Kiên Giang giải quyết đầu ra nông sản hàng hóa cho nông dân
Tỉnh Kiên Giang đang thực hiện nhiều biện pháp giải quyết đầu ra nông sản hàng hóa cho nông dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng sản phẩm sau thu hoạch, không tiêu thụ được.
Nông dân huyện Giang Thành thu hoạch dưa lê. Ảnh: TTXVN phát
Ngành chức năng tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, thương lái… đến địa phương thu hoạch, thu mua sản phẩm nông sản, thủy sản của nông dân. Các thương lái trong và ngoài tỉnh được đi lại giữa các huyện, thành phố để thu mua sản phẩm nông sản, thủy sản của người dân đến kỳ thu hoạch. Theo đó, những hoạt động này phải đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, “một cung đường hai điểm đến”.
Tiếp đến, trong điều kiện dịch bệnh, các huyện, thành phố đánh giá tình hình nông sản, thủy sản đến kỳ thu hoạch để huy động lực lượng hỗ trợ, giúp dân thu hoạch kịp thời, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ… Hầu hết các địa phương đã thành lập Tổ chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản, đồng thời phản ánh, phối hợp tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa, thu hoạch, thu mua sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện, thành phố.
Mặt khác, Bưu điện tỉnh Kiên Giang, Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh mở hàng chục điểm tại các xã, phường, thị trấn bán hàng nông sản các loại và những thực phẩm thiết yếu khác, hỗ trợ giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân. Ngoài ra, ngành chức năng còn đưa hàng nông sản và những hàng hóa thiết yếu khác đảm bảo cung cấp cho thị trường thành phố Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải và các xã đảo trên địa bàn, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân trong đất liền.
Video đang HOT
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết: “Sở phối hợp với các ngành có liên quan, huyện, thành phố, Viettel Post, VNPost và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin về cung cầu sản phẩm nông sản, thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã… với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa trong và ngoài tỉnh, chú trọng những thị trường tiêu thụ sản lượng lớn. Sở phối hợp với các huyện, thành phố tháo gỡ khó khăn trong thu mua, vận chuyển và giới thiệu liên kết tiêu thụ nông sản, nhất là tôm càng xanh, cá bớp, cá mú, sò huyết…”
Cùng với đó, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Quân khu 9 sẽ hỗ trợ nông dân trong tỉnh thu hoạch, vận chuyển nông sản, thủy sản đi tiêu thụ khi địa phương có nhu cầu. Đặc biệt, thời điểm này đang vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nên Quân khu 9 sẵn sàng lực lượng hỗ trợ tỉnh giúp dân thu hoạch, vận chuyển lúa gạo, thủy sản và những mặt hàng nông sản khác, kết nối tiêu thụ.
Ngoài ra, Kiên Giang cùng với hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ và Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã họp bàn giải pháp, kết nối tiêu thụ lúa gạo, phối hợp giải quyết một số vấn đề vướng mắc, khó khăn trong thời gian tới để đẩy nhanh việc tiêu thụ lúa, đảm bảo sản lượng, chất lượng, giá cả hợp lý.
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ nông sản ở tỉnh Kiên Giang diễn ra chậm do có ít thương lái đến thu mua, giá giảm, nhất là thủy sản nuôi. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trong tuần cuối của tháng 8 này, ước sản lượng thu hoạch nông sản toàn tỉnh gần 100.000 tấn cần kết nối tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông dân. Trong đó, khoảng 84.000 tấn lúa; 1.000 tấn rau, củ, quả, chuối, khoai lang, lợn, gà, vịt…; gần 14.000 tấn thủy sản như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá mú, cá bớp, cua biển…
Cà Mau hỗ trợ nông dân thu hoạch, tiêu thụ lúa Hè Thu
Chiều 20/8, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân trong việc thu hoạch, tiêu thụ toàn bộ diện tích lúa Hè Thu.
Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng đơn vị đã kịp thời thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa Hè Thu; đồng thời, mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết, bao tiêu, thu mua sản phẩm nông sản và phân công các bộ phận, đơn vị chuyên môn làm đầu mối hỗ trợ thương lái, doanh nghiệp thu mua nông sản trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các sở, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản và hướng dẫn, hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, thương lái, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản trong điều kiện đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Đặc biệt, thống kê toàn bộ hệ thống thương lái, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu thu mua lúa Hè Thu nhằm kết nối thương lái, các hợp tác xã, tổ hợp tác nông dân để tiêu thụ hết lúa tươi của nông dân các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, thành phố Cà Mau... Nhờ đó, phần lớn rau màu, lúa Hè Thu của nông dân Cà Mau sau khi thu hoạch đều được tiêu thụ ổn định, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc, khó tiêu thụ.
Bên cạnh đó, phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh mời gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm nông sản tham gia sàn giao dịch điện tử phục vụ cho việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là lúa Hè Thu; tổ chức giao hàng và bán hàng theo đầu mối để đảm bảo thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.
Theo thống kê, toàn tỉnh đã xuống giống được trên 35.300 ha lúa Hè Thu, chủ yếu là các giống lúa chủ lực như: OM18, OM5451, Đài Thơm 8, ST24, ST 25, Hương Châu 6..., với sản lượng lúa ước đạt gần 159.000 tấn.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, đến giữa tháng 8/2021, nông dân Cà Mau đã thu hoạch khoảng 2.500 ha lúa Hè Thu, nâng suất bình quân đạt khoảng 4,5 tấn/ha. Hiện nay, nông dân Cà Mau đang bước vào thời kỳ cao điểm thu hoạch lúa, dự kiến đến cuối tháng 9 sẽ thu hoạch những diện tích còn lại.
Mặc dù năng suất lúa khá ổn định, nhưng nông dân Cà Mau vẫn lo lắng về đầu ra của nông sản trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, sản lượng lúa tiêu thụ ngoài tỉnh có khả năng đạt khoảng 84.000 tấn, số còn lại là tiêu thụ trong tỉnh. Đặc biệt sản lượng lúa sau khi thu hoạch được thương lái trong và ngoài tỉnh bao tiêu, thu mua. Tùy vào từng loại giống mà lúa có giá bán dao động từ 5.000 - 6.200 đồng/kg, giá cao hơn so với năm 2020 từ 500 - 1.000 đồng/kg, nhưng giảm từ 300 - 500 đồng/kg so thời điểm đầu năm 2021.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, thương lái gặp một số khó khăn trong vận chuyển, bao tiêu, thu mua nông sản của nông dân. Thực tế có hơn 90% sản lượng nông sản do doanh nghiệp, thương lái thu mua được vận chuyển bằng phương tiện thủy phải đi qua nhiều tỉnh, trạm kiểm soát dịch bệnh.
"Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thương lái thu mua nông sản của nông dân nói chung và thu mua lúa nói riêng, một số tỉnh trong khu vực đã cơ bản thống nhất thiết lập "luồng xanh" cho đường thủy. Đây là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thương lái, doanh nghiệp...", kỹ sư Nguyễn Trần Thức cho hay.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng tập trung rà soát toàn bộ máy gặt đập liên hợp, các lò sấy lúa hiện có trong tỉnh và thời điểm lúa chín ở từng địa phương để điều tiết máy gặt cho những vùng có nhu cầu gấp rút thu hoạch; hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật thu hoạch, bảo quản lúa đạt chất lượng tốt; khuyến cáo nông dân thu hoạch đúng thời điểm lúa chín từ 85 - 90% để giảm thất thoát sau thu hoạch; xây dựng phương án dự phòng thu hoạch trong tình hình thời tiết bất lợi do mưa nhiều gây ngập úng...
Đừng 'trăm dâu mà đổ đầu tằm', chuyện gì cũng nói thương lái ép giá Phải đưa đội ngũ thương lái vào hệ thống quản lý, coi họ là đối tác đồng hành. Nếu thương lái không xuống được cánh đồng để thu mua nông sản vận chuyển về nhà máy thì doanh nghiệp cũng gặp khó. Báo cáo về tình hình sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố thực...