Kiến nghị đồng bộ hóa quy định chống dịch, ‘ngóng’ gói hỗ trợ phục hồi
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức ngày 8/11, đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cho biết: Nhiều doanh nghiệp kiến nghị chính quyền các tỉnh, thành phố cần đồng bộ hóa các quy định phòng chống dịch và triển khai hoạt động hiệu quả trong bối cảnh mới.
Phục hồi sản xuất trở lại sau dịch COVID-19 thế nào luôn là nỗi lo lắng của các doanh nghiệp, đặc biệt với khối dệt may, da giày khi hoạt động sản xuất phụ thuộc vào hàng trăm nghìn lao động. Ảnh: TTXVN.
Không thể tiếp tục tình trạng ‘trên bảo dưới chưa nghe’
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết: Đến thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp sản xuất chế biến ngành Gỗ đã bắt đầu hoạt động, sản xuất trở lại. Hiện, có khoảng 70 – 75% lao động của doanh nghiệp ngành Gỗ đã đi làm trở lại, công suất của các doanh nghiệp cũng đạt tới 70 – 80% so với trước dịch. Các chỉ số xuất khẩu cũng đã tăng dần từ đầu tháng 10/2021.
“Những chỉ số đó cho thấy, dù ảnh hưởng trầm trọng bởi đại dịch, nhưng rất mừng là ngành Gỗ đã hồi phục nhanh chóng. Mục tiêu 14,5 tỷ USD xuất khẩu Chính phủ giao cho ngành Gỗ vẫn có thể đạt được. Tuy nhiên, để ngành Gỗ hồi phục như trước đại dịch thì còn nhiều việc cần phải làm. Công nhân ở các khu công nghiệp được tiêm vaccine nhưng công nhân ở các tỉnh lên thì tỷ lệ được tiêm rất thấp nên khả năng nhiễm bệnh cao”, ông Đỗ Xuân Lập cho biết.
Các doanh nghiệp ngành Gỗ kiến nghị: Căn cứ Nghị quyết 128/NQ-CP, cần có sự thống nhất cơ bản giữa Trung ương và địa phương, để các doanh nghiệp vừa có thể lo chống dịch, vừa chủ động tổ chức sản xuất.
Mặc dù ngành Dệt may đang phải chạy đua mùa thời trang cuối năm, nhưng bà Ninh Thị Ty, Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ về một nhà máy may có 4 F0 mắc COVID-19, nhưng phải đóng cửa 3 tuần. “Kiến nghị các cơ quan chức năng sớm triển khai các hình thức chống dịch COVID-19 cho doanh nghiệp. Đơn cử, chỉ đóng cửa nhà máy 1 tuần, sau đó xét nghiệm để cho đi làm lại một phần theo hình thức 3 tại chỗ và tiếp tục cho hoạt động trở lại 2 tuần sau đó, nếu việc xét nghiệm đạt điều kiện”, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết.
Video đang HOT
Theo ông Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), Chính phủ kêu gọi và trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các chuyến bay quốc tế chưa được khôi phục; nhà đầu tư, chuyên gia, khách du lịch hay thậm chí cả người Việt Nam ở nước ngoài cũng không thể nhập cảnh Việt Nam, trừ khi có suất bay và thị thực dạng “giải cứu”. Ông Phùng Anh Tuấn đặt câu hỏi: Chính sách khôi phục nền kinh tế sẽ ra sao, khi hàng hóa và con người chưa thể lưu thông liên tỉnh hiệu quả? Lãnh đạo các địa phương kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng nhà đầu tư đến tỉnh lại bị kiểm soát, cách ly kiểu cát cứ?…
“Nếu muốn thu hút FDI, Việt Nam phải mở cửa chính sách một cách nhịp nhàng đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, không thể tiếp tục tình trạng ‘trên bảo dưới chưa nghe’ hay chỉ nghe nửa vời, lấy lý do ‘đặc thù’ và chống dịch tại địa phương mình. Cần phải có một ‘lực lượng đặc nhiệm’ của Bộ Tư Pháp và Ban chỉ đạo Quốc gia chuyên rà soát và đồng bộ chính sách; loại bỏ những rào cản, quy định trái với Nghị quyết 128″, đại diện VAFI nhấn mạnh.
Doanh nghiệp mong hỗ trợ khẩn
Ông Trần Đức Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết: Mặc dù các doanh nghiệp lĩnh vực này không gặp vấn đề nhiều về biến động lao động nhưng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kém xa so với trước. Với chi phí chống dịch khá cao, doanh nghiệp trong Hiệp hội đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hiệp hội kiến nghị: Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để duy trì dòng tiền. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ hiện có của Chính phủ như hỗ trợ cho người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp, phải thuận lợi và được tiến hành nhanh chóng.
