Kiên Giang: Tạm giữ 125 phương tiện trong vụ đua xe trái phép
Một nhóm thanh niên ở nhiều tỉnh thành miền Tây tụ tập đua xe trên tuyến Quốc lộ 61 nhưng bị Công an tỉnh Kiên Giang phát hiện.
Hiện Công an Kiên Giang đang điều tra ai là kẻ chủ mưu cuộc đua xe trái phép quy mô lớn này.
Thông tin về vụ việc, chiều 5/5, Đại tá Phạm Trung Thành – Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Kiên Giang – xác nhận: Công an đang tiến hành điều tra, làm rõ một vụ đua xe trái phép với quy mô lớn.
Do vụ việc liên quan nhiều đối tượng nên lực lượng công an cần thời gian rà soát, điều tra xem ai là người tổ chức, đối tượng nào đua xe, cổ vũ… để có hướng xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện các đối tượng tham gia đua xe trái phép đã được bảo lãnh về nhà.
Vụ đua xe trái phép quy mô lớn xảy ra trên địa bàn xã Định Hòa, huyện Gò Quao diễn ra vào khoảng 2 giờ 45 phút ngày 30/4. Thông tin vụ đua xe này do lực lượng trinh sát của công an tỉnh nắm được và ban đầu nhóm đua xe này định tổ chức đưa ở huyện Châu Thành nhưng thấy lực lượng công an tuần tra nên các đối tượng kéo về xã Định Hòa (nằm trên Quốc lộ 61) tổ chức đua xe. Và cũng tại đây nhóm đua xe này bị lực lượng công an tỉnh, huyện và xã vây bắt.
Video đang HOT
Trong số 125 phương tiện mà công an bắt giữ (có 145 đối tượng gồm nam và nữ) trong đó có 14 phương tiện đã được các đối tượng “nâng cấp” để đua xe.
Các phương tiện còn lại là các loại xe mô tô bình thường. Nhóm tham gia đua xe trái phép có độ tuổi từ 16 – 25, ngụ các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.
Hà Anh
Theo_Giáo dục thời đại
Xe tạm giữ bị hỏng, cảnh sát giao thông có phải bồi thường?
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.
Hỏi: Trên đường đi làm tôi có vi phạm giao thông là vượt đèn đỏ và không mang giấy tờ xe nên xe máy của tôi bị CSGT tạm giữ 7 ngày. Mấy ngày sau khi mang giấy tờ và tiền nộp phạt để lấy xe về tôi phát hiện xe máy của mình bị mất gương, yếm bị vỡ, xăng xe bị rút hết. Trong trường hợp này tôi có được yêu cầu cơ quan CSGT bồi thường cho tôi không?
Xe tạm giữ bị hỏng, cảnh sát giao thông có phải bồi thường? - Ảnh minh họa (Nguồn: vovgiaothong.vn)
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định: để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt với những hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 107/2014/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có các quyền sau:
1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền hoặc bằng hiện vật)
Với các quy định nêu trên, khi phát hiện phương tiện bị tạm giữ của mình bị hư hỏng, bạn có quyền yêu cầu lập biên bản và yêu cầu được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu những hư hỏng đã có trước khi xe bị tạm giữ (được ghi nhận trong biên bản) hoặc là những hao mòn tự nhiên, lỗi kỹ thuật đặc hữu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó.
Như vậy, anh có thể làm đơn khiếu nại lên cơ quan công an đã ra quyết định tạm giữ phương tiện, đơn yêu cầu cơ quan quản lý phương tiện bồi thường, trong đơn nêu rõ từng khoản thiệt hại đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường. Một lưu ý là anh không phải chứng minh lỗi gây ra thiệt hại.
Theo Đời sống Pháp luật
TP HCM tạm giữ, tịch thu 600 phương tiện phạm lỗi Các xe bị xử lý trong tuần qua hầu hết đều vi phạm các lỗi, như: thay đổi dung tích xilanh, kết cấu khung sườn, thiếu đèn, gương chiếu hậu... Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau gần 1 tuần tập trung xử lý các loại xe gắn máy hai bánh không đảm bảo an toàn kỹ thuật, tính đến chiều nay (26/10),...