Kiên Giang đầu tư dự án phát triển thủy sản bền vững
Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn huyện Hòn Đất, tổng diện tích vùng dự án khoảng 5.500 ha, thực hiện trong 3 năm 2023 – 2026.
Nuôi cá lồng bè trên vùng biển An Thới, thành phố Phú Quốc, Kiên Giang (ảnh tư liệu).
Tổng mức đầu tư dự án này 624 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn ngân sách tỉnh đối ứng. Quy mô đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng cơ bản, thiết yếu vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như hệ thống cống thủy lợi, đường giao thông, hệ thống điện, cải tạo các cửa cống phục vụ nuôi trồng thủy sản hiện có. Mặt khác, thực hiện các hoạt động cộng đồng chuyển đổi sinh kế như sản xuất tôm – lúa, nuôi tôm càng xanh và những loài thủy sản khác.
Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh nhấn mạnh mục tiêu của dự án này là xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và tổ chức sản xuất nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị, hội nhập quốc tế sâu rộng, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Cụ thể, phát triển hạ tầng các vùng sản xuất tôm giống, vùng nuôi tôm nước lợ để nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi, bảo vệ môi trường…
Nuôi cá lồng bè trên vùng biển An Thới, thành phố Phú Quốc, Kiên Giang (ảnh tư liệu).
Theo đó, dự án này khi hoàn thành đi vào khai thác sẽ góp phần vào chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng ngành thủy sản đạt 6 – 6,5%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản chiếm 58,4% trong ngành nông nghiệp, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 800.000 – 910.000 tấn. Trong số đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 484.780 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 5%/năm, với sản lượng tôm nuôi 159.345 tấn, chiếm tỷ lệ 32,86%.
Tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nước biển dâng, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm. Tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản an toàn, hiệu quả dựa trên cơ sở tổ chức sản xuất phù hợp, đầu tư đồng bộ, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm, đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Đường có như không, dân nơm nớp lo nhà "rơi vào miệng hà bá"
Nhiều đoạn đường trôi hẳn xuống sông, người dân phải bắc cầu ván để đi, có những đoạn mặt đường còn nguyên nhưng cốt đường đã sạt lở, khiến người dân bất an.
Tuyến đường dân sinh cặp bờ phải sông Ô Môn đoạn qua phường Thới An (quận Ô Môn, Cần Thơ) hiện hữu hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Có những đoạn sạt lở dài hàng chục mét, đường trôi hẳn xuống sông, chìm dưới mặt nước.
Đường sạt lở xuống sông, người dân lo đang đi thì "rơi vào miệng hà bá"
Người dân địa phương cho biết, con đường bê tông này rộng khoảng 4m, trước đây giao thông rất nhộn nhịp, 2 xe ba gác có thể tránh nhau. Thế nhưng khoảng 10 năm qua, liên tiếp xuất hiện các điểm sạt lở; từ năm 2019 đến nay tình trạng càng nghiêm trọng.
Nhiều đoạn sạt lở kéo dài đến 30m, đường chìm hẳn xuống mặt nước. Những đoạn khác tuy sạt lở ngắn hơn nhưng đường cũng "không thể lưu thông". Nguy hiểm nhất là có những đoạn dù mặt đường còn nguyên nhưng cốt đường đã bị nước cuốn trôi, trở thành những cái bẫy chờ "nuốt trọn" người đi đường.
Đoạn đường dài đang chìm dần xuống sông (Ảnh: Nguyễn Cường).
Bà Huỳnh Thị Hương (60 tuổi, ngụ ở phường Thới An) cho hay, đoạn đường trước nhà bà đã "biến mất" từ hơn 10 năm nay. Từ khi con đường trôi xuống lòng sông, cuộc sống gia đình bà Hương cũng như nhiều hàng xóm trở nên vô cùng khổ sở và nguy hiểm.
"Ngày trước đường mới sụt, có những người chưa biết nên té hoài. Người dân đã gom góp đất cát bồi lên nhưng không ăn thua, đắp bao nhiêu lở bấy nhiêu. Giờ mặt đường chìm dưới nước, nhà tôi không vận chuyển được hàng hóa, xe máy cũng không thể đưa vào nhà.
Mặt đất cũng đang sụt, nguy hiểm nhất là đường điện có nguy cơ đổ xuống bất kỳ lúc nào nên chúng tôi rất lo sợ. Đã có nhiều đoàn cán bộ xuống khảo sát nhưng chúng tôi mong muốn thấy được hành động cụ thể từ chính quyền", bà Hương nói.
Đường sạt lở khiến người dân đi lại khó khăn (Ảnh: Nguyễn Cường).
Hiện con đường trước nhà bà Hương đã chìm khoảng một mét so với ngày trước. Gia đình bà Hương cũng như những hàng xóm phải thường xuyên bồi bao cát trước nhà để lấy lối đi bộ vào, xe cộ buộc phải gửi nhờ nơi khác.
Ông Võ Văn Viễn (76 tuổi, ngụ ở phường Thới An) cho biết, đường giao thông sạt lở đã khiến cuộc sống người dân trở nên khó khăn và nguy hiểm. Hàng hóa không lưu thông được khiến nhiều cơ sở sản xuất phải chuyển đi nơi khác dẫn đến nhiều người mất việc, các cháu nhỏ đi học, người dân đi làm luôn nơm nớp lo sợ "rơi vào miệng hà bá".
Mặt đường còn nguyên nhưng cốt đường đã trôi hết, trở thành những cái bẫy chờ "nuốt" người đi đường (Ảnh: Nguyễn Cường).
Theo người dân địa phương, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng là do sông Ô Môn thay đổi dòng chảy. Phương tiện đi lại trên sông ngày càng nhiều, kích thước tàu bè ngày càng lớn gây nên sóng to đập vào bờ cũng là nguyên nhân đẩy nhanh sạt lở.
Nhu cầu của người dân phường Thới An là chính quyền TP Cần Thơ sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống bờ kè ở cả 2 bên bờ sông, sau đó khắc phục lại những đoạn đường đã sạt lở.
Một đoạn đường đã chìm hẳn hơn 10 năm, người dân qua lại phải dò từng bước (Ảnh: Nguyễn Cường).
Trong buổi tiếp xúc cử tri mới đây của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ ở quận Ô Môn, khoảng 1/3 ý kiến cử tri đều xoay quanh việc khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông.
Trả lời cử tri, đại diện lãnh đạo TP Cần Thơ cho biết, cả thành phố có khoảng 1.100km kênh rạch, cần lượng vốn rất lớn để làm bờ kè chống sạt lở. TP Cần Thơ đã ưu tiên tuyến kè sông Ô Môn, hiện cơ bản xong bờ trái, sẽ bố trí vốn để tiếp tục hoàn thiện kè phía bờ phải.
Mặt đường chìm sâu, người dân phải đắp bao cát để lấy lối vào nhà (Ảnh: Nguyễn Cường).
Người dân bắc cầu ván ở những đoạn đường bị đứt hẳn không bồi đắp được (Ảnh: Nguyễn Cường).
Quảng Nam xin chuyển đổi 25ha rừng làm đường vùng sâm Ngọc Linh Tỉnh Quảng Nam xin chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên với diện tích khoảng 25ha sang mục đích khác, để triển khai thực hiện dự án đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh. Núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, nơi có vùng trồng sâm Ngọc Linh - Ảnh: LÊ TRUNG Ngày 23-6, UBND tỉnh Quảng Nam cho...