Kiến nghị EVN giảm, miễn phí giá thuê cột điện treo cáp viễn thông
Sở TT&TT Quảng Nam và Lào Cai vừa đề nghị Bộ TT&TT làm việc với Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để giảm hoặc miễn phí giá cho thuê cột điện lực để treo cáp viễn thông cho phù hợp, bởi hiện giá thuê cột điện treo cáp vẫn quá cao.
Theo Sở TT&TT Quảng Nam, hiện nay đơn giá thuê cột điện tại Quảng Nam được áp dụng theo văn bản số 521/EVNCPC-VT&CNTT ngày 10/2/2011 của Tổng công ty Điện lực Miền Trung với mức thấp nhất là 20.114 đồng/sợi/cột/tháng.
Sở TT&TT Quảng Nam đề xuất miễn giảm phí thuê cột điện lực để treo cáp, cụ thể: Đối với vùng đồng bằng, trung du giảm mức đơn giá thuê, đối với vùng núi, vùng sâu, vùng khó khăn thì miễn giá thuê nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng
Có cùng ý kiến với Sở TT&TT Quảng Nam, Sở TT&TT Lào Cai cũng đề nghị Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công Thương, EVN xem xét, có chế độ ưu đãi thuê cột điện tại các vùng sâu, vùng xa cho các doanh nghiệp viễn thông treo cáp nhằm hạn chế việc xây dựng cột mới. Giúp cho việc giảm kinh phí đầu tư đối với những vùng mà doanh nghiệp viễn thông triển khai hạ tầng phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng.
Trong tháng 1, Bộ TT&TT sẽ làm việc với EVN về giá thuê cột điện treo cáp viễn thông
Trước các kiến nghị này, nguồn tin từ Bộ TT&TT cho hay, Bộ đã chỉ đạo Cục Viễn thông trong tháng 1/2021 sẽ tổ chức làm việc với EVN trong đó có nội dung về giá cho các doanh nghiệp viễn thông thuê cột điện lực để treo cáp viễn thông. Đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp viễn thông triển khai, cung cấp được các dịch vụ đến người dân nghèo, cận nghèo, vùng sâu vùng xa với mức giá phù hợp đồng thời bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng.
Ngoài ra, dự thảo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 đã xác định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng mạng lưới. Trong đó hỗ trợ một phần kinh phí để doanh nghiệp tự thiết lập hạ tầng hoặc thuê, mua hạ tầng của các đơn vị khác, trong đó có thuê cột treo cáp ở vùng miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, ở những vùng thực sự khó khăn, vùng biên giới hải đạo phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng.
Bộ TT&TT đã giao Cục Viễn thông chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông để lên danh sách các xã chưa có hạ tầng trạm 4G, chưa có hạ tầng Internet băng rộng để triển khai hạ tầng tại các tỉnh, thành phố và phương án triển khai, đầu tư hạ tầng, trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Nam, Lào Cai và nhiều tỉnh, thành khác.
Trong lĩnh vực truyền hình, theo đại diện Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) cho biết, từ năm 2015 tới nay, VNPayTV đã nhiều lần làm việc với EVN về đơn giá thuê cột điện treo cáp truyền hình và được EVN hỗ trợ giá 50% theo giá ban hành trong nhiều năm.
Video đang HOT
EVN đang thu được khoản tiền khổng lồ từ việc cho thuê cột điện treo cáp. (Ảnh minh họa: Internet)
Siêu lợi nhuận từ cho thuê cột điện
Câu chuyện EVN cho thuê cột điện treo cáp viễn thông, truyền hình với giá “cắt cổ” đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình từ hơn 10 năm trước.
Cụ thể, từ hồi năm 2008, EVN đã có văn bản số 4313/EVN-VT&CNTT-TCKT ngày 9/9/2008 về việc treo cáp thông tin của các nhà khai thác viễn thông trên cột điện thay thế cho văn bản số 5733 ban hành ngày 23/3/2004. So với mức giá cũ, giá thuê cột điện của EVN tăng từ 3,98 đến 8,08 lần.Vào thời điểm đó, việc tăng giá thuê cột điện treo cáp lên mức “cắt cổ” của EVN đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của các doanh nghiệp viễn thông, nhất là VNPT. Sau hơn một năm đàm phán với EVN không có kết quả, ngày 11/12/2009, VNPT đã có Công văn số 293/VNPT-HĐQT-TTBH gửi Bộ Công thương, Bộ TT&TT yêu cầu các Bộ vào cuộc để sớm giải quyết vụ việc.
Sự việc này đã làm nóng truyền thông trong suốt nhiều năm qua, thậm chí việc phải trả phí thuê cột điện với giá trên trời đã khiến các doanh nghiệp viễn thông như VNPT và Viettel tính đến phương án tự trồng cột để treo cáp thay vì phải đi thuê của “ông độc quyền” EVN.
