Kiện ngân hàng đòi gần 15 tỉ sau khi ‘chứng minh tài chính trong sạch’
Nguyên đơn nghe hướng dẫn đi mở tài khoản ngân hàng rồi chuyển gần 15 tỉ sang đó để “chứng minh tài chính trong sạch” nhưng không ngờ số tiền đó “bốc hơi” nên kiện ngân hàng đòi lại.
Vừa qua, TAND tỉnh Bắc Ninh đã xét xử phúc thẩm vụ bà C kiện ngân hàng về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ, do có kháng cáo của cả nguyên đơn, bị đơn.
Nguyên đơn kiện ngân hàng đòi 15 tỉ sau khi “ chứng minh tài chính trong sạch”. Ảnh minh họa AI.
Mất hàng chục tỉ vì chứng minh tài chính trong sạch
Theo hồ sơ, bà C trình bày, vào một ngày trong tháng 4-2022, bà đến chi nhánh một ngân hàng mở tài khoản giao dịch mang tên bà… Trong quá trình giao dịch tại quầy, khi được hỏi, bà C đọc cho nhân viên số điện thoại thường dùng của mình. Một lúc sau, nhân viên báo cho bà biết thủ tục mở tài khoản cá nhân đã xong và đọc cho bà biết số tài khoản.
Sau khi làm xong, bà C đã gọi điện, nhắn tin thông báo số tài khoản trên cho người thân, nhờ chuyển vào tài khoản này 15 tỉ để bà chứng minh tài chính trong sạch không liên quan đến hành vi rửa tiền của tội phạm ma túy…
Trong hai ngày liên tiếp kể từ sau ngày mở tài khoản, người thân của bà C đã chuyển tổng cộng 14,66 tỉ vào số tài khoản vừa mở của bà. Tuy nhiên, bà không nhận được điện thoại của ngân hàng hay tin nhắn về biến động số dư vào số điện thoại bà đã cung cấp.
Do đó, bà đến chi nhánh ngân hàng đề nghị nhân viên kiểm tra số dư thì được thông báo số dư là 99.983 đồng, trong khi bà không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền trực tiếp hay gián tiếp nào.
Vì vậy, bà kiện ngân hàng yêu cầu bồi thường 14,66 tỉ. Lý do là do nhân viên ngân hàng có các lỗi sai nghiệp vụ như không giải thích điều khoản, không hướng dẫn tải app, không hướng dẫn cách bảo mật tiền… Ngoài ra, bà cũng cho rằng ngân hàng có nhiều lỗi vi phạm dẫn đến hậu quả bà bị mất số tiền trên.
Phía bị đơn trình bày về quá trình đến mở tài khoản của bà C và cho rằng nhân viên của mình đã tư vấn đầy đủ về việc mở tài khoản; dịch vụ nhận biến động số dư; sử dụng app ngân hàng. Sau khi được tư vấn, bà C chỉ lựa chọn dịch vụ biến động số dư trên app ngân hàng…
Video đang HOT
Về việc mất số tiền 14,66 tỉ, ngân hàng trích dẫn quy định về trách nhiệm của khách hàng phải tự nhận thức các rủi ro khi sử dụng dịch vụ trên ngân hàng điện tử; trích dẫn văn bản của cơ quan công an liên quan đến tố giác tội phạm của bà C…
Từ đó, bị đơn cho rằng bà C đã bị kẻ gian lừa đảo để đánh cắp quyền truy cập, sử dụng điện thoại thông qua việc cài đặt phần mềm tên “phần mềm bảo mật” để thực hiện hành vi chiếm đoạt số tiền hơn 14,66 tỉ. Do ngân hàng đã thực hiện đầy đủ các hướng dẫn và không có lỗi trong việc mất số tiền 14,66 tỉ nên không chấp nhận yêu cầu của bà C.
Xử sơ thẩm, TAND TP Từ Sơn chấp nhận một phần yêu cầu của bà C, buộc ngân hàng bồi thường cho bà 800 triệu là một phần thiệt hại trong tài khoản của bà mở tại ngân hàng. Sau đó, cả nguyên đơn và bị đơn đều có kháng cáo; VKSND TP Từ Sơn kháng nghị toàn bộ bản án.
Lỗi hoàn toàn của nguyên đơn khi cài “phần mềm bảo mật”
Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Bắc Ninh nhận định hình ảnh camera thể hiện rõ bà C có cầm đề nghị mở tài khoản (hợp đồng) lên xem trước khi ký xác nhận. Do đó, tòa khẳng định lời khai của bà C về việc không được đọc hợp đồng trước khi ký là không đúng.
Theo tòa, khi bà C ký xác nhận và ghi rõ vào trang cuối của hợp đồng, đồng nghĩa việc bà đã đọc, hiểu rõ và đồng ý với toàn bộ nội dung của điều khoản, điều kiện về mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tài khoản tại ngân hàng. Theo quy định tại Điều 406 BLDS 2015, giao dịch này có hiệu lực pháp luật và có giá trị ràng buộc các bên.
