Kiên Giang: Mùa nước nổi trồng dưa leo, mướp hương “hốt bạc”
Mùa nước nổi năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh, ngụ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Lợi ( huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) trồng 0,2ha dưa leo, 0,3ha mướp hương. Hơn 1 tháng nay, ngày nào vợ chồng anh Khanh cũng thu về hơn 400.000 đồng tiền bán dưa leo, chưa kể tiền bán mướp hương…
Vào mùa nước nổi, trong khi nhiều nơi ruộng đồng bị ngập nước, nhiều người phải tất bật với việc thu hoạch lúa chạy lũ, thì có nơi nông dân vẫn trồng được rau màu nhờ nằm trong vùng đê bao kiên cố. Từ trồng màu mùa nước nổi, nhiều hộ ở các huyện Châu Thành, Giồng Giềng, Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang đã có thu nhập tốt.
Từ mờ sáng, ông Danh Phương – Giám đốc Hợp tác xã rau sạch Thạnh Hưng, xã Thạnh Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đã có mặt ở rẫy trồng màu để thu hoạch cải xanh, ngò om, quế cho kịp cân chợ sớm. Với 2.000m2 đất trồng, hơn 2 tháng nay, ông Phương đã thu hoạch được gần 4 tấn rau màu các loại với giá bình quân 10.000 đồng/kg.
“Mùa nước nổi năm nay có mưa nên trồng rau nhẹ công tưới lại bán được giá, bình quân cao hơn 5.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Ước tính sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng trong 3 tháng trồng rau màu mùa nước nổi” – ông Phương chia sẻ.
Trồng rau màu mùa nước nổi giúp nông dân tỉnh Kiên Giang có thu nhập cao. Ảnh: NQ.
Theo ông Phương, hiện toàn Hợp tác xã rau sạch Thạnh Hưng có gần 6ha rau các loại. Do địa bàn ấp Thạnh Hưng là vùng đất thấp nên xã viên chọn trồng rau ăn lá ngắn ngày như: Cải xanh, dưa leo, rau thơm, cần nước, cù nèo… Hiện giá rau màu bán được giá cao nên bà con rất phấn khởi.
Hơn 1 tháng nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh, ngụ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Lợi (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) thu về khoảng 400 ngàn đồng/ngày từ 200m2 đất bờ bao trồng dưa leo. “Dưa leo vụ này bán được 5.000 đồng/kg đã có lời nhờ thời tiết thuận lợi, dưa leo cho trái đạt và ít sâu bệnh” – anh Khanh chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Khanh, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang đang tưới nước cho rẫy mướp. Ảnh: NQ.
Video đang HOT
Nhìn giàn dưa leo được căng dây thẳng tắp với những dây dưa xanh mướt cho trái xum xuê, có lẽ ai cũng phải thán phục sự cần mẫn, bài bản trong cách làm nông của vợ chồng anh Khanh. Ngoài dưa leo, anh Khanh còn có 3.000m2 mướp hương đang kỳ cho trái.
Để tiết kiệm nhân công, anh Khanh xẻ 4 con mương cắt ngang ruộng mướp để mỗi khi tưới nước cho rẫy mướp anh chỉ cần cầm giàn tưới bằng máy rồi đứng trên chiếc xuồng ba lá lần lượt tưới khắp các luống. Việc làm này vừa giúp rút ngắn thời gian tưới, vừa hạn chế được rầy cám sinh sôi nhờ lực phun từ vòi tưới khá mạnh. Dưới mương của rẫy mướp, anh Khanh thả cá tai tượng, cá tra.
Nông dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang chăm sóc rau màu mùa nước nổi. Ảnh: NQ.
Còn tại huyện Tân Hiệp, chủ trương trồng màu mùa nước nổi được huyện đặc biệt chú trọng, nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hướng nông dân tận dụng thời gian nông nhàn, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai để tăng thu nhập. Hưởng ứng chủ trương của huyện, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Hiệp đều tổ chức sản xuất rau màu mùa lũ, nhiều nhất là xã Thạnh Trị.
Chị Lê Thị Ngợi, ngụ ấp Đông Thọ B, xã Thạnh Trị, hộ có 1.500m2 đất trồng dưa leo chuẩn bị cho thu hoạch, cho biết: “Trồng hoa màu vào mùa nước nổi không phải sợ rớt giá nhưng phải giữ được mặt ruộng khô ráo, tránh để nước lũ rò rỉ hoặc mưa nhiều… Tôi và bà con trồng màu ở đây đều chuẩn bị sẵn máy móc và thay phiên nhau túc trực để đề phòng sự cố”.
Theo Danviet
Xuyên rừng tràm mùa nước nổi, ăn chuột đồng nướng lu, ngắm chim đậu trên cây
Chúng tôi về Gáo Giồng-Cao Lãnh, Đồng Tháp giữa mùa nước nổi. Nước mênh mông khắp các kinh rạch dọc ngang làm cả khu sinh thái này như một ốc đảo nổi trên mặt nước
Sau trận mưa nhỏ, không khí trong lành. Tiếng bìm bịp kêu bên những cánh rừng tràm hoa trắng ngát hương. Hoa điển điển nở vàng. Hoa súng tím, hoa sen hồng khoe sắc. Từng đàn chim đủ các loại kéo nhau về quần tụ trên những ngọn cây, tiếng vỗ cánh xao động lan theo mặt nước... Ngồi trên chiếc xuồng ba lá xuôi dòng kinh, cảm giác thật thanh bình, yên tĩnh.
