Kiên Giang chuẩn bị dựng bệnh viện dã chiến tại TP Hà Tiên
Ngày 18-4, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác quản lý xuất, nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế và triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 tại tỉnh Kiên Giang.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thăm các lực lượng đóng chốt trên tuyến biên giới Hà Tiên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long ủng hộ tỉnh Kiên Giang xây dựng bệnh viện dã chiến tại TP Hà Tiên.
Buổi sáng, đoàn công tác đã đến kiểm tra và thăm hỏi các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch bệnh tại Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và một số điểm, chốt phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới này. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao công tác phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép của tỉnh Kiên Giang. Bộ trưởng cũng bày tỏ sự cảm thông và sẻ chia trước những khó khăn mà lực lượng phòng, chống dịch đang vấp phải trong tình hình điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn.
Trước nguy cơ cao của dịch bệnh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã đồng ý với đề nghị thành lập bệnh viện dã chiến của tỉnh Kiên Giang. Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 sẽ cùng tỉnh Kiên Giang thành lập bệnh viện dã chiến tại TP Hà Tiên, điều trị những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 vì hiện tại, Trung tâm Y tế TP Hà Tiên chỉ đủ sức điều trị khoảng 30 ca bệnh Covid-19, nếu có nâng hết cỡ cũng chỉ điều trị được 50 ca bệnh.
Buổi chiều, đoàn công tác Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, với đường biên giới dài, bờ biển rộng và khoảng cách gần, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại Kiên Giang là rất cao trong thời gian tới đây, khi nước bạn nới lỏng giãn cách xã hội và người Việt trở về từ Campuchia tăng cao.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị, Kiên Giang cần chủ động đưa ra tình trạng báo động cao hơn và chuẩn bị cho tất cả tình huống xấu nhất có thể xảy ra, như vấn đề dịch trong cộng đồng, số ca mắc tăng cao. Chuẩn bị các kịch bản cho trường hợp cách ly trên diện rộng, nhanh và phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Thực hiện nghiêm các nguyên tắc, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Ban Chỉ đạo quốc gia về các biện pháp phòng, chống dịch. Xem việc ngăn chặn, kiểm soát biên giới trên bộ và trên biển là giải pháp tiên quyết trong công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, tăng cường vận động, tuyên truyền để mỗi người dân trở thành cộng tác viên trong phòng, chống dịch.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị, Viện Pasteur TP Hồ Chính Minh, các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế phối hợp hỗ trợ tỉnh Kiên Giang nâng cao công tác xét nghiệm và xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho TP Hà Tiên, Rạch Giá, nhằm tầm soát người nhiễm bệnh ngay từ ban đầu khi nhập cảnh vào Việt Nam. Thiết lập đơn vị cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân nặng.
Bị tố coi thường tính mạng bệnh nhân, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 lên tiếng
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 vừa có thông tin liên quan đến những khiếu nại kéo dài của bệnh nhân Phạm Thị H.
Bệnh nhân Phạm Thị H. có những khiếu nại kéo dài về việc bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2) không có chứng chỉ hành nghề, coi thường sinh mạng người bệnh và gây hậu quả nghiêm trọng khiến bệnh nhân bị tổn hại tới sức khỏe và tinh thần.
Trong thông cáo báo chí, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 trân trọng sự hợp tác giải quyết dứt điểm sự việc về xác định chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại đơn vị của chị Phạm Thị H.
"Qua buổi làm việc trực tiếp giữa bệnh viện và chị Phạm Thị H. về việc xác định trách nhiệm chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh; căn cứ vào nội dung buổi hội đồng chuyên môn ngày 7/4/2021 có sự tham gia của các y bác sỹ chuyên môn cao của bệnh viện và luật Sư Nguyễn Văn Kỷ (Giám đốc Cty Luật Kỷ Nguyễn và Cộng sự), chúng tôi xin tổng hợp và phân tích lại các vấn đề còn vướng mắc giữa các bên" , thông cáo báo chí của Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 nêu.
Trong và sau quá trình điều trị kéo dài, bệnh nhân Phạm Thị H. có những khiếu nại kéo dài.