“Với chính sách này, tổng số tiền hỗ trợ mà người lao động ở Công ty Delta của chúng tôi có thể nhận được hàng tỷ đồng, nhưng đến nay, Delta vẫn chưa nhận được. Chính sách có rồi, nhưng thực hiện cần phải kịp thời”, Giám đốc Công ty Quốc tế Delta chia sẻ.
Đồng quan điểm, đại diện Viforest cho rằng: Doanh nghiệp rất cần tiếp sức, nên các chính sách hỗ trợ càng triển khai sớm càng tốt như: Hạ lãi suất, giãn nợ… Trong khi, các gói lớn cần phải có thời gian để tính toán và độ trễ chính sách, các chính sách về ngân hàng phải làm ngay. “Doanh nghiệp không được tạo điều kiện lưu thông, dòng tiền, khiến mọi hoạt động sản xuất đều phải dừng lại. Các doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến yếu tố nước ngoài mong muốn Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện chính sách hộ chiếu vaccine. Doanh nghiệp không còn thời gian để chờ đợi sau thời gian dịch bệnh kéo dài”, ông Chương Nguyễn, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh trăn trở.
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia cho rằng: Vẫn còn 4 khó khăn lớn doanh nghiệp đang phải đối mặt là: Thiếu lực lượng lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp; mô hình sản xuất khác nhau ở nhiều địa phương; giá nguyên vật liệu đầu vào cao và khó khăn dòng tiền.
Để giải quyết các khó khăn trên, các doanh nghiệp đều mong muốn Chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ nhanh, quyết liệt hơn, quy mô lớn hơn, để doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, phát triển sản xuất thuận lợi. “Toàn bộ gói hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ từ đầu năm 2020 đến hết tháng 9/2021 xoay quanh mức 4% GDP, vì vậy thời gian tới cần thêm gói hỗ trợ từ 1% – 2% GDP, tức là từ 80.000 – 160.000 tỷ đồng, tùy thuộc vào năng lực ngân sách của Chính phủ. Nếu có gói hỗ trợ tài khóa như vậy, tất cả các chỉ tiêu về lạm phát, ngân sách Nhà nước, nợ công… vẫn trong ngưỡng an toàn. Thậm chí, đây là thời điểm phải chấp nhận dư nợ công, thâm hụt ngân sách tăng lên để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, góp phần phục hồi kinh tế nhanh hơn”, TS Cấn Văn Lực đề xuất.
Ngành gỗ quyết tâm sớm phục hồi sản xuất, xuất khẩu
TĐứng trước những khó khăn do dịch COVID-19, ngành gỗ Việt Nam đang thực hiện những giải pháp riêng cho làng nghề, cho các doanh nghiệp chế biến chủ lực, vùng nguyên liệu.
Đây là nỗ lực rất lớn của ngành trong việc đảm bảo mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD năm 2021.
Chủ động nguồn nguyên liệu để đảm bảo xuất khẩu gỗ "về đích"
Đến hết tháng 8, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2021 được ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) dự báo đạt khoảng 13 - 14 tỷ USD. Như vậy, mục tiêu xuất khẩu vẫn có khả năng không đạt được trước những ảnh hưởng to lớn của dịch COVID-19 lên mọi mặt của đời sống, nếu không có được chủ động từ nguồn nguyên liệu đầu vào trong thời gian tới đón đầu "làn sóng" tái sản xuất và phục hồi, đáp ứng các đơn hàng cuối năm.
Nhiều công ty chế biến gỗ hoàn thành các đơn đặt hàng từ đầu năm 2021 nhờ đó tốc độ phát triển của ngành hàng xuất khẩu này vẫn được đảm bảo. Ảnh: TTXVN
Báo cáo "Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu hết 8/2021" của nhóm nghiên cứu gồm Tổ chức Forest Trends, VIFOREST và 3 hiệp hội ngành địa phương cho thấy hàng năm, ngành gỗ Việt đang sử dụng gần 50 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong đó nguồn nhập khẩu gần 6,0 triệu m3 gỗ quy tròn và trên 1,5 triệu m3 ván các loại, còn lại là gỗ từ rừng trồng trong nước.
Khoảng trên 40 - 45% lượng nhập khẩu gỗ từ các nước nhiệt đới, chủ yếu là gỗ tự nhiên; 55 - 60% còn lại là gỗ ôn đới. Cũng như các ngành khác, ngành gỗ đang đối mặt với vấn đề giá cước vận tải tăng, giá nguyên vật liệu tăng, thiếu container rỗng... đẩy giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu lên cao.
