Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ truyền thông hình ảnh cá tra tại châu Âu
Việc Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn nút khởi động xuất khẩu lô hàng thủy sản đầu tiên năm 2018 được xem như sự khởi đầu kế hoạch 8,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm nay. Bên cạnh đó, nhiều dự báo sáng sủa về thị trường, nguồn nguyên liệu, giá bán… cũng là cơ sở để các doanh nghiệp (DN)thủy sản tự tin.
Giá xuất khẩu năm mới sẽ tăng?
Lô hàng vừa được Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, đại diện VASEP và cảng Cát Lái – Tân Cảng Sài Gòn nhấn nút xuất khẩu gồm 20 tấn tôm đông lạnh, 20 tấn cá biển và 22 tấn cá tra phi lê có tổng giá trị gần 600.000 USD, được xuất sang Canada, Mỹ và Anh. Đây cũng là những thị trường lớn truyền thống của thuỷ sản Việt Nam.
Năm 2017 được xem là năm “được mùa” của xuất khẩu tôm khi giá trị kim ngạch đạt 3,8 tỷ USD. Ảnh: I.T
Ông Ngô Văn Ích – Chủ tịch VASEP cho rằng, sự kiện này như một lời cam kết, đánh dấu sự bắt đầu cho hành trình tiến tới mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào năm 2020.
Riêng năm 2017, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả về nguồn nguyên liệu trong nước và các rào cản tại thị trường xuất khẩu, nhưng ngành thủy sản đã hoàn thành vượt mức kế hoạch xuất khẩu với kim ngạch đạt 8,3 tỷ USD. Trong năm 2018, ngành thủy sản đặt mục tiêu đem về 8,5 tỷ USD, đồng thời tập trung xây dựng chuỗi giá trị bền vững, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn nhận định, dù gặp nhiều khó khăn ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, nhưng bù lại, nhu cầu tiêu thụ thủy sản Việt Nam ở thị trường Trung Quốc rất lớn. Đây cũng là tín hiệu vui cho DN.
Video đang HOT
Vấn đề còn lại, theo bà Khanh, là DN phải biết “chọn mặt gửi vàng”, biết chọn đối tác để làm ăn và cương quyết giữ vững lập trường về vấn đề chất lượng sản phẩm. “Nghĩa là sẽ có những đối tác làm ăn kiểu hớt bọt, muốn giá rẻ… Tuy nhiên, DN phải biết từ chối những đơn hàng có thể ảnh hưởng tới tên tuổi, uy tín của mình, phải lấy tiêu chí chất lượng để phát triển bền vững” – bà Khanh nói.
Năm 2018, ngành thủy sản cũng sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức cả về nuôi trồng lẫn khai thác. Ảnh: I.T
Bà Khanh cũng dự báo, do thời tiết thất thường, ảnh hưởng tới nuôi trồng nên nguồn nguyên liệu cá tra trong năm 2018 có thể tiếp tục hạn chế, chỉ ở mức tương đương hoặc thấp hơn năm 2017. Trong khi đó, nhu cầu đang tăng cao nên giá bán sản phẩm năm nay chắc chắn sẽ cao hơn năm 2017 vừa qua, dù 2017 đã được đánh giá là năm bội thu của cá tra, giá nguyên liệu và xuất khẩu đều ở mức cao.
Tập trung “mũi nhọn” hàng giá trị gia tăng
Trong 8,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017, tỷ lệ các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) ngày càng cao. Cụ thể như sản phẩm tôm chân trắng liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Năm 2017, riêng tôm chân trắng có giá trị xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD, gấp 3 lần giá trị xuất khẩu tôm sú. Đặc biệt, tỉ lệ hàng GTGT chiếm đến 50% lượng tôm thẻ xuất khẩu.
Tại thị trường châu Âu, DN đang kiến nghị Bộ NNPTNT hỗ trợ làm truyền thông cho cá tra, lấy lại niềm tin ở người tiêu dùng. Khi đó nhu cầu mới tăng theo được”.Bà Trương Thị Lệ Khanh
Do đó, VASEP cho rằng, ngành thủy sản trong tương lai cần được định hướng phát triển ở góc độ “gia tăng giá trị” cho sản phẩm, từ công nghệ chế biến, an toàn thực phẩm, hình thức bao gói, thông tin sản phẩm đến sự tiện lợi, chứng nhận, truyền thông quảng bá… Một số mặt hàng của Việt Nam đã bắt đầu làm được việc đó, như tôm chân trắng, cá ngừ đóng hộp, cua thịt đóng hộp, surimi…
VASEP cũng kiến nghị với Chính phủ và Bộ NNPTNT lấy mục tiêu GTGT làm định hướng các chỉ đạo, các chương trình ở phạm vi cấp quốc gia, đặc biệt là các chương trình kết nối thị trường, thông tin sản phẩm, truy nguyên nguồn gốc, chứng nhận xuất xứ… Ngoài ra, cần rà soát, bổ sung chương trình tái cơ cấu ngành hoặc xây dựng riêng chương trình “Gia tăng giá trị nông – thủy sản Việt Nam” đến năm 2025.
Tại Công ty CP Vĩnh Hoàn, khi được hỏi về mục tiêu 2018, bà Khanh cho biết, DN đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm GTGT, với cơ cấu không dưới 10 và sẽ tăng lên trên 20% vào năm 2020.
Dẫu vậy, các DN vẫn còn chồng chất khó khăn tại các thị trường lớn, như ở Mỹ, chương trình giám sát cá da trơn đã được áp dụng, hai bên đang tiến hành các bước xác minh để chứng nhận tương đương. Trong khi các rào cản về thuế chống bán phá giá vẫn đang được áp dụng, DN “một cổ nhiều tròng”.
