Kiên Giang vượt qua lũ lớn
Đến thời điểm này, người dân vùng rốn lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu, tỉnh Kiên Giang không còn lo ngại lũ lớn đổ về gây thiệt hại sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống như dự báo.
Thu hoạch lúa trước tình hình mưa lũ ở xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt/TTXVN
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang xuống và nước trên vùng lũ chững lại, gần như không còn tác động bất lợi đến sản xuất và dân sinh.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, ngay từ đầu mùa lũ năm nay, tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án và triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó nên mặc dù lũ khá lớn nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ.
Đến thời điểm này, mực nước nội đồng trên địa bàn tỉnh, nhất là ở hai vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu đang xu thế giảm dần. Nhận định tình hình lũ trong thời gian tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống nhanh, khả năng lũ lên cao gần như không còn nhưng không được chủ quan trước những diễn biến bất thường của lũ.
Theo đó, để chủ động phòng, chống giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra trước và trong mùa lũ, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương trong vùng lũ tổng rà soát hệ thống đê bao, bờ bao bảo vệ sản xuất lúa Hè Thu, Thu Đông, nuôi trồng thủy sản và những loại cây trồng, vật nuôi khác. Khẩn trương gia cố, tôn cao bờ bao, đê bao thấp, yếu có nguy cơ xảy ra nước tràn, vỡ, sạt lở trong mùa lũ, đắp đập ngăn lũ.
Đến đầu tháng 10 này các địa phương đã gia cố hơn 600 km bờ bao, đắp 236 đập ngăn lũ và đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ các đoạn bờ bao xung yếu để kịp thời bồi trúc, gia cố đảm bảo an toàn. Tổng kinh phí thực hiện 53 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 18 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 35 tỷ đồng.
Cùng với đó, các địa phương vùng lũ tập trung thu hoạch những trà lúa Hè Thu chín và sắp chín tại các khu vực mà hệ thống đê bao, bờ bao chưa đảm bảo ở huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất để tránh thiệt hại do lũ gây ra. Tiếp đến, hai lực lượng quân đội và bộ đội biên phòng tỉnh hỗ trợ các địa phương gia cố, tôn cao trên 23 km bờ bao, đắp gần 100 đập ngăn lũ bảo vệ sản xuất, giúp dân thu hoạch lúa chạy lũ theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” hơn 30 ha lúa Hè Thu.
Thượng tá Phan Thành Công, chính trị viên đồn biên phòng Vĩnh Điều (Giang Thành, Kiên Giang) chia sẻ, từ đầu mùa lũ đến nay, ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc, các đồn biên phòng đứng chân trên địa bàn huyện Giang Thành sẵn sàng giúp dân ứng phó với lũ, bố trí lực lượng hỗ trợ các địa phương trong những tình huống khẩn cấp, bảo vệ tài sản, ổn định đời sống nhân dân.
Riêng đồn biên phòng Vĩnh Điều, hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ xuống giúp dân gặt lúa, đắp bờ bao chống ngập những ruộng lúa chưa đến kỳ thu hoạch đảm bảo an toàn, bảo vệ tài sản của nhân dân.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Nguyễn Văn Tâm, cho hay sau khi mở xả lũ 2 đập Trà Sư và Tha La của tỉnh An Giang (31/8/2018), tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc địa phương triển khai nhanh các giải pháp ứng phó với lũ ở vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu, chỉ đạo kịp thời trong giai đoạn lũ đang lên nhanh. Tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, tăng cường công tác thông tin tình hình lũ để người dân và địa phương biết chủ động ứng phó, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra.
Video đang HOT
Chốt cứu hộ, cứu nạn trong mùa lũ tại xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt/TTXVN
Hiện nay, đối với các ô bao trong vùng lũ đã thu hoạch lúa dứt điểm, nông dân mở đập để nước vào đồng ruộng vừa lấy phù sa bồi bổ độ màu mỡ cho đất, vừa diệt trừ sâu bệnh, làm sạch tự nhiên đồng ruộng, cải tạo đất chuẩn bị sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2018 – 2019.
Ông Huỳnh Văn Trì, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) nó, mùa lũ năm nay vừa đem lại nguồn lợi cá, tôm có thêm thu nhập cho nông dân, vừa mang phù sa cho đồng ruộng sau nhiều năm không có lũ. Điều này rất có lợi cho sản xuất vụ lúa Đông Xuân sắp tới vì giảm được lượng phân bón nhưng lúa sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch 265.700 ha, đạt trên 87% diện tích gieo sạ. Trong đó, vùng ảnh hưởng lũ Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu 243.000 ha và vùng không ảnh hưởng lũ U Minh Thượng 22.700 ha, diện tích lúa còn lại dự kiến thu hoạch dứt điểm vào nửa cuối tháng 10.
Tiếp đến, lúa Thu Đông đã thu hoạch 6.250 ha, bằng 8,45% diện tích xuống giống. Các trà lúa này đều nằm trong đê bao hoặc bờ bao đã được gia cố an toàn, dự kiến thu hoạch dứt điểm vào nửa cuối tháng 11/2018.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng lũ, đến nay có khoảng 370 ha lúa Hè Thu bị ngập, thiệt hại trên 70%, tập trung ở hai huyện Giang Thành và Hòn Đất. Những trà lúa bị thiệt hại này đều nằm ngoài các ô bao khép kín, đất trũng thấp, đất than bùn nên rất khó khăn gia cố, bồi trúc, tôn cao bờ, đê bao để bảo vệ lúa.
