Kiến nghị làm rõ vai trò của ông Trần Bắc Hà
Tại tòa, đại diện Viện KSND TPHCM kiến nghị HĐXX tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của ông Trần Bắc Hà và các lãnh đạo BIDV liên quan đến vụ án Phạm Công Danh để không bỏ lọt tội phạm.
Lãnh đạo BIDV lần đầu tiên xuất hiện tại tòa
Chiều 11/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và 44 người khác về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, Danh chỉ đạo cấp dưới sử dụng pháp nhân 6 công ty làm hồ sơ khống vay 1.800 tỉ đồng của Sacombank, Danh dùng số tiền này trả nợ hai khoản vay của BIDV từ năm 2012.
Để làm rõ hai khoản vay này, đại diện Viện KSND đã mời ông Đoàn Ánh Sáng (Phó tổng giám đốc BIDV) lên thẩm vấn. Lần đầu xuất hiện sau nhiều lần tòa triệu tập, ông Sáng cho biết đã chuyển đến địa chỉ mới sống nên không nhận được văn bản của toà. Ông này khẳng định trước đó có cho Tập đoàn Thiên Thanh vay hai khoản, gồm 2.600 tỉ đồng từ 2012 chứ không phải cho các công ty do Danh thành lập vay.
Ông Đoàn Ánh Sáng lần đầu xuất hiện tại tòa sau nhiều lần triệu tập.
Viện KSND liền đặt câu hỏi: “Hiện các cơ quan tố tụng đã chứng minh được đường đi của khoản tiền 1.800 tỉ đồng. Giả sử chúng tôi xác định đây là tiền do ông Danh phạm tội mà có, ông nghĩ gì về việc này?”.
Ông Sáng nói: “Chúng tôi không biết nguồn tiền này ở đâu, đến hạn thì chúng tôi thu”.
Đồng thời, Phó tổng giám đốc Sáng giải thích, tiền về tài khoản của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đang có nợ không trả nên ngân hàng phải thu hồi.
Video đang HOT
Theo Viện KSND, truy thu như thế nào thì cơ quan tố tụng và HĐXX sẽ xem xét. Trong những ngày tiếp theo, để làm rõ gói vay 4.700 tỉ đồng của ông Danh tại BIDV, yêu cầu ông Sáng có mặt tại tòa.
Trước đó, Viện KSND hỏi ông Danh về việc Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) có biết hay không biết việc vay 1.800 tỉ đồng của Sacombank để trả hai khoản vay cho BIDV?
Ông Danh nói ” do thời gian quá lâu ông không rõ” nhưng hầu hết các khoản vay đều giao cho Phan Thành Mai.
Bị hỏi về 2 lần vay tiền của BIDV là khoản vay cá nhân? Bị cáo Mai nói: “Không nhớ rõ vay cá nhân hay tập đoàn Thiên Thanh vay nhưng được biết sau này anh Danh dùng chi chăm sóc khách hàng nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng VNCB.
Liên quan đến việc phê duyệt cho ông Danh sử dụng 12 pháp nhân vay 4.700 tỉ đồng dẫn đến thiệt hại 2.550 tỉ đồng của VNCB, HĐXX đã triệu tập ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng BIDV), ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang đến tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng. Tuy nhiên, những người này đều có đơn xin vắng mặt.
Tại tòa, đại diện Viện KSND TPHCM kiến nghị HĐXX tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của những người này để không bỏ lọt tội phạm.
Phạm Công Danh xin xem xét cho nhóm giám đốc “bù nhìn”
Cũng trong phiên tòa chiều 11/1,luật sư Nguyễn Tuấn Khanh bào chữa cho 4 bị cáo trong nhóm nhân viên được Danh đưa lên làm giám đốc, gồm Nguyễn An Vinh (GĐ Công ty Nhất Nhất Vinh), Nguyễn Ngọc Thái (GĐ Công ty Quốc Thắng), Lê Đài (GĐ Công ty Bảo Gia), Lê Duy Lương (GĐ Công ty Thành Công).
Luật sư cho biết, đối với việc ký vào hồ sơ để vay vốn, các bị cáo chỉ biết ký chứ không biết ký để làm gì và không sử dụng số tiền đó.
Phạm Công Danh xin xem xét cho nhóm giám đốc “bù nhìn”.
Bị cáo Nguyễn An Vinh khai chỉ đứng tên giúp và không hưởng lợi. Vợ của Vinh mới là nhân viên tập đoàn Thiên Thanh và được ông Danh nhờ. Do sợ ảnh hưởng công việc của vợ bị cáo tại tập đoàn Thiên Thanh nên Vinh mới làm theo. Ngoài ra, bị cáo nghe nói là chỉ đứng tên và ký tên giúp chứ không làm gì nên bị cáo đồng ý. Toàn bộ số tiền bị cáo ký, bị cáo không biết chuyển về đâu và bị cáo không sử dụng.
