẫn tiếp tục ra thông báo đối thoại để buộc dân sang chợ mới. Tuy nhiên cuộc đối thoại theo thời gian càng ít dần người tham gia và càng lúc càng căng thẳng.
Tại buổi đối thoại ba bên chính quyền, doanh nghiệp và tiểu thương ngày 9/12/2013 chỉ có khoảng 40 tiểu thương tham dự còn hơn 200 tiểu thương kéo lên Trung ương kiến nghị. Ngày 14/12/2013, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Thông đã buộc phải chỉ đạo huyện Hải Hà không được dùng biện pháp thúc ép dân sang chợ mới mà phải để dân tự nguyện. Theo đó, vẫn duy trì 2 chợ, giao UBND huyện tiếp tục ký hợp đồng kinh doanh với tiểu thương, đồng thời báo cáo Thường trực tỉnh ủy về đề nghị giữ lại chợ cũ của tiểu thương.
Trung tâm thương mại "chết yểu" được chuyển sang chợ dân sinh để ép dân "chữa cháy"
Cuối tháng 12/2013, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh chỉ đạo cơ quan chức năng phải giải quyết thỏa đáng kiến nghị chính đáng của dân đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Xây dựng phương án quản lý cả chợ cũ và chợ mới đảm bảo công khai, minh bạch để người dân so sánh, lựa chọn phương án quản lý. Cơ quan chức năng làm rõ kiến nghị nghi vấn cháy chợ của dân; chấn chỉnh hoạt động của công ty Đức Dương trong tổ chức quản lý kinh doanh chợ, thái độ với dân.
Chỉ đạo là vậy nhưng thực tế là từ tháng 5/2014 đến nay, chủ trương hối thúc người dân di chuyển chợ được địa phương phát liên tục trên loa phát thanh mà hạn cuối nhà chức trách chốt lại là ngày 26/6. Trước tình hình đó tối 25/6, hàng trăm tiểu thương tập trung ở các lối vào chợ để giữ chợ. Điện bị cắt người dân đốt đèn kinh doanh nhất quyết không chuyển sang chợ mới. Cuộc giằng co không khoan nhượng giữa người dân và chính quyền cùng doanh nghiệp ngày một đẩy lên đỉnh điểm.
Nhiều tiểu thương vào chợ mới kinh doanh nhưng cả ngày chỉ biết ngồi nhìn nhau bởi không có người mua
Để tìm hiểu vấn đề này, PV Dân trí đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Hải Hà. Ông Kim Văn Chiến, Phó chủ tịch UBND huyện Hải Hà cho biết: tất cả các chủ trương huyện thực hiện trong việc thúc dân phải sang chợ mới là làm theo chỉ đạo của tỉnh.
Tại buổi làm việc ông Chiến cũng thừa nhận: chợ trung tâm Hải Hà là chợ dân sinh truyền thống của địa phương hoạt động rất hiệu quả hàng chục năm nay. Tiểu thương kinh doanh tốt, thực hiện đóng thuế đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên khi PV Dân trí đặt câu hỏi về việc di chuyển chợ có thực sự cần thiết, có hợp lý với tình hình kinh doanh của tiểu thương, cũng như phát triển kinh tế của địa phương hay không thì ông phó chủ tịch huyện Hải Hà sau hồi im lặng "xin từ chối trả lời".
Thu Hằng
Theo Dantri
Tổng Bí thư: Phải tỉnh táo, kiên trì với người láng giềng "ăn đời ở kiếp" "Cuộc đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa rất lâu dài, khó khăn, phức tạp, sai một ly có thể đi một dặm. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, kiên trì, không để sai lầm ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của đất nước" - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói. Câu chuyện về Biển Đông tiếp tục "đốt...