Đối với dân sinh, mùa lũ năm nay đến thời điểm này chưa ảnh hưởng, tác động đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Các điểm trường học, trụ sở cơ quan, công trình công cộng, nhà dân đều ở các cụm, tuyến dân cư vượt lũ an toàn, không bị ngập nước, hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo việc đi lại cho nhân dân trong mùa mưa lũ và mọi sinh hoạt trong đời sống nhân dân, cộng đồng xã hội diễn ra bình thường.
Các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên đã triển khai 17 chốt cứu hộ, cứu nạn tại những nơi xung yếu; dự phòng phương án di dời dân, các điểm giữ trẻ tập trung… để sẵn sàng chủ động triển khai khi có lũ lớn hơn dự báo và những diễn biến bất thường của mùa mưa lũ có thể xảy ra.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Nguyễn Văn Tâm kiến nghị, để chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với lũ trong những năm tiếp theo có thể xảy ra, tỉnh đề nghị các bộ, ngành chức năng Trung ương tăng cường dự báo, cảnh báo lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là dự báo dài hạn để kịp thời cung cấp cho các địa phương chủ động bố trí sản xuất, chủ động ứng phó hiệu quả.
Tỉnh cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ Kiên Giang đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ các tuyến đê bao, bờ bao chống lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu để đảm bảo và ổn định sản xuất an toàn, bền vững, hiệu quả.
Lê Huy Hải
Theo TTXVN
Du lịch nông nghiệp ĐBSCL: Bắt cá, trồng lúa, đi cày "hút" khách nước ngoài
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư tại hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Tổng cục Du lịch phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, UBND tỉnh An Giang và Báo NTNN/Dân Việt tổ chức vào sáng nay (1.10).
Tăng thu nhập người dân
Theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn hiện nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%.
Do vậy, để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, cần phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt và nổi bật của nông nghiệp, nông thôn.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Tiến nhận định: "Hoạt động du lịch vừa tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn; vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của người dân nông thôn. Phát triển du lịch sẽ lan toả ra các ngành kinh tế khác, đặc biệt là các ngành thương mại, dịch vụ; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương; từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn".
Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM T.Ư phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Chúc Ly
Ngoài ra, ông Tiến cũng cho rằng, việc khai thác lợi thế về cảnh quan, địa hình để tổ chức du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống ở nông thôn cũng là một mắt xích quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch ở nông thôn. Có thể nói, du lịch nông thôn đang là xu hướng phát triển của thế giới hiện nay. Tại Việt Nam cũng đã có những mô hình thành công, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
Ông Tiến chia sẻ, nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng, miền độc đáo, chất lượng, đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các nhóm mục tiêu khác nhau. Các loại hình du lịch như: Trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, sinh thái... đã phát triển, chiếm tỷ lệ ngày càng cao bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống.
Ông Tiến cho rằng, các hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Ảnh: Chúc Ly
"Thông qua đó, các yếu tố văn hóa truyền thống, sinh thái gắn với nông nghiệp đã được khai thác một cách sáng tạo để phục vụ du khách, như: Khuyến khích xây dựng nhà có phòng cho thuê mang phong cách truyền thống địa phương; sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường; người dân sử dụng món ăn, mặc trang phục truyền thống phục vụ khách... Những hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài", ông Tiến thông tin.
Trong khi đó, theo đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, với các sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch ĐBSCL chủ yếu thu hút du khách quốc tế, đặc biệt là khách từ thị trường Âu - Mỹ, những người muốn khám phá vẻ đẹp dân dã của vùng miệt vườn sông nước bằng cách hòa nhập vào đời sống thực tế của người dân địa phương.
Gắn du lịch nông nghiệp với xây dựng NTM
Tuy nhiên, tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, mới phát triển theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu và chưa thực sự bền vững; các sản phẩm du lịch còn chưa rõ nét và hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch về cả số lượng cũng như chất lượng như mức chi tiêu bình quân hàng ngày, số ngày lưu trú chưa cao.
Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do tính định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với nông thôn, nông nghiệp của Nhà nước còn chưa rõ. Các địa phương bắt nhập với xu thế phát triển chưa nhanh, chưa quyết liệt.
Du lịch nông nghiệp ĐBSCL cần nhiều giải pháp quyết liệt để khai thác tốt tiềm năng. Ảnh: Huỳnh Xây
Nói về giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, ông Tiến kiến nghị, muốn gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp nói riêng, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn nói chung nhằm đảm bảo xây dựng NTM bền vững, phải thực hiện song song 2 trục giá trị trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là giá trị thu được từ bán sản phẩm nông sản và giá trị thu được từ hoạt động du lịch thông qua các dịch vụ tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, trải nghiệm sản xuất, hưởng thụ môi trường sinh thái, trải nghiệm văn hóa nông thôn...
"Ngay trong quá trình chỉ đạo xây dựng NTM, chúng ta phải đặc biệt coi trọng vấn đề này; gắn phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM, phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và khai thác các giá trị của nông nghiệp truyền thống", ông Tiến đề nghị.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, tại Việt Nam, nhiều nơi đã và đang đẩy mạnh chú trọng khai thác loại hình du lịch nông nghiệp. Các tỉnh, thành ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng cũng đang dần khẳng định vị thế và tích cực nâng cấp chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp của địa phương, đặc biệt xây dựng loại hình du lịch nông nghiệp tại các vùng NTM.
Theo Danviet
Dự báo thời tiết 30/9: Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội lạnh về đêm Dự báo thời tiết 30/9: Khoảng chiều tối và đêm nay, bộ phận không khí lạnh sẽ tăng cường xuống các tỉnh miền Bắc nước ta. Ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang tăng cường xuống phía Nam. Dự báo từ khoảng chiều tối và đêm nay, bộ phận không khí lạnh này sẽ tăng cường xuống các tỉnh...