Theo Danviet
Gian nan chuyện nuôi tôm xuất khẩu
Trong khi các nhà xuất khẩu dự báo nhu cầu nhập khẩu trong năm nay tăng không nhiều và giá tôm thành phẩm phổ biến trong các giao dịch thành công chỉ ở mức 100.000 đồng/kg, thì giá trong nước đã trên 130.000 đồng/kg.
Liệu giá tôm cỡ 70 con/kg sẽ lùi về mức 100.000 đồng/kg, thậm chí 70.000 -75.000 đồng/kg? Không người nuôi nào muốn giá "lùi tới chân tường", nhưng thay vì cân nhắc thiệt hơn, người nuôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tha đợt 2 để lấy sản lượng bù đơn giá.
Tôm xuất khẩu. Ảnh: Internet
Ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Trà Vinh, khẳng định: môi trường nuôi ngày càng xấu do thâm canh, thả tôm nuôi liên tục không cắt vụ. Các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến còn hạn chế trong khâu cải tạo ao, chọn giống, ý thức cộng đồng bảo vệ nguồn nước chưa cao nên dễ phát sinh dịch bệnh. Bên cạnh đó, công tác quản lý vật tư đầu vào còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng con giống chưa đảm bảo...
Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó những phát biểu "lên gân": Thị trường tiêu thụ toàn cầu lớn lắm, nhu cầu xuất khẩu tôm rất cao nên người nuôi không phải e ngại về đầu ra.
Họ có những bằng chứng hồi cuôi năm 2016, gia tôm nguyên liêu khu vưc ban đao Ca Mau lên 126.000 - 130.000 đồng/kg (tôm thẻ chân trắng) kéo dài tới những thang đâu năm 2017, giá tôm mới giảm xuống 120.000 đồng/kg. Người nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyên Trân Đê, tỉnh Sóc Trăng, nói một số nơi ở huyện này vẫn đat năng suât 7 tân/ha, ở huyên Cu Lao Dung khoang 5 tân/ha. Con nuôi tôm su thâm canh có thể thu hoạch 3,5 tân/ha, nuôi tôm sú quang canh cai tiên thu hoạch 750kg/ha.
Thực tế đang diễn biến xấu hơn. Theo Chi cuc Thuỷ san Soc Trăng, tư đâu năm đên nay diên tich nuôi tôm nước lợ đã trên 5.300ha. Trong đo, tôm thẻ chân trắng khoảng 4.000ha (74% diện tích thả nuôi), khoang 626ha, tức khoảng 11,8% diện tích thả nuôi, bị thiệt hại.
Tại Trà Vinh, từ đầu năm đến nay, trên 860 hộ nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại hơn 75 triệu con giống trên diện tích 360ha (32% diện tích thả nuôi); khoảng 1.000 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bi thiệt hại hơn 200 triệu con giống (353ha).
Môt sô hô nuôi tôm trong Hiêp hôi Tôm My Thanh, huyên Trân Đê thận trọng hơn nên diên tich thả nuôi trong nhưng thang đâu năm chi khoảng 30%, phần còn lại đang trư nươc, xư ly lăng loc chơ đên cuôi thang này sẽ tha nuôi chinh vu.
Trong khi đó cuộc chạy đua để đạt sản lượng 38.700 tấn tôm thương phẩm ở Trà Vinh đã bắt đầu, mang theo những vấn đề muôn thuở: cac chính sách, biên phap hỗ trợ các hộ nuôi tôm, đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng dẫn quy trình nuôi đảm bảo kỹ thuật, công nghệ cao... Vụ nuôi tôm năm 2017, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,9 tỉ con giống tôm sú trên 18.000ha và 3 tỉ con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 6.000ha.
Trong khi những biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng hơn, gây nhiều bất lợi hơn, nhưng những nguyên nhân lại trùng khớp với dịch, bệnh trước khi người ta nói về biến đổi khí hậu nên người nuôi hiểu chuyện "dịch bệnh" là đương nhiên, và họ tìm cách giảm rủi ro bằng sử dụng nhiều hoá chất. Cách hiểu của họ đơn giản là Enrofloxacin và Cloramphenicol, nếu không được phép xài sao Nhà nước không cấm. Nếu cấm sao người ta vẫn bán tùm lum trên thị trường?
Năm 2016, Tập đoàn C.P Việt Nam triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ở huyện Cầu Ngang và Duyên Hải, vơi trên 40 ao nuôi vơi diện tích 8ha mặt nước, mật độ từ 150 - 200 con/m2, năng suất bình quân 25 - 30 tấn/ha. Tuy đạt năng suất cao nhưng do chi phí đầu tư khá lớn, trình độ quản lý và hạ tầng kỹ thuật, nguồn điện chưa đáp ứng được yêu cầu nên mô hình này chưa có sức thuyết phục các hộ nuôi trong tỉnh.
Theo Đưc Toan (Thế Giới Tiếp Thị)
"Chết chìm" vì mang nặng "Không có doanh nghiệp nào sử dụng lao động dám trả dưới mức lương tối thiểu", nhiều doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản, giày dép, may mặc ở miền Tây khẳng định như vậy, dù họ đang trong cơn túng quẫn. Đầu năm 2018, lương tối thiểu theo nghị định số 141/2017/NĐ-CP sẽ được áp dụng theo vùng, dao động từ 2.760.000 -...