Kiến nghị miễn một số khoản thu thi hành án
Ngày 1.3, tại TP.HCM, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm “Góp ý xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn thi hành án đối với một số khoản thu cho ngân sách nhà nước không có điều kiện thi hành”.
Nói về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Nguyễn Thanh Thủy cho biết: Thống kê của các cơ quan THADS hiện cả nước còn trên 288.000 việc THADS với khoảng 30.000 tỉ đồng chưa được tổ chức thi hành dứt điểm. Trong đó, khoảng 48.000 việc, tương ứng với số tiền gần 700 tỉ đồng – là khoản thu cho ngân sách nhà nước không có điều kiện thi hành tính đến ngày luật THADS có hiệu lực (1.7.2009).
Cơ quan THA tổ chức cưỡng chế thi hành án – Ảnh: Diệp Đức Minh
Số việc dưới 5 năm là 30.496 việc, với số tiền còn phải thi hành án là trên 363 tỉ đồng. Số việc từ 3 đến 10 năm là 12.835 việc, với số tiền 187 tỉ đồng số việc trên 10 năm là 4.503 việc, số tiền còn phải thi hành trên 142 tỉ đồng. “Theo đó, đối với số việc không có điều kiện thi hành này, theo quy định của pháp luật, cơ quan THADS vẫn phải theo dõi, xác minh, đôn đốc THA từ đó dẫn đến tốn kém công sức, kinh phí từ ngân sách nhà nước”, ông Thủy cho biết.
Trước đó, để xử lý việc THADS tồn đọng, Quốc hội đã miễn THADS đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước có giá trị không quá 500.000 đồng. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính cho biết thêm, hằng năm chi phí dùng để xác minh, rà soát án tồn đọng ngốn khoảng 60 tỉ đồng, trong khi không thu được khoản tiền nào thêm. Do vậy, Bộ Tư pháp đã kiến nghị Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về vấn đề này. Nhiều đại biểu tham dự hội nghị đồng tình với việc ban hành nghị quyết và cũng góp nhiều ý kiến để dự thảo hoàn thiện hơn.
Đề nghị miễn Thi hành án khoản thu cho ngân sách Nhà nước đối với các loại việc sau:
Việc THADS đã có quyết định THA trước ngày 1.7.2009 nhưng không có điều kiện thi hành gồm: Người phải THA là cá nhân thuộc diện hộ nghèo hoặc không thuộc diện hộ nghèo nhưng bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, mất khả năng lao động, bệnh hiểm nghèo nên không có điều kiện THA Cơ quan THADS đã tiến hành xác minh nhưng không xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải THA trong thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ ngày ra quyết định THA Người phải THA là doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế đã giải thể hoặc ngừng hoạt động nhưng không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp và người nhận chuyển giao quyền, nghĩa vụ THA theo quy định của luật THADS Người phải THA có quốc tịch nước ngoài đã xuất cảnh nhưng không có tài sản ở Việt Nam và đã thực hiện việc tương trợ tư pháp để xác định địa chỉ, tài sản của họ ở nước ngoài nhưng không có kết quả Việc THA đối với khoản thu cho ngân sách nhà nước trong các bản án hình sự về hành vi phạm tội trước đây, nay theo quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự (công bố ngày 29.6.2009) không được coi là tội phạm.
Theo TNO
Đề xuất thành lập "Ban thi hành án" Vinashin
Tại Hội nghị Triển khai công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2013, bà Vũ Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, cho biết vụ án Vinashin có số lượng tài sản lớn, tập trung ở nhiều địa phương nên việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn.
Theo quy định hiện nay, cả nước có gần 700 đơn vị THADS cấp huyện và 63 đơn vị cấp tỉnh, chưa có cấp T.Ư. Điều này khiến việc thi hành những bản án lớn, có quy mô rộng, tài sản nằm rải rác gặp rất nhiều khó khăn.
Theo bản án phúc thẩm được TAND tối cao tuyên hồi tháng 8.2012, các bị cáo trong vụ án "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Vinashin phải bồi thường số tiền lên tới trên 1.000 tỉ đồng. Trong đó Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc) và Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban Kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin-Vinashinlines) phải liên đới bồi thường cho Vinashinlines mỗi bị cáo hơn 495 tỉ đồng. Ngoài ra, Phạm Thanh Bình và một số bị can khác phải bồi thường cho nhiều công ty khác nhau số tiền hàng chục tỉ đồng. "Từ kinh nghiệm thành lập Ban Chỉ đạo Epco - Minh Phụng có thể cân nhắc việc thành lập ở cấp T.Ư Ban chỉ đạo để chỉ đạo những vụ việc thi hành án lớn, phức tạp, có tầm cỡ như vụ Vinashin", bà Dung đề xuất.
* Nhà máy đóng tàu Hyundai - Vinashin (HVS) tại Khánh Hòa cho biết, từ tháng 10.2012 đến nay, do khối lượng công việc ngày càng ít nên HVS đã cho công nhân nghỉ việc luân phiên. Bình quân mỗi ngày có khoảng 700/3.500 lao động tại nhà máy nghỉ việc; bên cạnh đó, có nhiều công nhân hợp đồng ngắn hạn đã được HVS cho nghỉ chờ việc cách đây 3 tháng. Theo HVS, dự kiến đến hết tháng 6.2013 số công nhân nghỉ việc sẽ khoảng 2.000 người, chưa kể hơn 1.000 lao động của các nhà thầu phụ khác đã nghỉ việc từ trước. Trong quá trình nghỉ việc, các công nhân được HVS trả 70% mức lương cơ bản và hỗ trợ thêm 200.000 đồng sinh hoạt phí mỗi người.
Theo TNO
Khai trừ Đảng một nguyên trưởng phòng nghiệp vụ thi hành án dân sự Ngày 13.12, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Bình Thuận cho biết đã phối hợp với Chi bộ Cục thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Thuận đến tận Trại tạm giam Công an TP.Phan Thiết để triển khai quyết định (số 1625) khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Phạm Thị Thành, nguyên Trưởng phòng nghiệp vụ, Chấp hành...