Kiên Giang: Ủ cá cơm ngon 1 năm mới ra được 1 mẻ nước mắm
“Dù nước mắm hiện nay làm không đủ bán nhưng quy trình sản xuất luôn tuân thủ nghiêm ngặt phải 12 tháng mới cho ra 1 mẻ. Hiện cơ sở cung cấp nước mắm truyền thống cho nhiều nơi trong tỉnh và các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre…
Sản lượng sản xuất khoảng 300.000 lít/năm, doanh thu gần 1,2 tỷ đồng/năm” – ông Tạ Văn Tấn (65 tuổi, ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) cho biết.
Sau hơn 10 năm khởi nghiệp, ông Tấn đã xây dựng thành công thương hiệu nước mắm truyền thống Hương Biển với nhiều sản phẩm làm từ cá cơm của miền biển Phú Quốc.
Xuất thân nghèo khó, từ năm 12 tuổi ông Tấn phải đi làm đủ thứ nghề để kiếm sống. 20 tuổi, ông mua nước mắm về bán sỉ, rồi cân cá cơm bán lại cho các hãng nước mắm. Tìm tòi, ông học được cách ủ chượp nước mắm truyền thống, nên năm 2007, ông quyết định về quê bắt tay làm nước mắm.
Ông Tấn đã chọn nghề làm nước mắm truyền thống để gắn bó dù trải qua nhiều thăng trầm. Ảnh: NQ.
Ông Tấn chọn làm nước mắm từ cá cơm ủ trong thùng gỗ với muối theo phương pháp ủ chượp truyền thống. Sau 12 tháng ủ, mẻ nước mắm đầu tiên với 3.500 lít nước mắm thành phẩm ra đời.
Suốt mùa nguyên liệu đánh bắt cá cơm (từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch), khi tàu cá về, bất cứ thời điểm nào ông cũng đích thân ra tận cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành) để kiểm tra cá cơm và thu mua trực tiếp, rồi dùng 3 chiếc ghe lớn vận chuyển cá về hãng.
Những ngày đầu, đích thân ông Tấn phải đến từng đại lý trong và ngoài huyện để mời dùng thử. Sau thời gian kiên trì chào hàng, một vài đại lý quyết định đặt hàng.
Video đang HOT
Tiếng lành đồn xa, chẳng bao lâu, toàn bộ mẻ nước mắm đầu tiên đã được tiêu thụ hết. “Nghề nước mắm rất cực công, cả quá trình làm ra sản phẩm và con đường tiêu thụ đều không phải dễ” – ông Tấn chia sẻ.
Chân ướt chân ráo vào nghề, ông Tấn vấp phải không ít khó khăn. Đa phần đại lý lấy hàng đều không trả tiền ngay mà yêu cầu được lấy hàng trả tiền theo hình thức gối đầu. Nguồn vốn thu hồi chậm, cộng với giá cá cơm nguyên liệu lúc bấy giờ tăng cao, trong khi các loại nước chấm công nghiệp tràn ngập thị trường với giá rẻ, đã khiến việc sản xuất và kinh doanh nước mắm của gia đình ông Tấn đứng trước thách thức lớn.
Ông Tấn bộc bạch: “Không nhiều vốn như các doanh nghiệp lớn, cũng không thể hạ giá bán để cạnh tranh với các dòng nước chấm công nghiệp, hãng nước mắm của gia đình buộc phải ngưng sản xuất”.
Hiện nay cơ sở nước mắm của ông Tấn, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang sản xuất khoảng 300.000 lít/năm, doanh thu gần 1,2 tỷ đồng/năm. Ảnh: NQ.
Đóng cửa hãng nước mắm, ông Tấn quay trở lại nghề mua bán cá nguyên liệu, song đam mê với nghề làm nước mắm truyền thống vẫn âm ỉ trong ông. Sau thời gian gián đoạn, năm 2010, ông Tấn trở lại với nghề làm nước mắm. Do đã có kinh nghiệm nên việc sản xuất chẳng bao lâu dần đi vào ổn định. Ông tìm cách liên hệ lại với các “mối ruột”, đồng thời mở rộng tìm khách hàng tại các tỉnh khác.