Tác giả Trần Mai Hưởng ở ngoài cùng bên trái ảnh
Đưa chúng tôi đi thăm rừng tràm, cô lái đò Dương Ngọc Mỹ, duyên dáng, trẻ trung với tuổi 19, kể:
- Nhiều năm rồi mới có mùa nước nổi như năm nay. Bình thường, con kinh chú cháu mình đang đi sâu chưa được hai mét mà bữa ni tới hơn bốn mét. Có nước về, con người cây cỏ chim muông ở đây đều như được hồi sinh!
Cảnh đẹp của rừng tràm mùa nước nổi ở khu sinh thái Gáo Giồng.
Dương Ngọc Mỹ có vẻ đẹp chân chất, nét cười rất duyên dáng của một cô gái miền tây. Cô cho biết, vì muốn giúp ba mẹ nên nghỉ học sớm, vào làm ở khu sinh thái từ mấy năm trước. Từ bé đến nay, cô mới chỉ lên thành phố Cao Lãnh vài lần, chưa bao giờ đến Cần Thơ hoặc đi xa hơn. Qua câu chuyện kể, Dương Ngọc Mỹ giúp chúng tôi hiểu thêm về Gáo Giồng, tên gọi xuất phát từ chỗ có nhiều cây gáo cổ thụ mọc ở đây.
Gáo Giồng nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú. 15 loại chim sinh sống trong những khu rừng ở đây. Nhiều nhất là các loài cò như cò trắng, cò lửa, cò ma..., có cánh rừng hàng ngàn con quần tụ sinh sống. Gáo Giồng là vườn cò lớn nhất Đồng Tháp Mười.
Ngoài ra ở đây còn các loài chim khác như trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, vịt giời. Nguồn thuỷ sản ở Gáo Giồng, một vựa cá nước ngọt lớn của cả vùng, cũng rất phong phú với các loài cá như cá lóc, cá sặc, cá lăng, cá bống... Đặc biệt, mùa nước nổi, từ đàn cá linh từ Biển Hồ theo nước về đây, một đặc sản ở Gáo Giồng.
Khu sinh thái Gáo Rồng được coi là lá phổi của vùng Đồng Tháp Mười. Diện tích rừng tràm ở đây là 1.700 héc ta, trong đó rừng nguyên sinh khoảng 250 héc ta.
Xuồng chúng tôi xuôi theo dòng kinh, nối theo những chiếc xuồng chờ du khách khắp nơi về thăm Gáo Giồng. Trên đường đến vườn cò, chúng tôi đi qua những rừng tràm rộng, những rặng tre xanh, những rặng điên điển hoa vàng dọc bên bờ kinh, bóng cây hoà vào bóng nước tạo nên những hình ảnh rất đẹp.
Gáo Giồng nổi tiếng với 15 loại chim sinh sống. Gáo Giồng là vườn cò lớn nhất Đồng Tháp Mười.
Trong đoàn chúng tôi có nhà báo Nguyễn Văn Thi - Tám Thi như cách gọi ở vùng này, là người con quê hương Đồng Tháp. Anh tham gia cách mạng, chiến đấu ở đây từ khi còn trẻ. Trở thành phóng viên Thông tấn xã Giải Phóng, anh cũng liên tục bám trụ nơi đây. Câu chuyện của anh như gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, khi Tám Thi kể về những năm tháng chiến tranh, có thời kỳ căn cứ của tỉnh uỷ Đồng Tháp ở sát khu vực này.
Các cánh rừng tràm Gáo Giồng từng là nơi trú chân của quân giải phóng trong nhiều chiến dịch lớn. Những năm tháng gian nan ấy, Tám Thi và các đồng đội, thường xuyên qua lại vùng này, được sống trong sự đùm bọc của những người nông dân chân chất, giàu lòng yêu nước và sẵn sàng hy sinh.
Du khách thích thú, thư giãn trong chuyến xuyên rừng tràm Gáo Giồng mùa nước nổi.
Chúng tôi gặp một vườn cò sau một ngã rẽ ở con kinh chính. Quang cảnh thật ấn tượng. Cả ngàn con cò trắng đậu kín trên những ngọn tràm. Chúng hồn nhiên quây quần bên nhau trong một buổi sáng thanh bình. Thỉnh thoảng đàn cò lại vẫy cánh đồng loạt tạo nên những tiếng rào rào nối nhau, truyền từ cây nọ sang cây kia. Một số con vụt bay lên, cất tiếng kêu vang trong không trung như muốn tìm bạn, giang những sải cánh rộng trên bầu trời.
Sau khi ghi lại hình ảnh độc đáo ở vườn cò, chúng tôi lại ngược xuồng trở lại điểm xuất phát. Tại trung tâm dịch vụ, cô gái Huỳnh Như Ý, mới 18 tuổi, xinh đẹp và trẻ trung, đã giúp các nhà báo đến từ phương xa chọn bữa ăn trưa gồm những món ăn tiêu biểu của Gáo Giồng mùa nước nổi: cá sặc rằn, thịt chuột đồng quay lu, cá lóc nướng, lẩu cá linh, lẩu rắn cá trung... cùng với cơm gạo huyết rồng cuốn lá sen và rượu mật ong rừng tràm.
Sẽ là một kỷ niệm không thể nào quên đối với mỗi chúng tôi trong chuyến đi này khi được cùng những bè bạn thưởng thức những món ăn đậm đà bản sắc, hương vị của đất trời phương nam, quà tặng hào phóng của thiên nhiên cho con người, giữa mùa nước nổi trên đất Gáo Giồng.
Theo Trần Mai Hưởng (Báo Tin Tức)
Lũ về mang nhiều cá linh ở miền Tây mùa nước nổi, bán ở chợ Âm phủ Mua lu ơ miên Tây còn đươc goi la mùa nươc nôi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, có nhiều cá linh và các loại sản vật thiên nhiên về cho người dân nơi đây. Cá linh và các sản vật mùa nước nổi như món quà của lũ. Giá cá linh đầu mùa...