Kiến nghị để 45% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Ngày 27/9, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc tiếp tục cho các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn trong năm 2019.
Lý do, Thông tư 19/2017/TT-NHNN quy định, từ ngày 1/1/2019 các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.
Theo HoREA, quy định này chưa cần thiết, chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường bất động sản. Thứ nhất, doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng, và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, khách hàng cũng vay ngân hàng để mua nhà. Nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan. Thị trường chứng khoán chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường bất động sản vì rất ít doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Thứ hai, thị trường bất động sản bị sụt giảm mạnh về nguồn cung, giao dịch trên tất cả các phân khúc trong 9 tháng qua. Thứ ba, tăng trưởng tín dụng bất động sản rất thấp, chỉ đạt 4,55% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Tâm Luân
Theo daidoanket.vn
Video đang HOT
Người siêu giàu tăng nhanh, BĐS cao cấp thêm hy vọng
Savills tin rằng phân khúc bất động sản cao cấp tại Việt Nam có triển vọng tươi sáng khi nhóm siêu giàu có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Báo cáo The Wealth Report (do đơn vị tư vấn bất động sản tự do Knight Frank thuộc Vương quốc Anh công bố) cho biết những người có giá trị ròng cực cao (UHNWI) ở Việt Nam đã tăng trưởng đến 320% - tỷ lệ cao nhất thế giới từ năm 2006 đến 2016, theo sau là Ấn Độ và Trung Quốc.
The Wealth Report cũng nhận định chỉ số này dự kiến tăng khoảng 170% trong giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời vẫn là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn này.
Đây chính cơ sở để Savills cho rằng phân khúc bất động sản cao cấp tại Việt Nam có triển vọng tươi sáng.
Phân khúc bất động sản cao cấp có nhiều triển vọng nhờ người siêu giàu ở Việt Nam tăng nhanh
"Với nguồn cung mới của các tòa nhà cao cấp được giới hạn trên toàn thành phố, chúng tôi cho rằng giá cả nói chung vẫn duy trì ở mức cao và dự án có chất lượng lẫn vị trí tốt sẽ nhanh chóng được hấp thụ", báo cáo của Savills nhận định.
Lợi thế so sánh về giá cũng là một điểm hấp dẫn của bất động sản Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo Savills, giá nhà mới tại khu trung tâm TP. HCM trung bình rơi vào khoảng 5.500 USD - 6.500 USD/m2. Mức giá này bằng 25% giá trị trung bình của bất động sản tại Đài Loan và bằng một phần nhỏ ở Hồng Kông, nơi giá nhà luôn ở mức cao tại mọi thời điểm.
Bên cạnh đó, nhu cầu về bất động sản đầu tư tại thị trường Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ năm 2015 khi Luật Nhà ở được mở ra cho các nhà đầu tư quốc tế bởi giá cả hấp dẫn hơn so với những gì họ có thể mua tại thị trường nước nhà, tạp chí Nhà đầu tư dẫn báo cáo của Savills.
Savills cũng tin tưởng phân khúc cao cấp tại Việt Nam có xu hướng tăng trưởng cao, cơ hội đầu tư dài hạn và tiềm năng tăng giá vốn bởi Việt Nam đang có sức bật kinh tế tốt.
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, thị trường bất động sản có biểu hiện lệch pha cung cầu. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản cả nước có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung và số lượng giao dịch.
Riêng thị trường TP.HCM có dấu hiệu sụt giảm khá rõ nét, tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở của các dự án giảm đến 44,5%. Trong đó, phân khúc cao cấp giảm 25,9% (nhưng vẫn chiếm 41,8% tổng nguồn cung), phân khúc trung cấp giảm 32,6% (chiếm 37,7% tổng nguồn cung), phân khúc bình dân sụt giảm mạnh đến 69,7% (chỉ còn chiếm 20,5% tổng nguồn cung).
"Đây là biểu hiện lệch pha cung - cầu và cũng là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững. Bởi lẽ, trong thị trường bất động sản phát triển bền vững, cân bằng, thì phân khúc căn hộ bìnhdân, giá vừa túi tiền chiếm tỷ lệ lớn nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp; còn phân khúc căn hộ cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất", Hiệp hội nhận xét.
Hiệp hội dự báo, từ nay đến Tết Kỷ Hợi 2019, phân khúc nhà ở bình dân, có giá vừa túi tiền sẽ tăng trưởng mạnh và cùng với phân khúc nhà ở trung cấp sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của thị trường bất động sản. Trong khi đó, phân khúc nhà ở cao cấp sẽ phát triển theo hướng tạo ra đẳng cấp khác biệt, độc đáo, tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ.
Minh Thái
Theo baodatviet.vn
Tín dụng bất động sản "núp bóng" vay tiêu dùng: Sẽ khó quản lý! Tín dụng tiêu dùng tăng nhanh chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua, sửa nhà khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ cho vay bất động sản đang "núp bóng" vay tiêu dùng ngày một lớn. "Núp bóng" tín dụng tiêu dùng Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6 năm nay, tín dụng toàn ngành...