Kiên Giang: Lạ lùng nghề “gỡ rối” ở quần đảo Nam Du, già trẻ đều làm được
Quần đảo Nam Du không chỉ sở hữu nét đẹp hoang sơ, mộc mạc, khiến nhiều người mê đắm, mà nơi đây còn có làng chài với một nghề khá đặc biệt, đó là nghề gỡ lưới mà nhiều người gọi vui là nghề “gỡ rối”.
Sáng nào cũng vậy, chẳng ai bảo ai cứ hễ ghe cập bến vào xóm chài, cạnh bãi Đá Trắng ở xã An Cư, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, mọi người lại bắt đầu 1 ngày mưu sinh với những chiếc lưới trĩu nặng.
Sau một đêm vật lộn trên biển cả, ngoài những chiếc lợi phẩm như cá, tôm, ghẹ hay ốc thu được,…thì những tấm lưới cũng dính đầy rác. Hải sản được đưa đi tiêu thụ, còn những tấm lưới đầy rác kia cuộn thành cục và chuyển lên bờ để những người đã có mặt nơi đây “hành nghề”.
Gắn với nghề đánh bắt hải sản, người dân ở quần đảo Nam Du có thêm nghề gỡ lưới mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ. Ảnh: M.A.
Nghề gỡ lưới ở Nam Du không kén chọn người, già hay trẻ đều làm được. Ảnh: M.A.
Bà Nguyễn Thị Tùng (xã An Cư, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang), cho hay: “Thông thường ngư dân đi đánh bắt cá vào hừng sáng, đến khoảng 9-10h thì chúng tôi đem lưới vô gỡ từ từ. Trời êm biển lặng thì lưới ít dính rác, còn khi sóng động thì dính nhiều rác nhiều hơn”.
“Nghề này không kén tuổi, thấy người lớn làm mấy đứa nhỏ nhìn riết rồi nó tự biết làm theo, 12-13 tuổi đã có thể làm được. Tầm tuổi đó là nhiều đứa biết gỡ lưới, biết lấy cá thành thạo, vì ở đây nghề này là nghề truyền thống”, chị Phan Thị Liền (ngụ xã An Cư, huyện Kiên Hải) chia sẻ.
Video đang HOT
Theo những người theo nghề gỡ lưới, trời êm biển lặng thì lưới ít dính rác, còn khi sóng động thì dính nhiều rác nhiều hơn. Ảnh: M.A.
Gắn bó với vùng đất này từ những ngày còn hoang sơ. 30 năm trước, từ An Giang gia đình bà Tùng đã về vùng biển Nam Du để lập nghiệp. Ban đầu chỉ là làm thuê, phụ đi biển,…dần dà có chút vốn, bà sắm ghe, mua lưới để theo nghề đánh bắt. Cái xóm chài với hàng chục nhân khẩu cũng được lập nên từ đó, chủ yếu là người tứ xứ tề tựu về đây để mưu sinh.
Bà con ở đây gọi nghề này với cái tên thân thuộc là nghề gỡ lưới, tức là làm sạch rác mắc vào lưới sau khi đánh bắt trên biển trở về. Người làm công việc này cũng chẳng kén chọn ai, có thể là người già, trẻ con, chủ yếu là phải nhanh tay, bởi đến chiều phải làm sạch lưới để kịp chuyến đi biển về đêm.
Mỗi một cuộn lưới gom lại bà con gọi là 1 tụng. Ảnh: M.A.
Theo nhiều người theo nghề gỡ lưới, mỗi một cuộn lưới gom lại bà con gọi là 1 tụng. 1 tụng lưới gồm có 5 tai, mỗi tai lưới dài 70m. Mỗi ghe đi đánh bắt thủy sản thì ít nhất cũng 9-10 tụng lưới. Tùy theo lượng rác nhiều hay ít mà mỗi tụng lưới có thể được làm sạch từ 1 cho đến 4 tiếng đồng hồ với sức của 1 người.
Công được trả cũng dựa vào số rác dính trên lưới, nếu ít thì 80-100 ngàn đồng/1 tụng, còn nhiều thì vài trăm ngàn đồng. Tùy theo sức lao động, mỗi người theo nghề có thể kiếm từ 100.000-200.000 đồng/ngày.
Rác ở đây là những con vật dưới biển không có giá trị kinh tế vướng vào như con ốc đầy gai, những con sò điệp đã chết, những mảnh hàu sắc bén…Ảnh: M.A.
Theo quan sát của phóng viên, lưới sau khi mang về sẽ được trải rộng ra để gỡ rác. Rác ở đây là những con vật dưới biển không có giá trị kinh tế vướng vào như con ốc đầy gai, những con sò điệp đã chết, những mảnh hàu sắc bén… Rác dính bện vào lưới dày đặc và khó gỡ, phải là những người thật thành thạo công việc mới có thể làm nhanh mà không gây rách lưới.