Liên quan đến vấn đề giá thuê cột điện, Giám đốc một công ty truyền hình cáp cho biết, EVN có công bố một bảng giá thuê cột treo cáp chung trên toàn quốc, nhưng thực tế EVN các địa phương lại áp giá cho mỗi đơn vị một kiểu, có đơn vị được giảm tới 50% giá thuê cột, có đơn vị lại được trả bằng 10% doanh thu. Với cách tính theo phần trăm doanh thu tại những khu vực mới kéo cáp chưa có thuê bao, doanh nghiệp viễn thông, truyền hình sẽ giảm được khá nhiều chi phí. Do EVN quy định giá cho thuê cột điện theo từng năm dẫn đến việc nhiều điện lực địa phương sẵn sàng tăng giá vào đầu năm sau.
Vị giám đốc này cho rằng, giá cho thuê cột treo cáp của EVN đang ở mức quá cao, bình quân khoảng 20.000 đồng/sợi/tháng/cột, tính ra tiền thuê cột để treo cáp còn đắt hơn tiền đầu tư vào mạng cáp chạy trên cột điện.
“Chi phí trồng một cột điện khoảng 3-4 triệu đồng tùy từng khu vực, trong khi thu tiền thuê cột đã được từ 400.000 đồng – 500.000 đồng/tháng. Nếu nhà nước cho phép các doanh nghiệp khác được trồng cột thì chắc không ít doanh nghiệp cũng xin trồng cột chỉ để cho thuê vì siêu lợi nhuận”, vị giám đốc này tính toán
Với tốc độ phát triển dịch vụ viễn thông, truyền hình cáp như hiện nay, có khoảng 10 doanh nghiệp treo cáp trên cột điện của EVN với mức thấp nhất khoảng hơn 20.000 đồng/tháng/sợi cáp thì chỉ một năm sau EVN đã thu về đủ khoản tiền đầu tư trồng cột. Việc cho thuê cột điện là lĩnh vực sinh lời cao và EVN hàng năm sẽ thu được một khoản tiền khổng lồ từ việc cho thuê cột điện. Trong khi đó, chi phí cho xây lắp và bảo dưỡng cột điện đã nằm trong chi phí của giá điện. EVN đang tận thu từ những lợi thế của hạ tầng điện lực, còn giá điện đến người dân liên tục tăng không hề giảm.
Trao học bổng 'tiếp sức đến trường' cho học sinh vùng biên giới
Tuổi trẻ Bình Dương vừa có chuyến hành trình tình nguyện hướng đến các hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, biên giới.
Nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện với kinh phí hơn 130 triệu đồng, trong đó các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được trao học bổng "tiếp sức đến trường".
Ngày 27/12, anh Nguyễn Minh Tâm, Bí thư Thành đoàn Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã tổ chức chương trình Tình nguyện mùa đông mang tên "Tuổi trẻ Thủ Dầu Một hành động vì biên cương Tổ quốc" và chương trình "Mùa xuân cho em" tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình được vận động từ mạnh thường quân, trong đó có chi đoàn cơ sở Công ty An Thịnh Phát hỗ trợ kinh phí và của đoàn viên theo đoàn.
Đoàn đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như: Tặng 100 phần quà gồm các nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập; trao 2 suất học bổng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 5 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho đội viên vượt khó vươn lên trong học tập; 50 phần quà cho học sinh khó khăn tại trường Tiểu học Đắk Ắ.
Tuổi trẻ Bình Dương hành trình đến vùng biên giới Bình Phước hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn
Khám phát thuốc miễn phí cho 100 người dân có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng quà tại các chốt kiểm dịch Covid-19 tại Đồn Biên phòng; trao tặng công trình "Ánh sáng biên cương" và quà tết cho các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Nô...
Cụ thể, tại Phú Nghĩa: đoàn trao 100 phần quà cho người dân khó khăn. Gồm mì, nhu yếu phẩm; 100 suất khám, cấp phát thuốc, tặng quà cho người dân; Thực hiện hớt tóc miễn phí.
Tặng quà cho gia đình đồng bào dân tộc thiểu số
Tại trường Tiểu học Đắk-Ắ, đoàn trao 50 suất học bổng Tiếp sức đến trường, trị giá 15.000.000; Tặng 5 chiếc xe đạp, hỗ trợ 5 trường hợp khó khăn trị giá 15.000.000; Tặng 2 suất học bổng cho 2 trường hợp đặc biệt khó khăn trị giá 8.000.000.
Tặng 05 phần quà cho 5 chốt kiểm dịch tại Đăk-Nô gồm nước suối, khẩu trang y tế, nhu yếu phẩm; Tặng công trình "Ánh sáng biên cương", trao 05 trụ đèn năng lượng mặt trời trị giá 15.000.000; đàn ghita, bộ lưới và bóng, nhu yếu phẩm cho đồn biên phòng Đắk-Nô trị giá 7.000.000 đồng.
Tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Cắt tóc miễn phí cho người dân
Khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân đồng bào dân tộc thiểu thiểu số
Trao học bổng cho học sinh nghèo
Tặng quà và cột đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời cho đồn biên phòng
Mường Nhé: Điện về với bản nghèo vùng biên "Điện phải đi trước" là phương châm của tỉnh Điện Biên trong việc ưu tiên phát triển điện lưới tới vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Điều ước thành hiện thực Mường Nhé - nơi cực Tây của Tổ quốc, huyện biên giới...