Kiên Giang: Cải thiện chỉ số PAPI là trọng tâm của quá trình phát triển
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) công bố tại Hà Nội, ngày 14/4/2021 thì kết quả PAPI 2020 tỉnh Kiên Giang được tổng số điểm 40,80/80 điểm, giảm 1,69 điểm so với năm 2019.
Hội nghị trực tuyến phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2020
Những con số biết nói
Kiên Giang xếp thứ 56/63 tỉnh, thành cả nước, giảm 12 hạng so với năm 2019 và thuộc nhóm đạt điểm thấp, nhóm 04 tỉnh, thành trong cả nước. Cụ thể: Chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở, điểm số năm 2020 đạt 4,25điểm/10 điểm chuẩn, giảm 0,10 điểm so với năm 2019, xếp hạng thứ 58/63 tỉnh thành trong cả nước, giảm 01 hạng so với năm 2019 và thuộc nhóm điểm thấp nhất của cả nước, xếp thứ 10/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số Công khai minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương đạt 4,81điểm/10 điểm chuẩn, giảm 0,19 điểm so với 2019, xếp hạng 58/63 tỉnh, thành trong cả nước, giảm 06 hạng so với 2019 và thuộc nhóm điểm thấp của cả nước, xếp thứ 10/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân đạt 4,84điểm/10 điểm chuẩn, tăng 0,22điểm so với 2019 và xếp thứ 37/ 63 tỉnh, thành, tăng 16 hạng so với 2019, thuộc nhóm trung bình thấp, xếp thứ 10/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 6,87 điểm/10 điểm chuẩn, giảm 0,37 điểm so với 2019, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành, giảm 25 hạng so với 2019 và thuộc nhóm điểm trung bình thấp; xếp vị trí 12/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số Thủ tục hành chính công đạt 7,46 điểm/10 điểm chuẩn, tăng 0,03 điểm so với 2019 và xếp thứ 22/63 tỉnh, thành, giảm 02 hạng so với 2019 và thuộc nhóm trung bình cao; xếp thứ 6/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số Cung ứng dịch vụ công đạt 6,25 điểm/10 điểm chuẩn, giảm 0,54 điểm so với 2019 và xếp thứ 60/63 tỉnh, thành, giảm 12 hạng so với 2019 và thuộc nhóm điểm thấp của cả nước; xếp thứ 12/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số quản trị môi trường đạt 3,43điểm/10điểm chuẩn, giảm 0,37 điểm so với 2019 và xếp thứ 32/63 tỉnh, thành, giảm 16 hạng so với 2019 và thuộc nhóm trung bình cao; xếp thứ 11/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ số quản trị điện tử đạt 2,62 điểm/10điểm chuẩn, giảm 0,37 điểm so với 2019 và xếp thứ 40/63 tỉnh, thành, tăng 02 hạng so với 2019 và thuộc nhóm trung bình thấp; xếp thứ 06/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhận thức chưa kịp thời
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công PAPI 2020 của tỉnh chưa đạt được như mong muốn. Đó là do sự vào cuộc của hệ thống chính trị chưa đồng bộ, nhận thức của một số lãnh đạo, nhất là người đúng đầu và cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa kịp thời. Công tác kiểm tra, đôn đốc của người đứng đầu của một số cơ quan, địa phương trong khâu tổ chức thực hiện còn có mặt hạn chế, chưa sâu sát; việc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ chưa tốt, còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Video đang HOT
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có nơi chưa thực hiện tốt; sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở còn chưa cao; việc giải quyết thủ tục hành chính có nơi còn chậm chễ, quá hạn, chưa thực hiện tốt việc gửi thư, văn bản xin lỗi và giải trình lí do cho người dân, …
Việc triển khai tổ chức thực hiện của chính quyền về thực hiện nhiệm vụ và giải pháp khắc phục nâng điểm chỉ số chưa kịp thời, thiếu quyết liệt; cập nhật giải quyết kiến nghị phản ánh còn hạn chế. Các Sở, ban, ngành địa phương còn thực hiện chưa tốt viẹc công khai, minh bạch, chưa đúng, chưa đầy đủ và kịp thời theo quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu thiết thực của người dân.
Người dân là trọng tâm của quá trình phát triển
Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhân dân vì người dân là trọng tâm của quá trình phát triển, là “khách hàng” với đầy đủ khả năng đánh giá chất lượng phục vụ của nhà nước và chính quyền các cấp, đồng hành cùng nhà nước trên bước đường xây dựng “nhà nước của dân, do dân và vì dân”, trong năm 2021, các cấp các ngành trong tỉnh cần tập trung cải thiện các chỉ số đang ở nhóm điểm thấp lên trung bình thấp; nhóm điểm trung bình thấp lên nhóm điểm trung bình cao và nhóm đạt điểm trung bình cao lên nhóm cao nhất của các tỉnh, thành trong cả nước.
