Kiên Giang: Chỉ trồng rau má thôi tôi thu 20 triệu đồng mỗi tháng
Đó là lợi nhuận từ việc trồng rau má của gia đình anh Lê Văn Hiển ở ấp Lò Rèn, xã Tân Thuân, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Anh Lê Văn Hiển, ấp Lò Rèn, xã Taanb Thuận, huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) cho biết, ban đầu gia đình anh trồng rau ăn trái như dưa leo, khổ qua… Tình cờ anh thấy những đám rau má tự mọc lên từ những luống dưa xanh tốt. Từ quan sát này, anh Hiến bắt đầu suy nghĩ chuyển sang trồng rau má chuyên canh.
Nghĩ là làm, anh Lê Văn Hiển đã mạnh dạn chuyển 1 ha trồng dưa leo sang trồng rau má chuyên canh. Tới nay anh Hiến đã trồng rau má được 4 năm, mỗi năm thu lợi nhuận hơn trăm triệu đồng.
Đặc biệt những tháng nắng nóng như hiện nay, rau má được mọi người ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu rau má của khách hàng, anh phải thuê thêm người hái.
Thương lái đến cân rau má ngay tại vườn, có ngày anh Hiển bán được gần 4 triệu đồng rau má. Từ trồng rau má, mỗi tháng anh Hiến thu lãi 20 triệu đồng.
Mấy hộ xung quanh thấy nhà anh Lê Văn Hiển trồng rau má có hiệu quả kinh tế cao, bán đắt hàng nên cũng chuyển sang trồng rau má.
Video đang HOT
Anh Lê Văn Hiển chia sẻ, rau má là loại rau dại vốn mọc hoang nên dễ trồng, dễ chăm sóc, sức đề kháng sâu bệnh tốt…
Theo anh Hiển, không như một số cây rau màu khác, trồng rau má chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hoạch kéo dài hơn và nhu cầu thị trường lớn, nhất là vào mùa nắng nóng.
Tuy nhiên, như anh Hiển cho hay, cây rau má khá nhạy cảm với thời tiết, nếu gặp điều kiện trời khô nắng, trời mưa nhiều hay sương mù cũng làm năng suất rau má giảm đáng kể.
Vì vậy, bà con cần nắm vững kỹ thuật trồng rau má rồi mới nên chuyển đổi sang canh tác loại rau này…
Trồng rau hoang bò khắp nơi, hái liên tục, 1 nông dân Nghệ An phát tài
Gia đình chị Hoàng Thị Lan ở xóm 9, xã Quỳnh Văn được xem là hộ đầu tiên trồng giống rau má hoang dại có quy mô lớn ở huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An). Nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm gia đình chị có lãi cả trăm triệu đồng.
Từ suy nghĩ phải trồng những loại giống rau mà tại địa phương chưa có, để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích nên chị Lan đã nảy sinh ý tưởng đi đào gốc rau má mọc hoang dại ở các xứ đồng về trồng trong vườn nhà.
Hiện tại, chị Lan trồng 3 sào rau má, mỗi sào đạt sản lượng 5 - 6 tạ/lần thu hoạch. Ảnh: Hồng Diện.
Ban đầu, chị chỉ trồng rau má ở một luống đất, rồi tích cực chăm sóc để nhân giống dần dần. Nhận thấy, loại rau này phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn, có giá trị kinh tế cao nên chị đã mạnh dạn thay thế hoàn toàn 3 sào đất chuyên canh trồng các loại rau cải, mùi, cà chua... bằng phủ kín cây rau má.
Theo chia sẻ cách trồng rau má của chị Lan: Gia đình đã gắn bó với nghề trồng rau má được 4 năm. Rau má là loại có sức sống mạnh nên rất dễ trồng, nhất là thời điểm vào tháng 2, tháng 3 thời tiết thuận lợi rau luôn xanh tốt. Đặc biệt, chỉ cần trồng 1 lần thì cây cho thu hoạch trong nhiều năm liền nên không phải tốn công cày xới đất.
Rau má được chị trồng thành từng luống để dễ làm cỏ và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật; quá trình canh tác quan trọng nhất là phải theo dõi thời tiết, để nắm bắt được khi trời trở nồm hay có gió nam, nhằm có biện pháp bón phân, tưới lượng nước cho phù hợp.
Hiện nay, ngoài vườn rau của chị Lan, một số hộ dân ở xã Quỳnh Văn cũng mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích trồng rau, quả kém hiệu quả sang trồng rau má. Ảnh: Hồng Diện.
Mỗi năm, chị còn bỏ chi phí từ 30 - 40 triệu đồng để mua phân bò từ trang trại bò sữa TH ở huyện Nghĩa Đàn về ủ cho hoai mục rồi bón cho cây trồng, tăng chất dinh dưỡng giúp rau sinh trưởng nhanh.
Đối với loài rau má này thường rất ít sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Sau 60 ngày xuống giống thì rau má bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt từ 5 - 6 tạ/sào.
Hàng năm, 1 sào rau cho chị Lan thu hoạch đến 6 lứa, sau khi trừ chi phí cho gia đình thu lãi 33 triệu đồng. Như vậy, với tổng diện tích 1.500 m2, gia đình chị thu về gần 100 triệu đồng.
Rau má có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế, sản phẩm của bà làm ra đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó, không phải chịu cảnh được mùa mất giá như khi trồng các loại rau màu như trước đây.
Rau má mọc hoang dại thì vào những tháng nắng nóng, khô hạn, hạt khó nảy mầm nên khan hiếm. Hiện nay người dân đã tự trồng được rau má, kết hợp với đầu tư hệ thống béc tưới nước phun mưa, rau cho thu hoạch liên tục quanh năm nên nguồn cung tương đối dồi dào. Có thời điểm rau đắt, giá thu mua tại ruộng từ 25-30 nghìn đồng/kg.
Hiện tại, ngoài mô hình trồng rau má của gia đình chị Lan thì một số hộ dân ở xã Quỳnh Văn cũng mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích trồng rau, quả kém hiệu quả sang trồng loại rau này./
Hồng Diện
Nổi khổ trồng rau má, rau bổ mát phải "đứng đồng" vì dịch Covid-19 Liên kết tiêu thụ, khuyến khích người trồng rau má tăng cường bán lẻ là những giải pháp được đưa ra nhằm giúp nông dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) "giải quyết" hàng chục ha rau má đang tồn đọng trên đồng. Cắt rau má cho... cá ăn Vùng chuyên canh cây rau má ở Quảng Thọ (Quảng...