Bị can Lê Duy Lương khai không sử dụng khoản tiền 255 tỉ đồng và mong tòa xem xét.
Đứng lên tiếp lời, bị cáo Phạm Công Danh nói: “Thưa HĐXX là họ đã hoàn toàn đúng. Nhưng bị cáo xin bổ sung thêm là lúc thành lập các công ty đó là vì tôi cần mở thêm các công ty con thôi. Việc bị cáo hỗ trợ thêm lương cũng là từ bản thân bị cáo mong muốn hỗ trợ thôi chứ không áp đặt họ. Khi họ ký tên thì họ cũng không biết ký tên vào giấy tờ gì. Bị cáo nhận lỗi và bị cáo là người sử dụng các đồng tiền đó. Bị cáo mong HĐXX xem xét cho họ vì hoàn cảnh của họ rất khó khăn, vì tin tưởng tôi mà giúp đỡ”.
Xuân Duy
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng khẳng định không chỉ đạo cấp dưới làm sai
Ông Vũ Hồng Chương khai phải ký chuyển tiền vì "mệnh lệnh" cấp trên dù biết vi phạm quy định, tuy nhiên ông Đinh La Thăng lại khẳng định luôn chỉ đạo cấp dưới làm đúng pháp luật.
Bị cáo Vũ Hồng Chương khai chuyển tiền theo mệnh lệnh của cấp trên dù biết vi phạm quy định
Sáng 11.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC), bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại PVN và PVC.
Tại phiên xử sáng nay, các luật sư tiếp tục đặt câu hỏi cho các bị cáo, trong đó có bị cáo Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2).
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (Dự án Thái Bình 2), bị cáo Vũ Hồng Chương biết rõ hợp đồng EPC số 33 (hợp đồng thực hiện dự án Thái Bình 2) được ký trái quy định nhưng vẫn lập các thủ tục chi tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỉ đồng.
Trả lời câu hỏi luật sư về việc tạm ứng tiền cho PVC, bị cáo Chương khai, bị cáo đã báo cáo về những khó khăn nhưng tập đoàn vẫn yêu cầu chuyển tiền tạm ứng. Ông buộc phải làm thủ tục chuyển tiền theo yêu cầu lãnh đạo vì là đơn vị phụ thuộc, là cấp dưới nên thực thi mệnh lệnh cấp trên.
"Trước sức ép của công việc, áp lực "trên đe dưới búa" do tính quyết liệt của lãnh đạo tập đoàn, tôi là mắt xích nhỏ của tập đoàn nên phải nhận lệnh. Điều đó dẫn đến quyết định sai. Tôi thực thi mệnh lệnh và ký chuyển tiền, dù tôi biết vi phạm nghị định 48 của Chính phủ. Còn nếu không ký thì họ sẽ nói tôi thế này thế kia, nhưng nhiễu nhà thầu thì bất lợi cho tôi hơn. Tôi bắt buộc phải ký" - bị cáo Vũ Hồng Chương nói.
"Với vị trí trưởng ban quản lý dự án, theo ông nếu ông không chuyển tiền cho PVC thì có vi phạm điều lệ tập đoàn hay không?" - luật sư Nguyễn Thế Truyền hỏi. Bị cáo Chương vẫn trả lời, phải thực hiện theo mệnh lệnh dù biết là vi phạm.
Ngay sau đó, luật sư Truyền đã đề nghị HĐXX cho gọi bị cáo Đinh La Thăng để đối chất về lời khai của ông Chương. Câu hỏi luật sư đặt ra với bị cáo Đinh La Thăng: Ông Vũ Hồng Chương không chuyển tiền tạm ứng thì có vi phạm quy chế của tập đoàn hay các quy định liên quan hay không?
Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa
Trả lời câu hỏi trên, ông Đinh La Thăng cho biết đã lắng nghe ý kiến của nhiều bị cáo, trong đó có phần trả lời của Vũ Hồng Chương. Tuy nhiên, lãnh đạo PVN khi triển khai dự án đều chỉ đạo làm đúng theo quy định pháp luật.
"Việc thúc ép thi công là cần thiết, tuy nhiên, trong tất cả chỉ đạo, quyết định của HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Ban Tổng giám đốc đều yêu cầu thực hiện theo đúng pháp luật, không vì bất cứ lý do nào mà làm sai, gây thiệt hại" - ông Đinh La Thăng khẳng định.
Theo Danviet
Trịnh Xuân Thanh khai gì về cuộc gặp "chuẩn bị 5 tỉ tiêu Tết"? Trả lời thẩm vấn, bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận việc chỉ đạo chiếm đoạt tiền tỉ để tiêu Tết, trong khi cấp dưới lại khai có cuộc gặp thỏa thuận tại phòng Thanh. Trịnh Xuân Thanh tại tòa Các bị cáo khai gì về cuộc gặp "chuẩn bị 5 tỉ tiêu Tết"? Sáng 11.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét...