Kiên Giang hứa quyết tâm đến ngày 20-9 chuyển hết ‘vùng đỏ’ thành ‘vùng xanh’
Sau khi tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang hứa quyết tâm chuyển các địa phương nguy cơ rất cao, nguy cơ cao thành vùng bình thường mới vào ngày 20-9.
Kiểm soát phương tiện ra vào tại cửa ngõ TP Rạch Giá (Kiên Giang)
Chiều 14-9, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang phát đi thông điệp của ông Lâm Minh Thành, chủ tịch UBND, phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh này, về việc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
“Kiên Giang trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia đối với tình hình của tỉnh. Đặc biệt là sự lo lắng của Thủ tướng đối với dịch bệnh trong những ngày qua ở Kiên Giang.
Tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc ngày 13-9, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang khẩn trương vận dụng vào điều kiện thực tiễn sát với đặc thù từng địa phương, khu vực, tới từng xã, ấp, khu phố” – ông Lâm Minh Thành chia sẻ.
Theo đó, trên cơ sở quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng và các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Kiên Giang đã nhận thức rõ những tồn tại, hạn chế. Từ đó, xác định rõ nền tảng để đề ra các giải pháp khắc phục khả thi, với lộ trình hợp lý và nhất là phù hợp với điều kiện đặc thù địa lý, dân sinh của địa phương có địa hình đa dạng bậc nhất vùng ĐBSCL.
Cụ thể với phương châm “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết”, trên cơ sở quán triệt vận dụng chỉ đạo của Thủ tướng, Kiên Giang “khẩn trương, thần tốc, quyết liệt” triển khai các giải pháp đáp ứng với tình hình mới.
Video đang HOT
Trong đó, nổi bật là quan điểm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch. Trên nền tảng đó, Kiên Giang phấn đấu đến ngày 20-9, sẽ cơ bản chuyển hóa vùng nguy cơ cao và rất cao thành vùng bình thường mới.
Theo ông Lâm Minh Thành, mục tiêu này được đưa ra trên cơ sở khoa học và thực tiễn nên tính khả thi và độ tin tưởng cao. Trước hết là điều chỉnh công tác sàng lọc, khẩn cấp bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Theo đó, tỉnh huy động, tập trung nhân, vật lực để đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng.
Cụ thể, thực hiện xét nghiệm tăng cường ở các vùng nguy cơ cao và rất cao với “tốc độ thần tốc” để nhanh chóng phát hiện và bóc tách kịp thời các trường hợp F0.
Thực tế cho thấy, sau 7 ngày gần đây áp dụng cách làm này, số lượng ca mắc mới đã giảm 112 ca, 9/15 huyện/thành phố được giảm từ giãn cách theo chỉ thị số 16 xuống chỉ thị số 15, so với trước đó thì toàn tỉnh phải áp dụng chỉ thị số 16 tăng cường.
Điều này cho thấy, cách làm như trên là đúng và trúng. Bên cạnh đó, Kiên Giang cũng quyết liệt thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội, triển khai các tổ an sinh xã hội đến từng địa bàn có người dân bị phong tỏa để hỗ trợ, chăm lo đời sống cho nhân dân. Đặc biệt là thành lập trạm y tế lưu động theo chỉ đạo của Thủ tướng, để người dân được tiếp cận y tế sớm nhất từ cơ sở.
Trong đó, tập trung vào các nội dung cụ thể là quản lý chặt chẽ việc di chuyển trên các tuyến giao thông, đồng thời quản lý nghiêm túc các địa bàn nóng như khu cách ly, phong tỏa tại các địa phương: Rạch Giá, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành.
Công tác này được duy trì trên cơ sở phối kết hợp giữa tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng làm nhiệm vụ với việc ứng dụng công nghệ trong kiểm soát như camera giám sát, flycam… theo phương châm “sạch đến đâu, khoanh vùng bảo vệ chặt đến đó”.
