Kiến nghị có cơ chế đặc thù cho các địa phương được sáp nhập
Chiều 10-12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 tại quận 3.
Đoàn đại biểu Quốc hội đã có buổi giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại quận 3 – Ảnh: KIM ÚT
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, quận 3 có 1 đơn vị hành chính bắt buộc sắp xếp (phường 6) và 1 đơn vị hành chính khuyến khích sắp xếp (phường 7). Do đó từ tháng 1-2021, địa phương sáp nhập 3 phường 6, 7, 8 thành phường Võ Thị Sáu.
Ông Phạm Minh Trung – chủ tịch phường Võ Thị Sáu – cho biết sau khi sáp nhập, diện tích lớn và mật độ dân số đông đã đem đến nhiều thách thức như trụ sở của phường nhỏ, khiến việc giải quyết hồ sơ, tiếp dân… gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, phường nằm trên địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị khi có 6 lãnh sự quán, 29 cơ sở tôn giáo lớn và nhiều cơ quan khác… dẫn đến sức ép về an ninh đối với công an địa bàn.
Bên cạnh đó, với số lượng người dân trên 36.000 người nhưng phường chỉ có 1 trạm y tế với 1 bác sĩ trưởng trạm và 9 nhân viên y tế. Từ đó, dẫn đến việc quá tải hệ thống y tế, nhiều trường hợp người dân không liên lạc được với trạm y tế.
Từ những khó khăn trên, chủ tịch phường Võ Thị Sáu kiến nghị nên có cơ chế đặc thù cho các phường sáp nhập.
Video đang HOT
Đồng tình với ý kiến trên, ông Võ Văn Đức – chủ tịch UBND quận 3 – nêu lên nhiều bất cập như: số dân ở phường theo thống kê ban ngày hơn 100.000 người vì tại đây có nhiều văn phòng, trường đại học, bệnh viện… nhưng đến đêm họ về hết, chỉ còn lại bảo vệ ở tòa nhà, nếu có chuyện gì xảy ra sẽ không có lực lượng ứng biến kịp.
Bên cạnh đó, ông Đức cũng kiến nghị TP sớm cho xây dựng trụ sở UBND phường Võ Thị Sáu. Xem xét có cơ chế đặc thù cho các phường sáp nhập, ví dụ thêm một phó bí thư phụ trách xây dựng Đảng, 1 phó chủ tịch để giải quyết hồ sơ, tăng thêm lực lượng công an, quân sự, lực lượng y tế, có cơ chế tài chính riêng…
Bà Văn Thị Bạch Tuyết – phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội – phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: KIM ÚT
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết – phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội – chia sẻ khó khăn mà đội ngũ cán bộ công chức phường hiện nay phải đối mặt.
Bên cạnh đó, bà Tuyết cho hay trong việc thực hiện các nghị quyết, quận đã triển khai đầy đủ các bước theo quy định. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân cũng như trong đội ngũ cán bộ viên chức.
Về giải quyết hồ sơ cho người dân, các phòng ban của quận, phường đã tập trung triển khai hướng dẫn người dân, mặc dù có nhiều khó khăn do khối lượng viên chức giảm, công việc nhiều nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo quy định, không có phản ánh của người dân về vấn đề này. Đồng thời, quận đã sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn, đảm bảo mục tiêu đề ra. Tinh gọn lại bộ máy nhưng vẫn đảm bảo vai trò, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Ngoài ra, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội cũng ghi nhận các kiến nghị của quận. Đồng thời, bà Tuyết đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu báo cáo trong đề xuất lần này về bố trí nhân sự cho phường để đảm đương tốt nhiệm vụ trong trường hợp mật độ dân số cao.
Cơ sở y tế ngoài công lập có trách nhiệm tham gia phòng chống dịch COVID-19
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng chống dịch COVID-19 khi được huy động.
Chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, nhất là tham gia giám sát, phát hiện các trường hợp mắc và nghi mắc COVID-19, tiêm chủng...
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về chỉ đạo y tế ngoài công lập triển khai các hoạt động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo Bộ Y tế, hệ thống y tế ngoài công lập trên cả nước đang phát triển mạnh mẽ, cả về quy mô và số lượng.
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2020 có hơn 270 bệnh viện tư nhân (chiếm trên 20% tổng số bệnh viện) và hơn 37.600 phòng khám tư nhân, góp phần quan trọng vào việc cung cấp dịch vụ y tế, cả khám chữa bệnh và phòng bệnh.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng chống dịch COVID-19 khi được huy động. Ảnh minh hoạ
Đến nay, nhiều cơ sở y tế ngoài công lập đã đóng góp tích cực vào công tác phòng chống dịch COVID-19 nhất là việc tham gia công tác giám sát phát hiện, tiêm chủng và cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Tuy nhiên Bộ Y tế cũng cho biết thời gian qua ở một số đơn vị, địa phương, y tế ngoài công lập chưa tham gia tích cực vào hệ thống giám sát và phòng, chống dịch bệnh.
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, có nguy cơ bùng phát trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn triển khai các hoạt động phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể:
Quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, đồng bộ, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế;
Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế nói chung, y tế ngoài công lập nói riêng. Đảm bảo vật tư, hóa chất, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cơ sở y tế, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để không để dịch lây lan, bùng phát;
Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng phương án huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp với năng lực chuyên môn, điều kiện của cơ sở và tình hình thực tiễn tại địa phương;
Chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài công lập có trách nhiệm tham gia phòng chống dịch COVID-19 cho cộng đồng khi được huy động.
Chuẩn bị sẵn sàng phương án hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị... cho phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhất là việc tham gia công tác giám sát, phát hiện các trường hợp mắc và nghi mắc COVID-19, tiêm chủng, cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19.
UBND các tỉnh thành phố cần chỉ đạo các ban ngành liên quan có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng, chống dịch như đối với các cơ sở y tế công lập. Hỗ trợ các thiết bị phòng, chống dịch và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên của cơ sở y tế ngoài công lập theo quy định hiện hành.
Bảo vệ người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ y tế điện tử Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa đưa ra 4 khuyến nghị đối với những cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm tăng cường lợi ích và hiệu quả của hệ thống y tế điện tử cũng như cần sự phối hợp của nhiều chủ thể, nhất là các cơ quan, tổ chức về y tế...