Để đạt được mục tiêu đề ra, các cấp, các ngành cần tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, đảm bảo người dân hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật; ý thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia đời sống chính trị ở cơ sở.
Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định. Đảm bảo việc tiếp cận thông tin được dễ dàng và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin hữu ích, đáng tin cậy cho người dân.
Nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương với người dân. Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhất là các vấn đề liên quan đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Giải quyết sớm, hiệu quả các vấn đề còn bức xúc, khiếu nại kéo dài của người dân; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, đối thoại giữa chính quyền với nhân dân; cải thiện niềm tin của người dân vào các cơ chế tiếp nhận khiếu nại, tố cáo hiện có; tăng cường hiệu quả hoạt động của toà án địa phương trong giải quyết các tranh chấp dân sự cho người dân.
Phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng để cán bộ, công chức, viên chức biết thực hiện và người dân giám sát việc thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong việc thực thi công vụ.
Cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng cung ứng dịch vụ công, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, đầu tư giáo dục, giao thông,…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, hướng tới sự hài lòng của người dân.
Thủ tướng nhấn mạnh 4 bài học kinh nghiệm với các địa phương
Chiều 2/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021.
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đều đánh giá rất cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh "vạn sự khởi đầu nan" ngay khi Chính phủ vừa kiện toàn, "khó khăn trăm bề" thời gian qua.
Lãnh đạo các địa phương nhất trí cao với báo cáo và dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, nhất là về các bài học kinh nghiệm được rút ra và 13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Các địa phương đều ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và khen thưởng nghiêm minh để phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, linh hoạt của cấp dưới, huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thủ tướng yêu cầu mỗi cấp, mỗi ngành, lãnh đạo các địa phương phải nhìn thẳng vào sự thật, khiêm tốn, cầu thị lắng nghe, học hỏi, suy nghĩ để rút kinh nghiệm... Ảnh: VGP
Chia sẻ các kinh nghiệm tốt trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh, cần thực hiện nghiêm túc, khoa học, bài bản, sáng tạo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc lấy ví dụ, khi Thủ tướng nêu quan điểm "chống dịch như chống giặc", Vĩnh Phúc không coi đó chỉ là một khẩu hiệu mà còn là mệnh lệnh, một căn cứ pháp lý để UBND tỉnh ban hành quyết định chuyển trạng thái sang tình trạng khẩn cấp, từ đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, áp dụng các biện pháp phù hợp tình hình.
Khi Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh tấn công trong phòng chống dịch, tỉnh đã nâng rất nhanh công suất xét nghiệm mỗi ngày từ 5.000 mẫu lên ngay 10.000 mẫu và nay đã đạt 80.000 mẫu, nâng khả năng cách ly lên 10 lần..., với chiến lược bao vây, khoanh vùng, đón đầu, đánh chặn dịch.
Tại Hội nghị trực tuyến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết tỉnh đã kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, với nhiều giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch tại các nhà máy, khu công nghiệp. Nhờ đó, nhiều chỉ số kinh tế hết sức tích cực, tăng cao so với năm ngoái. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, tỉnh đã tiêu thụ tốt 215.000 tấn vải thiều với tổng doanh thu khoảng 6.800 tỷ đồng.
Ông Dương Văn Thái cho biết, có được điều này là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Thủ tướng Chính phủ hằng ngày đều gọi điện chỉ đạo sát sao. Mọi khó khăn, vướng mắc mà tỉnh nêu ra đều được các bộ, nhất là Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an giải quyết rất nhanh. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các địa phương khác, nhất là Lạng Sơn, Lào Cai, TPHCM, Hà Nội và sự ủng hộ của nhân dân cả nước.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã quán triệt thêm một số nội dung về công tác phòng chống dịch bệnh; Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thông tin làm rõ thêm về các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch theo Nghị quyết 68 vừa được Chính phủ ban hành.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình 6 tháng cho thấy chúng ta đã và đang thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Về an sinh xã hội, quan trọng nhất là không có ai ở bất cứ nơi nào thiếu ăn, thiếu mặc, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Những kết quả, thành tựu tích cực đó đã góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc. Giải ngân vốn đầu tư công có nhiều cố gắng nhưng còn chậm, nhất là vốn ODA. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại TPHCM, một số tỉnh Đông Nam Bộ và miền Trung. Sản xuất kinh doanh, đời sống của một bộ phận người dân gặp khó khăn. An ninh trật tự tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp.
