Kiên Giang, Cà Mau dừng các lễ hội đón Giao thừa để phòng COVID-19
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và Cà Mau chỉ đạo dừng các hoạt động lễ hội đón Giao thừa để phòng COVID-19.
Ngày 9/2, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh này sẽ dừng các hoạt động lễ hội đón Giao thừa để phòng dịch COVID-19
Theo đó, trước việc xuất hiện ổ dịch mới tại TP.HCM và Hà Nội cho thấy nguy cơ dịch bệnh đang ở mức cao, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đề nghị dừng các hoạt động lễ hội đón Giao thừa và bắn pháo hoa tại TP Rạch Giá và TP Phú Quốc.
UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 hôm 9/2.
UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các cơ quan, ban ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc công tác trực Tết theo quy định gắn với trực phòng, chống dịch COVID-19 trong những ngày trước, trong và sau Tết một cách thận trọng, không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống.
Video đang HOT
Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương hạn chế tối đa việc rời khỏi địa bàn tỉnh để cùng chung tay ngăn ngừa, hoàn thành tốt công tác phòng, chống dịch. Đồng thời yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, không tổ chức ăn Tết và hạn chế tập trung đông người.
Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thông tin liên lạc hàng ngày, kịp thời nhận thông tin và báo cáo cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 để xử lý các tình huống phát sinh, nhất là khi có tình huống cấp bách xảy ra.
Cùng ngày, UBND tỉnh Cà Mau có công văn về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo dừng tất cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Xuân, đón Giao thừa và hoạt động bắn pháo hoa trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng phương án bảo quản pháo hoa của tỉnh và của các huyện để sử dụng vào thời điểm phù hợp.
UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết (nhân lực, vật tư, sinh phẩm, công cụ, phương tiện…) sẵn sàng cho các tình huống dịch bệnh, kể cả tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Quan tâm giải quyết chế độ, chính sách, có biện pháp thiết thực động viên kịp thời các lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.
Vận động hạn chế đến mức tối đa việc tập trung nhiều người tại lễ tang, lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tiệc mừng cuối năm, đám cưới, hạn chế tối đa việc đi lại trong dịp Tết Nguyên đán. Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động tổ chức làm việc trong dịp Tết, sinh hoạt tại chỗ.
Yêu cầu các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang chuẩn bị ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão
Áp thấp ngoài khơi đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và sẽ mạnh lên thành bão trên Biển Đông. Sáng nay 19-12, Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang chuẩn bị ứng phó.
Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và di chuyển vào Biển Đông. Ảnh họa đồ sáng 19-12 của Trung tâm DBKTTV Quốc gia
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thuỷ văn quốc gia, sáng nay 19-12, tâm áp thấp nhiệt đới đã ở khoảng 9 độ vĩ Bắc - 120.8 độ kinh Đông, trên khu vực vùng biển phía Tây miền Nam Philippines.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, nhất là đối với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm, sáng nay 19-12, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có công điện số 41 gửi ban chỉ huy các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang yêu cầu:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới từ vĩ tuyến 8 đến 12 và từ kinh tuyến 115 đến 120 độ Kinh Đông và được cập nhật, điều chỉnh theo các bản tin của cơ quan dự báo.
Tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn cụ thể cho tàu thuyền thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu tại bến, trên đảo, khu vực cửa sông đảm bảo an toàn. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người và tài sản, trên các đảo, các dàn khoan dầu khí và các hoạt động kinh tế trên biển.
Bộ Ngoại giao chủ động liên hệ với các nước và vùng lãnh thổ để hỗ trợ phương tiện, tàu thuyền và ngư dân phòng, tránh bão bảo đảm an toàn.
Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ, chủ động chỉ đạo các biện pháp ứng phó phù hợp khi có tình huống xảy ra.
Thời tiết tiếp tục xấu Chiều 12-8, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cảnh báo, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ thời tiết tiếp tục xấu, có mưa rào và dông; cục bộ có mưa to đến rất to, tập trung vào khoảng chiều và tối. Trong mưa dông đề phòng ngập úng, xảy...