Nhờ chất lượng nước mắm luôn ổn định, lại có vị ngon, mùi thơm đặc trưng, nhất là không sử dụng phẩm màu mà vẫn có được màu cánh gián đặc trưng từ việc ủ chượp đúng quy trình, nên nước mắm của gia đình ông sản xuất đã nhanh chóng được nhiều đại lý và người dân tin dùng.
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, ngoài bán sỉ cho đại lý, ông Tấn còn chọn kênh bán lẻ để thu hồi vốn nhanh và động viên các đại lý lấy gối đầu từ 1-2 tuần để dòng vốn không bị nghẽn. Ông quan tâm đầu tư phần mẫu mã, thiết kế logo và lấy tên thương hiệu nước mắm Hương Biển.
Sau hơn 3 năm, với nhiều sản phẩm như nước mắm với từng tiêu chuẩn độ đạm khác nhau thương hiệu nước mắm Hương Biển xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng.
Ông Tấn cho biết: “Mình bán giá vừa phải, không lời nhiều nhưng tuyệt đối không được lỗ. Dù nước mắm hiện nay làm không đủ bán nhưng quy trình sản xuất luôn tuân thủ nghiêm ngặt phải 12 tháng mới cho ra 1 mẻ. Hiện cơ sở cung cấp sản phẩm cho thị trường huyện Tân Hiệp, nhiều nơi trong tỉnh và các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre… Sản lượng sản xuất khoảng 300.000 lít/năm, doanh thu gần 1,2 tỷ đồng/năm”.
Theo ông Tấn, qua tìm hiểu thị trường, ông Tân nhận thấy người tiêu dùng ngày càng tin dùng nước mắm truyền thống. Đây chính là cơ hội để các nhà thùng sống được với nghề, đồng thời, gìn giữ và phát huy được nghề vốn là thế mạnh của tỉnh miền biển.
Theo Danviet
Kiên Giang: Thấy giống ổi lạ, mua về trồng, không ngờ lại bán chạy
Anh Nguyễn Thành Luận (ngụ ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) thấy giống ổi lạ ở Đồng Tháp, khi hỏi ra thì biết đó là giống ổi lê Đài Loan. Anh mua giống ổi này về trồng kín khắp vườn nhà và giờ đây thu nhập chính của gia đình là từ vườn ổi. Ổi lê Đài Loan ra trái đều, mã đẹp, bán chạy, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, trong 2 năm qua, nhiều nông dân ở Kiên Giang đã tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trên các cánh đồng, nhiều giống lúa, rau màu, cây trái mới được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện thu nhập, giúp người dân vươn lên khá, giàu.
Trái ngọt đầu mùa
Đưa chúng tôi thăm vườn ổi của gia đình, anh Nguyễn Thành Luận (ngụ ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp) chia sẻ: "Mảnh vườn này trước đây là đất ruộng, cho thu nhập rất thấp. Năm 2016, trong một lần qua Đồng Tháp thăm người thân, tôi thấy trong vườn có một giống ổi rất sai quả, hỏi ra mới biết đó là ổi lê Đài Loan. Về quê, tôi bàn với gia đình cải tạo toàn bộ đất vườn và nhờ người gửi về vài chục cây ổi giống để trồng".
Anh Luận (bên trái) trao đổi về kỹ thuật trồng ổi lê Đài Loan với người dân địa phương. Ảnh: Ngọc Quyên
Sau khi trồng thử thấy giống ổi này phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương, anh Luận quyết định mua tiếp 200 gốc ổi lê về phủ kín khu vườn. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn ổi của anh Luận phát triển tốt, cho sai trái và thu hoạch quanh năm, lãi khoảng 40 triệu đồng/năm. Với mô hình này, cuộc sống của gia đình anh đã khá hơn trước.