Nguyên nhân của những kết quả, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, các cấp, các ngành đã nghiêm túc thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó là sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của các tất cả các địa phương, của cả hệ thống chính trị để vượt qua khó khăn, thách thức; huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, truyền cảm hứng cho nhân dân cùng vào cuộc với cấp ủy, chính quyền để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Thủ tướng lưu ý, những thành tựu, thành tích là cơ bản, nhưng không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với thắng lợi, "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế" như nhắc nhở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập là một số địa phương, cơ quan, đơn vị, một bộ phận nhân dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác lúc chưa có dịch bệnh và khi dịch đi qua; mất bản lĩnh, lúng túng, hoảng hốt khi có dịch, đưa ra biện pháp không phù hợp, thiếu hiệu quả, thậm chí cực đoan. Một số người đứng đầu tại địa phương chưa bao quát công việc, quyết tâm chưa cao, nỗ lực chưa lớn, hành động chưa quyết liệt, hiệu quả...
Một nguyên nhân khác là phân cấp, phân quyền chưa triệt để, còn nhiều khâu trung gian, nhiều thủ tục, trách nhiệm không rõ ràng, gây ách tắc công việc, làm giảm hiệu quả điều hành, quản lý; Việc tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách còn lúng túng, chưa quyết liệt; Chưa huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong xã hội, trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả...
Thủ tướng yêu cầu, từ các nguyên nhân nói trên, mỗi cấp, mỗi ngành, lãnh đạo các địa phương phải nhìn thẳng vào sự thật, khiêm tốn, cầu thị lắng nghe, học hỏi, suy nghĩ để rút kinh nghiệm, tự soi, tự sửa, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình luôn diễn biến rất nhanh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân và trách nhiệm được cấp trên giao phó.
Thủ tướng nhấn mạnh 4 bài học kinh nghiệm với các địa phương. Trước hết, phải biết kế thừa những thành quả, kết quả, kinh nghiệm của những người đi trước, các nhiệm kỳ trước, các năm trước, trên tinh thần kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển. Theo Thủ tướng, 6 tháng đầu năm 2020, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm phòng chống dịch nên tăng trưởng GDP không cao như năm nay và 6 tháng đầu năm nay, nhờ kế thừa các bài học từ năm ngoái, chúng ta đã nỗ lực, điều chỉnh để đạt kết quả tốt hơn.
Bài học thứ hai là càng khó khăn, phức tạp càng phải giữ vững, củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong nội bộ, trong nhân dân và đoàn kết giữa các địa phương. Thủ tướng nhắc lại việc cả nước hỗ trợ Hải Dương phòng chống dịch và ngày hôm qua, hơn 300 cán bộ, sinh viên từ Hải Dương đã vào chi viện cho TP Hồ Chí Minh chống dịch.
Bài học thứ ba, điều rất quan trọng là sự nêu gương của người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát tình hình thực tế, đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, truyền cảm hứng, tạo động lực cho cấp dưới.
Bài học thứ tư là kịp thời sơ kết, tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, xử lý, kỷ luật kịp thời, đúng quy định.
Ảnh: VGP
Theo Thủ tướng, dự báo tình hình thời gian tới, thuận lợi, thời cơ sẽ đan xen với khó khăn, thách thức, nhưng phải xác định khó khăn, thách thức lớn hơn nhiều so với thuận lợi và thời cơ. Thủ tướng yêu cầu, không được phép bi quan, sợ sệt, ngược lại, "đã nỗ lực rồi phải nỗ lực lớn hơn, đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt, mạnh mẽ, đúng hướng, hiệu quả hơn". Lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu, vượt qua, khẳng định, trưởng thành và phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thống nhất chưa thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội XIII của Đảng, Đại hội đảng các cấp đã xác định, Quốc hội và HĐND các cấp đã giao. Trên cơ sở đó và căn cứ 2 kịch bản tổng thể được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng (tăng trưởng GDP cả năm 6% theo kịch bản 1 và 6,5% theo kịch bản 2), các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tích cực, chủ động, phù hợp.
Kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu kép dù đây là lựa chọn rất khó khăn, không có cách nào khác, chống dịch tốt để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế để có điều kiện chống dịch thành công.
Thủ tướng: Khó khăn sẽ lớn hơn thuận lợi nhưng không được bi quan, sợ sệt Dự báo thời gian tới khó khăn, thách thức lớn hơn nhiều thuận lợi và thời cơ, Thủ tướng yêu cầu, không được phép bi quan, sợ sệt, ngược lại phải nỗ lực lớn hơn. Kết luận Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương chiều 2/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dự báo tình hình thời gian...