Theo bệnh viện, bệnh nhân Phạm Thị H. được bệnh viện chẩn đoán U vùng môi lớn. Qua khám lâm sàng, cận lâm sàng, hội chẩn khoa ngày 16/9/2020, bệnh nhân H. được phẫu thuật bóc tách khối u.
Sau phẫu thuật, do vết mổ ở vùng nhạy cảm của phụ nữ nên hàng ngày, điều dưỡng Vân là người trực tiếp thay băng, báo cáo vết mổ và bác sĩ Nguyễn Dư Quyền hỏi han tình trạng vết mổ của bệnh nhân Phạm Thị H. thông qua điều dưỡng Vân.
Việc bác sĩ Quyền không trực tiếp thăm khám vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật là sai quy chế chuyên môn và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm khám chữa bệnh. Hiện sau khi bệnh nhân được mổ lần 2 để điều trị nhiễm trùng vết mổ thì tình trạng sức khoẻ của chị H. đã ổn định và tiến triển tốt.
Bác sĩ Nguyễn Dư Quyền là bác sĩ có thời gian thực hành lâm sàng đủ 18 tháng. Thời điểm phẫu thuật cho bệnh nhân Phạm Thị H. bác sĩ Quyền đang trong quá trình chờ xét duyệt hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề. Hơn nữa, bác sĩ này có chứng chỉ Định hướng chuyên khoa Ung bướu và chứng chỉ lâm sàng ngoại khoa Ung bướu.
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 khẳng định, bác sĩ Quyền có đủ điều kiện để phẫu thuật cho bệnh nhân Phạm Thị H. dưới sự hướng dẫn, giám sát của người hướng dẫn thực hành.
Tuy nhiên, Hội đồng chuyên môn kết luận trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân H., bác sĩ Nguyễn Dư Quyền chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong quy trình chuyên môn, kỹ thuật; không giải thích cặn kẽ, chu đáo cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật; không theo dõi sát bệnh nhân sau phẫu thuật.
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết, không đồng ý yêu cầu bồi thường 500 triệu đồng của bệnh nhân H.
Khi sự việc xảy ra, bác sĩ Quyền không báo cáo lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh việc để xử lý kịp thời. Cùng với đó, lãnh đạo khoa Ung bướu - Chăm sóc giảm nhẹ chưa sâu sát trong trong công tác quản lý.
Với khiếu nại của bệnh nhân về địa điểm thực hiện phẫu thuật, bệnh viện giải thích: " Bệnh nhân được phẫu thuật hai lần tại phòng mổ nhưng do có vết mổ ở vùng nhạy cảm và đảm bảo sự tế nhị cho bệnh nhân nên y bác sỹ kiểm tra tại phòng tiểu phẫu chứ không thực hiện kiểm tra tại giường như thông thường. Vì vậy việc bệnh nhân H. phản ánh được phẫu thuật tại phòng kho bệnh viện là không đúng sự thật" .
Bệnh viện nhiều lần họp, chấn chỉnh và đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách và trừ phúc lợi theo quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện đối với 2 bác sĩ liên quan là TS.BS Phan Cảnh Duy - trưởng khoa và bác sĩ Nguyễn Dư Quyền.
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đề nghị sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ viện phí, chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân Phạm Thị H. và có thiện chí hỗ trợ điều trị thẩm mỹ vết mổ và người chăm sóc, tinh thần bệnh nhân số tiền 50 triệu đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân H. không đồng ý và yêu cầu bệnh viện bồi thường số tiền 500 triệu đồng. Yêu cầu này không phù hợp với khả năng tài chính của bệnh viện và không đúng quy định của pháp luật.
" Trường hợp không chấp thuận các phương án do bệnh viện đưa ra thì bệnh nhân có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện Phong Điền để giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 ", Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 nêu trong thông cáo báo chí.
Đồng Tháp tăng cường phòng, chống đuối nước trẻ em Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Đồng Tháp tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình trong công tác quản lý trẻ em, không để xảy ra các vụ đuối nước thương tâm. Theo thống kê của UBND tỉnh ĐồngTháp,...