Linh động kết hợp “tấn công, truy quét F0, thu hẹp vùng đỏ”, cùng với việc tăng cường “bảo vệ chặt vùng xanh – chặt bên trong, kiểm soát tốt nguồn bên ngoài”, hy vọng với cách làm bài bản này, Kiên Giang sẽ kiểm soát tốt dịch đúng với lộ trình đã đề ra.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc yêu cầu 8 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh khẩn trương chuẩn bị nhân lực, phương tiện cần thiết để sẵn sàng hỗ trợ 2 tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang khi có yêu cầu chống dịch.
Câu hỏi của Thủ tướng và cái tâm, tầm của cán bộ
Những câu hỏi của Thủ tướng và phần trả lời của một số cán bộ phần nào cho thấy sự lơ là, hời hợt của một bộ phận cán bộ trong thời điểm nước sôi lửa bỏng.
Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch theo hình thức trực tuyến ở các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang - nơi tình hình có nhiều diễn biến đáng lo ngại.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo các tỉnh, trong đó có Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, lãnh đạo một số phường tại TP Rạch Giá (Kiên Giang) và Mỹ Tho (Tiền Giang): Số ca mắc trong cộng đồng tuần qua so với tuần trước, ngày hôm sau so với hôm trước thế nào, tăng hay giảm? Chu kỳ xét nghiệm là bao nhiêu ngày? Điều này rất quan trọng, vì tốc độ xét nghiệm mà chậm hơn tốc độ lây lan thì không ngăn chặn được dịch.
Thủ tướng còn chất vấn rằng, những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội đã triển khai trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn theo các công điện của Thủ tướng hay chưa.
Vị bí thư tỉnh uỷ lúng túng, không trả lời được câu hỏi của Thủ tướng và liên tục lật, tìm tài liệu trên bàn.
Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương phải nắm rất chắc các số liệu để chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả. (Ảnh: VGP)
Khó mà thông cảm cho vị lãnh đạo này được. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, công việc chống dịch khẩn trương, gấp gáp đến từng phút, từng giờ mà lãnh đạo tỉnh không nắm được những thông tin cơ bản nhất.
Trong khi các lực lượng chức năng và nhân dân đang gồng mình chống dịch, hồi hộp theo dõi từng con số liên quan dịch bệnh hàng ngày, vậy mà một cuộc họp được cho biết trước về nội dung, một câu hỏi cũng rất sát với chủ đề họp mà vị bí thư không trả lời được. Người ta hoàn toàn có lý do để đặt ra vấn đề về trách nhiệm, về cái tâm, cái tầm đối với công việc, vị trí mà vị lãnh đạo nói trên đang gánh vác.
Căn bệnh "quan liêu, vô cảm" của một bộ phận cán bộ, thời nào cũng có, nhưng có lẽ lúc dịch bệnh đã bộc lộ rõ hơn căn bệnh này và hơn lúc nào hết phải được "chữa trị".
Thủ tướng đã phải lên tiếng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương, rằng phải nắm rất chắc các số liệu để chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả . "Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa" , Thủ tướng lưu ý.
Bác Hồ từng nói: Bệnh quan liêu là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác. Đến nay, vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
Quan liêu sẽ dẫn đến vô cảm, đó là sự thờ ơ với nhân dân, với chức trách của mình, với khó khăn do dịch bệnh gây ra mà cả nước đang gồng mình chống đỡ. Không nắm chắc tình hình thì không thể chỉ đạo, hoặc sẽ chỉ đạo qua loa, đại khái và làm hỏng việc chung.
Căn bệnh "quan liêu, vô cảm" của một bộ phận cán bộ, thời nào cũng có, nhưng có lẽ dịch bệnh - lúc cần nhất để cán bộ các cấp tỏ rõ sự lăn xả, cái tâm, cái tầm - đã bộc lộ rõ hơn căn bệnh này và hơn lúc nào hết phải được "chữa trị".
Thủ tướng: Di dời những nơi có mật độ dân số quá cao để chống dịch Chỉ đạo này được Thủ tướng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với 20 tỉnh thành. Việc di dời người dân ra nơi thông thoáng để hạn chế lây nhiễm chéo. Đặt tính mạng, sức khỏe nhân dân lên trước hết Phát biểu kết luận cuộc họp sáng nay, 29/8, Thủ tướng Phạm...