Trong thời gian khoảng 1 năm tới, luồng cung gỗ ôn đới từ châu Âu và Mỹ có thể tiếp tục giảm, không chỉ do đại dịch COVID-19 mà còn do lượng cung từ các nguồn này được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa tại chính các thị trường này. Điều này làm cho giá gỗ nhập khẩu từ những nguồn này vào Việt Nam tăng theo.
Với những phân tích ở trên, chuyên gia ngành gỗ xác định: Để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào sắp tới, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các nguồn cung gỗ, đặc biệt là nguồn cung từ Mỹ và các nước EU, bởi đây là các vùng có nhiều biến động về nguồn cung, bao gồm giá nguyên liệu.
Vực dậy những làng nghề, gỡ khó cho doanh nghiệp
Cả nước có hơn 300 làng nghề gỗ với hàng chục nghìn hộ gia đình và hàng trăm nghìn lao động tham gia sản xuất kinh doanh. Hiện, làng nghề là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa. Các biện pháp giãn cách nhằm kiểm soát dịch COVID-19 trong thời gian gần đây có tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề.
Theo khảo sát tại 6 làng nghề gỗ vùng Đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng, La Xuyên, Liên Hà, Thụy Lân và Vạn Điểm) của nhóm nghiên cứu Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam và tổ chức Forest Trends cho thấy, tác động của dịch COVID-19 tới các hộ sản xuất rất lớn. Cụ thể, năng lực sản xuất của các hộ đã giảm tới 62%. Trong đó, công suất nơi cao nhất đạt 50% (làng gỗ Thụy Lân), nơi thấp nhất chỉ đạt 30% (làng gỗ Đồng Kỵ, làng gỗ Hữu Bằng). Khoảng 46% số hộ tại các làng đã quay trở lại sản xuất, tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính chất cầm chừng với mục đích "làm để giữ thợ" và "lấy công làm lãi" mà không có lợi nhuận. Ở một số nơi như Đồng Kỵ, Liên Hà, La Xuyên lượng sản phẩm bán ra giảm 80 - 90%.
"Trong bối cảnh đại dịch, việc phối hợp giữa các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu thiếu nguồn nhân lực hậu giãn cách với các làng nghề giảm sút các đơn hàng trong nước là hết sức cần thiết", ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam chia sẻ.
Theo đại diện các làng nghề, việc phối hợp này không chỉ có tính chất thời vụ. Đây được đánh giá là cơ hội để các làng nghề gỗ tiếp cận với các quy mô kinh doanh, sản xuất gỗ lớn và có hệ thống chuyên nghiệp.
Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, Tổng cục Lâm nghiệp liên tục phối hợp nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, kịp thời tham mưu xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ.
Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản tỉnh Bình Dương đề nghị tạo điều kiện nhanh nhất và đảm bảo nhu cầu tiêm vaccine cho công nhân ngành gỗ. Theo đó, ưu tiên tiêm phòng cho tất cả lao động trong vùng dịch và các nhà máy đang duy trì sản xuất cả ở trong và ngoài các khu công nghiệp
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản TP Hồ Chí Minh nêu ý kiến: Cần có lộ trình và chính sách hỗ trợ thống nhất giữa các bộ, ngành và địa phương trong triển khai thực hiện, tạo niềm tin cho doanh nghiệp yên tâm để xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển. Cần có chính sách giảm chi phí, bảo hiểm xã hội, thuế và lãi suất ngân hàng. Đặc biệt quan tâm đến nguồn tài chính hỗ trợ mới với những doanh nghiệp vượt qua những khó khăn của đại dịch để có thể phát triển và nắm bắt cơ hội, tiếp tục hướng đến mục tiêu là nguồn cung ứng mặt hàng gỗ nội thất lớn của thế giới.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, Bộ sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mong muốn các doanh nghiệp chủ động xây dựng kịch bản phát triển thích ứng với diễn biến dịch. Theo đó, kịch bản hướng đến việc không chỉ giữ các thị trường xuất khẩu truyền thống mà còn đảm bảo các đơn hàng của đối tác từ nay đến cuối năm cũng như sang năm sau; vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo an toàn, vừa tận dụng những lợi thế, cơ hội mở rộng thị trường toàn cầu và có nhu cầu cao về đồ gỗ.
Điều hành linh hoạt, hiệu quả giá các mặt hàng thiết yếu Ngày 26/10, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành giá 10 tháng và định hướng công tác những tháng cuối năm 2021. Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, trong điều kiện khó khăn do dịch COVID-19 tác động tới chuỗi sản...