Thông thường bà con chỉ dùng tay trần, tỉ mẩn lấy từng miếng rác ra khỏi lưới. Sau khi làm sạch rác, lưới sẽ được treo lên một cái cây ngang mà bà con hay gọi là phao để giúp lưới được thẳng và không bị cuộn lại.
Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) cấp sổ đỏ trên đất rừng
UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) cấp sổ đỏ cho hàng trăm trường hợp trên đất rừng khiến tình hình đất đai ở huyện đảo diễn biến phức tạp.
Chưa thực hiện các thủ tục chuyển đổi từ đất rừng sang các loại đất khác theo quy định pháp luật nhưng UBND huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành cấp sổ đỏ cho hàng trăm trường hợp trên đất rừng khiến tình hình đất đai ở huyện đảo diễn biến ngày càng phức tạp.
Một khu đất ven biển được san bằng
Những năm gần đây, du lịch huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang phát triển nhanh chóng. Đặc biệt khi điện lưới quốc gia được kéo ra đảo, quần đảo Nam Du và Lại Sơn được công bố khu du lịch địa phương, nhiều hòn đảo, bãi biển đẹp hoang sơ đã được khám phá, phát hiện thì lượng du khách đến huyện đảo tăng nhanh chóng. Kinh tế - xã hội huyện đảo phát triển, kéo theo giá đất tăng nhanh.
Để tạo điều kiện cho huyện đảo phát triển kinh tế, năm 2012, UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, trong đó đưa ra ngoài quy hoạch hơn 396,8ha đất rừng ở huyện Kiên Hải.
Sau khi có chủ trương này, UBND huyện Kiên Hải với sự tham mưu, giúp việc của các phòng chức năng như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng kinh tế hạ tầng - tài nguyên môi trường, Ban quản lý rừng Hòn Đất - Kiên Hà đã tiến hành cho chuyển đổi từ đất rừng sang các loại đất khác.
Từ năm 2014 đến 2018, UBND huyện Kiên Hải đã cấp giấy chứng quyền sử dụng đất trong khu vực dự kiến đưa ra khỏi đất rừng phòng hộ một cách ồ ạt. Theo thống kê chưa đầy đủ, có 176 trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có trường hợp được cấp nhiều nhất là hơn 89.000 m2.
Đất của chị Đ là rừng phòng hộ trong khi mảnh đất giáp ranh đã được chính quyền cấp sổ đỏ và cho lên đất thương mại - dịch vụ.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, UBND huyện Kiên Hải bất ngờ có tờ trình đề nghị sở Tài nguyên môi trường tỉnh bàn giao đất thực địa cho huyện quản lý phần diện tích 396,8ha dự kiến chuyển ra khỏi đất rừng.
Đồng thời Sở Tài nguyên môi trường Kiên Giang cũng đề nghị Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện các thủ tục như trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất đã chuyển đổi ra khỏi đất rừng, thực hiện việc cắm mốc ranh giới ngoài thực địa; báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng trên phần diện tích đã chuyển ra khỏi đất rừng.
Không hiểu lý do gì mà toàn bộ diện tích 396,8ha đất rừng dự kiến đưa ra khỏi quy hoạch rừng vẫn do BQL rừng Hòn Đất - Kiên Hà quản lý bảo vệ, UBND tỉnh Kiên Giang chưa có quyết định thu hồi đất của BQL rừng, chưa lập các thủ tục về chuyển đổi đất rừng sang đất khác nhưng UBND huyện Kiên Hải đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thậm chí cho chuyển đổi sang đất thương mại, dịch vụ.
Vậy UBND huyện Kiên Hải cấp cả trăm giấy chứng nhận quyền sử dụng trên phần diện tích đất rừng phòng hộ này căn cứ vào quy định nào, những ai đã được cấp giấy chứng nhận và nếu cấp sai thì những giấy chứng nhận này có giá trị hay không?
Với những việc làm có dấu hiệu vi phạm pháp luật như cấp đất tràn lan, bất chấp các quy định luật pháp thực tế đã dẫn đến nhiều hệ luỵ phức tạp ở địa phương như đơn thưa khiếu nại, tố cáo về đất đai gia tăng; Tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng phòng hộ, đất do nhà nước quản lý, chuyển nhượng đất trái phép, xây trái phép trở nên phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Đây là trách nhiệm của UBND huyện Kiên Hải và của các ngành chức năng trong tỉnh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những bất cập, khuất tất trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất rừng phòng hộ ở huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên Giang .
Nuôi cá lồng bè ở Nam Du, thu hàng trăm triệu mỗi năm Không phải vất vả ra khơi đánh bắt, ngư dân tại quần đảo Nam Du làm bè nuôi cá, thu về hàng trăm triệu mỗi năm. Không những thế, họ còn phát triển mô hình vừa nuôi trồng, vừa kết hợp làm du lịch để tạo thêm nguồn thu nhập. Mặc dù không phải sinh ra và lớn lên tại vùng đất được...