Về sử dụng dịch vụ ngân hàng, phía bị đơn cung cấp cho bà các yếu tố định danh riêng cho khách hàng gồm tên truy cập là số điện thoại của bà; mật khẩu truy cập; mã số bí mật dùng một lần (mã OTP) để kích hoạt và sử dụng app ngân hàng, mã này gửi duy nhất đến số điện thoại bà đã đăng ký.
Tòa dẫn đơn tố giác tội phạm, bà C tố giác hai đối tượng (tự xưng) công tác tại Cục quản lý giao thông đường bộ và Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, có hành vi lừa đảo của bà số tiền hơn 26 tỉ. Các đối tượng này thông báo bà C tham gia giao thông gây tai nạn và liên quan đến đường dây buôn ma túy, rửa tiền; yêu cầu bà mở hai tài khoản ngân hàng và cài đặt phần mềm tên “phần mềm bảo mật” vào điện thoại của bà. Kế đến yêu cầu bà chuyển toàn bộ hơn 26 tỉ vào hai tài khoản ngân hàng mới mở (trong đó có tài khoản mở tại ngân hàng bị đơn) để chứng minh nguồn tiền trong sạch…
Tòa cũng dẫn kết quả điều tra xác định, theo yêu cầu của đối tượng, để chứng minh tài chính trong sạch, bà C đã mua điện thoại mới rồi cài đặt “phần mềm bảo mật” vào điện thoại mới này. Khi nào liên lạc với đối tượng trên thì bà C lắp sim số điện thoại (là số đăng ký mở tài khoản ngân hàng) vào máy mới mua.
Công an đã trưng cầu và có kết luận giám định “phần mềm bảo mật” có chức năng đọc và gửi tin nhắn SMS, nhận và xử lý tin nhắn SMS; đọc và tạo mới lịch sử cuộc gọi, thực hiện và chuyển hướng cuộc gọi; đọc và sửa đổi danh bạ; truy cập vào dữ liệu vị trí của thiết bị.
Theo tòa, sau khi bà C cài đặt “phần mềm bảo mật” vào điện thoại là bà đã mất quyền kiểm soát đối với điện thoại của mình. Thông qua “phần mềm bảo mật”, các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền 14,66 tỉ trong tài khoản của bà. Tòa xác định lỗi hoàn toàn thuộc về bà C.
Hơn nữa, vấn đề bảo mật trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử được ghi trong điều khoản, điều kiện mở tài khoản và sử dụng tài khoản tại ngân hàng. Theo đó, bà C cũng phải có trách nhiệm phải tự nhận thức được các rủi ro khi sử dụng dịch vụ trên ngân hàng điện tử…
Tòa dẫn quy định tại khoản 4, Điều 585 BLDS 2015 quy định, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Theo tòa phúc thẩm, cấp sơ thẩm cho rằng ngân hàng có một phần lỗi và buộc ngân hàng chịu một phần trách nhiệm khi bà C bị kẻ gian chiếm đoạt 14,66 tỉ là không có căn cứ.
Từ đó, tòa bác kháng cáo của bà C, chấp nhận kháng cáo của ngân hàng và kháng nghị của VKS, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện ngân hàng đòi bồi thường 14,66 tỉ của bà C.
Bỗng dưng mất tiền trong tài khoản, kiện ngân hàng để bồi thường được không?
(PLO)- Nhiều trường hợp tài khoản khách hàng bỗng dưng mất tiền xảy ra gần đây ở các ngân hàng khác nhau. Khách hàng có thể làm gì để lấy lại tiền đã mất? Khi nào có thể kiện ngân hàng để được bồi thường?
NHẪN NAM
Nhận "quả đắng" do hám lợi, cho vay tiền lãi suất cao
Thời gian qua, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Công an các địa phương đóng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo để người dân nâng cao tinh thần cảnh giác về thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Tuy nhiên, vì sự chủ quan, hám lợi lãi suất cao nên không ít người đã mất cả vốn lẫn lời khi cho người khác vay tiền đáo hạn ngân hàng.
Gần đây, một số người dân ở TP Huế đã gửi đơn thư đến Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng Lê Trung Đức (SN 1994, trú tại phường Đông Ba, TP Huế) bằng hình thức vay tiền đáo hạn ngân hàng.
Từ thông tin người dân cung cấp, qua công tác xác minh, điều tra, cơ quan Công an đã làm rõ, Đức từng là nhân viên tín dụng của một ngân hàng có chi nhánh đóng tại phường Tây Lộc, TP Huế. Để có thể vay mượn tiền của nhiều người, Đức cho biết đang cần một số tiền lớn để đáo hạn các khoản vay ngân hàng và hứa hẹn sẽ trả lãi suất cao. Do tin tưởng nên nhiều người ở TP Huế đã cho Đức vay tiền với tổng số tiền gần 1,2 tỷ đồng.