Theo anh Luận, giống ổi lê quả to, giòn, ngọt, được thị trường ưa chuộng nên dễ tiêu thụ. Điểm đặc biệt là ổi lê có bộ rễ mạnh, chịu phèn tốt, thân cành chắc khỏe nên có khả năng chống chịu tốt với gió. Đặc biệt, để trái ổi không bị cháy nắng, có hình dáng đẹp, cũng như chống được ruồi vàng đục trái làm hư hỏng, anh Luận dùng túi nylon bọc từng quả lại từ khi còn nhỏ nhằm hạn chế sử dụng phun thuốc bảo vệ thực vật.
Chia sẻ với phóng viên, bà Phan Kim Loan - Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Hiệp cho biết: Để từng bước giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, các ngành, các cấp trong huyện đã vận động người dân tích cực phát triển mô hình vườn - ao - chuồng, tận dụng khai thác hiệu quả đất đai, lao động. Hiện toàn huyện có hơn 700 hộ thực hiện mô hình vườn - ao - chuồng, mô hình đa canh tổng hợp có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/hộ/năm, hàng chục mô hình kinh tế trang trại cho thu nhập từ 700 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/năm.
Với những tác động từ mọi nguồn lực, sự chủ động thay đổi tập quán canh tác, đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Tân Hiệp không ngừng được cải thiện. Theo đó, năm 2018, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ở đây đạt 40,6 triệu đồng tăng 7,6 triệu đồng so năm 2016.
Mạnh dạn thay đổi
Bên cạnh những mô hình trồng trọt mới cho hiệu quả cao, con tôm càng xanh cũng đang trở thành một trong những vật nuôi chủ lực ở Kiên Giang, giúp nhiều hộ gia đình có đời sống khấm khá.
Từ năm 2005, ông Phạm Văn Tư ở ấp Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc (huyện Vĩnh Thuận) cùng vài nông dân khác nuôi thử nghiệm loài tôm càng xanh. Trước đó, thấy trồng lúa không hiệu quả, ông Tư đã quyết định chuyển qua nuôi tôm sú. Vụ tôm đầu tiên thành công, vụ thứ hai ông Tư tiến hành thử nghiệm nuôi ghép tôm sú cùng tôm càng xanh. Tôm sú nuôi khoảng 4 tháng thì thu hoạch, còn tôm càng xanh 5-6 tháng. Tuy nhiên, điều ông Tư rút ra được là khi 2 loại tôm này được nuôi chung thì lại không nhiễm bệnh cho nhau.
Theo ông Tư, muốn nuôi tôm càng xanh phải "nuôi" nước trước mới thả tôm. Vụ nuôi vừa thu hoạch xong, tát cạn rồi phơi vuông 10-15 ngày, sau đó cho nước vào, tạt vôi và gây màu nước bằng chế phẩm sinh học. Định kỳ 10 ngày thay nước một lần để kích thích tôm lột vỏ, mau lớn. Ông Tư tính toán, mỗi năm nuôi 2 vụ tôm có thể thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Được biết, thức ăn cho tôm càng xanh có thể dùng thức ăn công nghiệp, song từ tháng thứ 4 trở đi nông dân có thể cho tôm ăn độn, từ gạo lứt, ốc, cá vụn, khoai mì... Dù tỷ lệ hao hụt khoảng 50%, song tôm càng xanh nuôi ở ấp Đồng Tranh cho sản lượng và năng suất khá cao, đạt từ 500-600kg/ha.
Theo Phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thuận, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến năm 2017, huyện đã chuyển dịch được hơn 1.300ha đất trồng cây sang nuôi trồng thủy sản, nâng diện tích tôm nuôi lên gần 24.000ha, tăng hơn 1.300ha; sản lượng tôm nuôi tăng từ 9.350 tấn lên hơn 12.800 tấn so năm 2015.
Theo Danviet
Bộ NN&PTNT yêu cầu tạm dừng, lấy ý kiến về tiêu chuẩn nước mắm Trao đổi với báo chí chiều 12/3, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, đã chỉ đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tạm dừng việc thực hiện tiếp các quy trình xây dựng tiêu chuẩn đối với nước mắm để kiểm tra, xin ý kiến của các bên liên quan. Cụ thể,...