Kiên Giang công nhận 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh
Tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kiên Giang năm 2020.
Theo đó, tỉnh công nhận sản phẩm đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao đối với 18 sản phẩm của 11 chủ thể, trong đó có 10 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 8 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Đây là sản phẩm thuộc 6 ngành hàng, gồm: Nhóm thực phẩm thô, sơ chế 03 sản phẩm, nhóm thực phẩm chế biến 3 sản phẩm, nhóm gia vị 3 sản phẩm, ngành đồ uống 3 sản phẩm, ngành thảo dược 1 sản phẩm và ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí 5 sản phẩm.
Cụ thể các sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao, gồm: gạo Nàng Hương Kim Thiên Lộc, gạo lức đỏ Kim Thiên Lộc, gạo lức đen Kim Thiên Lộc (Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Rạch Giá, thành phố Rạch Giá); nước mắm 30 độ đạm, nước mắm 40 độ đạm (Công ty cổ phần Thương mại Khải Hoàn, thành phố Phú Quốc); thùng sọt cỏ bàng, giỏ xách cỏ bàng (Cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Toàn Tuyền, huyện Giang Thành); tụng bụng phình, túi xách cỏ bàng, sọt cỏ bàng (Hợp tác xã Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ, huyện Giang Thành).
Kiên Giang công nhận 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Ảnh: kiengiang.gov.vn)
Tiếp đến, 8 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao, gồm: bánh tráng Mạnh Tài (Cơ sở sản xuất Bánh tráng Mạnh Tài, huyện Giồng Riềng); mắm cá lóc (Hộ kinh doanh Tám Đô, huyện Giồng Riềng); rượu nếp Xuân An, rượu vang ổi Xuân An (Công ty TNHH Rượu truyền thống Xuân An, huyện Tân Hiệp); tinh dầu khuynh diệp (Cơ sở sản xuất tinh dầu thiên nhiên Nathea, huyện Tân Hiệp); chả lụa (Cơ sở sản xuất chả lụa Minh Trí, huyện Tân Hiệp); nước uống đóng chai (Cơ sở sản xuất nước đóng chai, đóng bình Bảo Anh, huyện Tân Hiệp); tiêu đen xay (Hộ kinh doanh Ngô Hoàng Vũ, TP. Hà Tiên).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, 18 sản phẩm đạt các hạng sao này được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao in, dán trên bao bì sản phẩm theo đúng quy định hiện hành, kết quả chứng nhận xếp hạng sao sản phẩm có giá trị trong 36 tháng.
Video đang HOT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang thực hiện công bố, công khai sản phẩm được công nhận xếp hạng và hướng dẫn các huyện, thành phố, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh việc sử dụng, in, dán nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao lên bao bì sản phẩm được công nhận đúng quy định.
Việc công nhận, xếp hạng 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kiên Giang năm 2020, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường. Đồng thời, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, chương trình OCOP chính là động lực để nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, cần phải triển khai từng bước, đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả; sản phẩm tham gia đánh giá đã được thị trường chấp nhận nhưng các chủ thể cần tiếp tục cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa; quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm; kế hoạch kinh doanh, nâng cao chất lượng. Đồng thời áp dụng những giải pháp khoa học công nghệ vào sản xuất để mở rộng quy mô, thị trường tiêu thụ hướng tới xuất khẩu.
Thời gian tới, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo điều kiện của từng vùng sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với sự tham gia của các doanh nghiệp, để liên kết trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất, lựa chọn cây trồng, vật nuôi đặc trưng của tỉnh, có năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Triển khai mạnh các cơ chế, chính sách, khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, thông thoáng để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Hà Giang có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao, đặc biệt có 2 sản phẩm đạt hơn 90 điểm
Mới đây, Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Hà Giang đã tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh lần I năm 2020. Kết quả Hà Giang có thêm 15 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao.
Năm 2020, ngoài việc tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm mới có chất lượng và quy mô mở rộng, tỉnh Hà Giang còn đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP.
Đợt 1/2020 Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Hà Giang có thêm 15 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao
Theo đó, tổng số sản phẩm đăng ký đánh giá, phân hạng đợt 1/2020 là 73 sản phẩm thuộc 2 ngành hàng (ngành thực phẩm 70 hồ sơ đăng ký, ngành đồ uống 3 hồ sơ đăng ký) của 36 tổ chức kinh tế (5 doanh nghiệp, 25 hợp tác xã, 6 hộ sản xuất) tham gia đánh giá.
Tiêu chí để đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang thực hiện theo đúng các tiêu chí quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg, ngày 21/8/2019 và Quyết định số 781/QĐ-TTG, ngày 08/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau gần 1 tháng thực hiện, các thành viên hội đồng đã đánh giá các sản phẩm một cách công tâm, chính xác, khách quan, công bằng, đúng quy định. Kết quả Hà Giang đã có thêm 34 sản phẩm đạt 3 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao.
Ông Đỗ Tấn Sơn - Chủ tịch Hội đồng đánh giá và phân loại sản phẩm OCOP, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hà Giang chia sẻ: Hiện hàng hóa giả, kém chất lượng trà trộn đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu, chất lượng sản phẩm nhiều mặt hàng nông sản của bà con đồng bào Hà Giang. Chính vì vậy, việc đánh giá nghiêm túc, chính xác các sản phẩm OCOP sẽ tạo ra những bước đi vững chắc để hàng hóa của tỉnh gia tăng chất lượng và giá trị.
ĐIểm nổi bật của các sản phẩm OCOP Hà Giang là luôn đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Trọng tâm chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện; trong đó, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối rộng rãi chính là ưu điểm nổi bật mà sản phẩm OCOP Hà Giang đang chinh phục khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Như vậy, tính đến nay, Hà Giang đã có 36 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 82 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Trong đó có một số sản phẩm tiêu biểu như: Thịt bò khô cao nguyên đá, Rượu tam giác mạch (huyện Mèo Vạc); chè shan tuyết Cổng Thành (huyện Yên Minh), Mận máu Hoàng Su Phi hay siro cam, mức cam (huyện Bắc Quang)...
Đặc biệt, Hà Giang đã có 2 sản phẩm đạt từ 90 điểm trở lên là trà xanh và hồng trà của HTX Chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì) được UBND tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, đánh giá xếp hạng cấp quốc gia.
Mật ong Bạc Hà, sản phẩm OCOP đặc trưng của Hà Giang
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quá trình triển khai chương trình OCOP Hà Giang vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế, như: Quy mô năng lực quản trị các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; Các chủ thể mới chỉ tập trung vào hoàn thiện hồ sơ mà chưa quan tâm cải thiện chất lượng sản phẩm vì vậy năng lực canh tranh sản phẩm OCOP trên thị trường còn hạn chế ...
"Để tháo gỡ những khó khăn này, mục tiêu đến năm 2030, Hà Giang phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP. Năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Hà Giang sẽ đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại và khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm.
Đồng thời tăng cường rà soát, xây dựng, công bố, hướng dẫn và khuyến khích các HTX, doanh nghiệp sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa - ông Đỗ Tấn Sơn cho biết thêm.
Đồng Tháp có trên 161 sản phẩm OCOP Tính đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 161 sản phẩm OCOP, trong đó, có 54 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 104 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Chương trình OCOP ở Đồng Tháp đã kích hoạt và đánh thức được khu vực nông thôn, nhiều sản phẩm từ tài nguyên bản địa được ra đời để mang đến...