Có được tiền, Đức lao vào đầu tư mua vàng và tiền điện tử Bitcoin trên sàn Exness nhưng sau đó thua lỗ và không có khả năng chi trả. Sau nhiều lần gọi điện thoại đòi lại khoản tiền cho vay nhưng đối tượng Đức biện lý do trốn tránh, không nghe máy nên các chủ nợ đã làm đơn trình báo hành vi của Đức gửi đến cơ quan Công an. Qua điều tra, xác định Đức có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên vào giữa tháng 8 mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành bắt giữ Đức để xử lý theo quy định pháp luật.
Ngoài Lê Trung Đức, có nhiều người, thậm chí có cả nhân viên ngân hàng lợi dụng công việc quản lý nợ, mối quan hệ trong giao dịch tài chính rồi đưa ra thông tin gian dối nhằm mục đích vay tiền đáo hạn ngân hàng, sau đó dùng thủ đoạn chiếm đoạt tiền của người cho vay.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ Lê Trung Đức về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án mà ngày 27/8 vừa qua, HĐXX TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra xét xử, bị cáo Nguyễn Thị Lê Na (SN 1981, trú tại phường Xuân Phú, TP Huế) bị tuyên phạt 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là nhân viên giao dịch của một ngân hàng đóng tại TP Huế.
Bằng thủ đoạn vay tiền đáo hạn ngân hàng và trả lãi suất cao, Na đã khiến nhiều người dân ở TP Huế sập bẫy lừa, với tổng số tiền 9,4 tỷ đồng. Sau khi chiếm đoạt số tiền này, Na dùng trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân rồi không thể chi trả.
Cụ thể, do có quen biết với anh Võ Nguyễn H.P. (trú phường An Đông, TP Huế) nên khi anh P. đến ngân hàng đặt vấn đề với Na nâng hạng mục gói vay đang thế chấp nhà đất từ 3 tỷ đồng lên thành 5 tỷ đồng thì Na đồng ý thẩm định, giải ngân và cho anh P. vay thêm số tiền 1,8 tỷ đồng. Do đang nợ hơn 2 tỷ đồng nên Na đề nghị anh P. cho vay số tiền 1,8 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng, thời hạn vay từ 4 đến 10 ngày, lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày. Tin tưởng nên anh P. đã cho Na vay 2 lần với tổng số tiền 2,9 tỷ đồng, sau đó Na đã chiếm đoạt số tiền này. Với chiêu thức này, Na chiếm đoạt của chị Hồ Thị Hồng P. (trú phường An Cựu, TP Huế), là khách hàng thường xuyên đến giao dịch tại ngân hàng với tổng số tiền 5 tỷ đồng. Ngoài ra, đối tượng Na còn chiếm đoạt của chị Lê Thị Tuyết N. (trú phường An Đông, TP Huế) 2 lần với số tiền 1,5 tỷ đồng.
Một cán bộ điều tra cho biết, hiện tình trạng vay tiền lãi suất cao để đáo hạn ngân hàng vẫn đang diễn ra như "sóng ngầm". Vì tin tưởng, chủ quan, nhất là do hám lợi lãi suất cao nên nhiều người vẫn bất chấp sự cảnh báo của cơ quan Công an để cho các đối tượng vay tiền để rồi phải nhận quả đắng.
Theo Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đơn vị đang tiếp tục điều tra làm rõ thêm một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác liên quan đến vay tiền đáo hạn ngân hàng, vay thế chấp tài sản... Phương thức phạm tội của những đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn vay đáo hạn ngân hàng thường rất tinh vi. Để dụ dỗ người cho vay, các đối tượng thường đem theo tiền mặt trả tiền lãi trước cho nạn nhân hoặc thường "nổ" là gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, có mối quan hệ rộng và sẵn sàng trả tiền gốc và lãi khi cần...
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến cáo người dân không "nhẹ dạ cả tin", không hám lợi lãi suất cao. Người dân khi có nhu cầu vay tiền cần đến các chi nhánh ngân hàng uy tín để làm thủ tục vay vốn đúng quy định. Đặc biệt cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi cho người khác vay mượn tiền bạc. Trong trường hợp bị lừa đảo hoặc phát hiện các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần sớm đến cơ quan Công an gần nhất để trình báo để được hướng dẫn, giải quyết đúng theo quy định pháp luật.
Sức mạnh đồng tiền giúp bà Trương Mỹ Lan 'một tay che cả bầu trời' Đối với nhân viên, bà Trương Mỹ Lan trả mức lương cao ngất ngưởng để nhận sự hỗ trợ đắc lực trong việc rút tiền của Ngân hàng SCB. Đối với cán bộ Nhà nước, bà không ngại chung chi số tiền "khủng" để được bỏ qua các sai phạm. Bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm đã phải ra tòa để...