Kiến nghị Chính phủ dành 20% gói hỗ trợ cho doanh nghiệp TP. HCM
Bí thư Thành uỷ TP. HCM kiến nghị Chính phủ dành 20% gói hỗ trợ của Chính phủ cho TP và mong muốn cho phép đẩy nhanh tiến độ thành lập TP phía Đông.
Ngày 8/5, tại buổi làm việc trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo TP. HCM về tình hình kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm 2020, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong 8 tháng còn lại của năm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị Chính phủ dành 20% gói hỗ trợ của Chính phủ cho TPHCM. TP cũng mong muốn được Chính phủ cho phép đẩy nhanh tiến độ thành lập TP phía Đông, tạo động lực kinh tế.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kinh tế TP có giảm sút mạnh trong 4 tháng vừa qua. Sản xuất giảm là do nhu cầu nội địa và nước ngoài giảm chứ khả năng cung ứng và tổng năng lực chung của TP vẫn đảm bảo.
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi làm việc.
Từ đầu năm đến nay, TP có 7.773 doanh nghiệp phá sản hoặc đóng cửa, chiếm 3% trong tổng số doanh nghiệp. 97% số doanh nghiệp còn lại nếu được hỗ trợ bằng cách giảm áp lực chi trả các khoản vay, khoản nợ, giữ chân người lao động thì từ tháng 5/2020 có thể tiếp tục sản xuất bình thường trở lại. Như vậy, tiềm năng phục hồi kinh tế trong quý 2, quý 3 của TP còn nhiều.
Video đang HOT
Hiện nay, Chính phủ và TP. HCM đều có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, trong đó, gói hỗ trợ của Chính phủ đặc biệt quan trọng. Vì thế, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đề xuất Chính phủ dành 20% tổng gói hỗ trợ giao cho TP. HCM chịu trách nhiệm chi hỗ trợ doanh nghiệp: “TP đóng góp 27% ngân sách, 24% GDP thì xin cắt 20% gói hỗ trợ của Trung ương giao TP. HCM trực tiếp làm. TP cũng đang cân nhắc làm với doanh nghiệp theo nguyên tắc như thế nào, đưa tiêu chí cho doanh nghiệp tự điền vào, căn cứ vào đó để hỗ trợ và chịu trách nhiệm giải ngân nhanh, sau đó hậu kiểm trong vòng 3 – 6 tháng. Chứ giờ ngồi tính toán từng doanh nghiệp thì không biết bao giờ mới hỗ trợ cho xong. Đó là trách nhiệm chính trị mà chúng tôi cam kết làm nhanh được”.
Đẩy nhanh việc thành lập thành phố phía Đông
Về dài hạn, để tạo động lực phát triển cho TP. HCM trong 5 – 10 năm tới, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần phải đẩy nhanh việc thành lập Thành phố phía Đông gồm các quận: 2, 9, Thủ Đức. Theo tính toán, khu vực này sẽ có hơn 1 triệu dân với diện tích 22.000 ha, có khu công nghệ cao, 15 trường đại học, trên 100 ngàn sinh viên… Dự báo khu này sẽ đóng góp 30% GDP của TP (tương đương 4 – 5% cả nước) khi đi vào hoạt động. Nhưng muốn đạt được như vậy thì không thể làm riêng lẻ từng quận mà phải sáp nhập thành một TP trực thuộc TP. HCM.
Cụ thể hơn về tình hình phát triển kinh tế của TP, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến kinh tế và mọi mặt. GRDP quý 1 chỉ tăng 0,42% cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 1986; thu ngân sách chỉ được 120.703 tỷ đồng, giảm 9,88% cùng kỳ; thu hút đầu tư nước ngoài ở mức 1,3 tỷ USD, giảm 44,8%… Điểm sáng là GRDP của TP giảm nhưng vẫn chiếm 25% trong tổng GDP cả nước, tổng thu chiếm 25% cả nước, giải ngân vốn đầu tư đạt 4.270 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu đạt 14,4 tỷ USD, tăng 16,7%… Qua đó cho thấy, TP có những yếu tố tích cực để tăng trưởng nhanh trong thời gian tới
Hiện, TP. HCM đã chủ động chuyển sang trạng thái bình thường mới, tập trung thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế. TP tiếp tục triển khai 7 bộ tiêu chí để kiểm soát dịch bệnh trên 7 lĩnh vực, thực hiện 5 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, có các kịch bản phát triển kinh tế…
Về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP đã lập một tổ công tác thực hiện theo Kết luật Thanh tra, ban hành các kế hoạch triển khai thưc hiện kết luận; kiểm điểm các cá nhân, tập thể vi phạm; lập các dự án theo thứ tự ưu tiên; lập báo cáo kế hoạch khai thác các nguồn thu, cân đối vốn đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm. TP cũng đã kiến nghị Thủ tướng một số vấn đề về thu hồi và hoàn trả khoản tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước chưa đúng quy định đã đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm…
“Trong thời gian tới, UBND TP. HCM sẽ tham mưu cho Thành uỷ ban hành Nghị quyết về tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại kỳ họp giữa năm 2020. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo để TP thực hiện tốt các nội dung, khắc phục khó khăn, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo đúng mục tiêu đề ra”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết.
Kiến nghị giảm 10% giá điện
Tại buổi làm việc, TP. HCM cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề khác như: chỉ đạo Bộ Công thương giảm 10% giá điện như hiện nay và tạm thời dừng áp dụng bậc thang giá điện để hỗ trợ nhân dân và doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp khởi nghiệp được hạch toán khoản đầu tư vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp kỳ 2020 – 2021 với số tiền tối đa 30% giá trị lợi nhuận trước thuế; cho doanh nghiệp giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất… TP. HCM cũng mong muốn được phép xây dựng đề án không tổ chức HĐND quận và phường; chuyển một số diện tích đất nông nghiệp không hiệu quả thành đất công nghiệp, đô thị; có hướng dẫn phương án cổ phần hoá, điều chuyển công năng một số tài sản công…/.
Bất chấp chỉ trích, Bộ Tài chính vẫn giữ mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng
Dù có ý kiến phản đối mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân 11 triệu đồng/người/tháng là chưa phù hợp nhưng Bộ Tài chính vẫn bảo lưu đề xuất này.
Gửi báo cáo đến Hội nghị Chính phủ với các doanh nghiệp dự kiến diễn ra ngày 9-5, Bộ Tài chính cho hay căn cứ quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ số 59/TTr-BTC ngày 3-4-2020 về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, nội dung dự thảo nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên mức 4,4 triệu đồng/tháng, qua đó giảm nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân.
"Với đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh nêu trên, sẽ có khoảng 6,8 triệu người nộp thuế được hưởng lợi (trong đó có khoảng 1 triệu người đang thuộc diện phải nộp thuế sẽ không phát sinh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp) tương ứng với số thu thuế thu nhập cá nhân sẽ giảm khoảng 10.300 tỉ đồng mỗi năm" - Bộ Tài chính thông tin.
Các chuyên gia cho rằng cách tính giảm trừ gia cảnh dựa vào tỉ lệ lạm phát 23,2% cuối kỳ của Bộ Tài chính là không hợp lý
Như vậy, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm về mức giảm trừ gia cảnh mới là 11 triệu đồng/tháng dù kiến nghị này từng nhiều lần vấp phải phản đối từ người dân và các chuyên gia.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, cho rằng cách tính giảm trừ gia cảnh dựa vào tỉ lệ lạm phát 23,2% cuối kỳ là không hợp lý. Theo tính toán của ông, giai đoạn 2012-2019, lạm phát đã tăng đến 48%. "Do vậy, mức giảm trừ gia cảnh ít nhất phải từ 12,8 - 13,5 triệu đồng/cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 5,1-5,4 triệu đồng/người/tháng" - ông Thịnh nêu ý kiến.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ tháng 3-2020, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng Bộ Tài chính đã theo dõi CPI biến động để tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh mới là 11 triệu đồng/người/tháng. Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, mức điều chỉnh của bộ là phù hợp biến động giá cả.
Nhựa Đông Á (DAG): Lợi nhuận quý I/2020 chỉ bằng 7% so với cùng kỳ Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã chứng khoán DAG - HOSE) công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 196 tỷ đồng, giảm 43% so với quý I/2019; lợi nhuận sau thuế giảm còn 1,2 tỷ đồng, chỉ bằng 7% cùng kỳ. Theo Công ty giải trình, lợi nhuận kỳ này suy...