Kiên Giang: Buôn lậu trên biển có nguy cơ bùng phát
Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang đã bắt giữ gần 700 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trị giá hàng hóa vi phạm trên 14 tỷ đồng. Trong đó đã xử lý hình sự 17 vụ, khởi tố 23 đối tượng.
Vận chuyển đường lậu tại biên giới Kiên Giang.
Diễn biến phức tạp trên biển
Trên biển khu vực giáp ranh giữa Việt Nam với các nước Malaysia, Indonesia và Thái Lan, tình trạng sang mạn dầu trái phép và buôn lậu thuốc lá diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển đã bắt giữ 7 tàu có hành vi mua bán, sang mạn dầu trái phép với gần 850.000 lít dầu D.O. Hải đoàn 28 thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng cũng đã bắt giữ 4 vụ buôn lậu dầu D.O với 5 tàu, 32 đối tượng, tịch thu trên 194.000 lít dầu D.O. Tổng trị giá từ số dầu buôn lậu trên biển mà 2 lực lượng này bắt giữ là trên 12 tỷ đồng.
Ngoài tình trạng buôn lậu dầu D.O trái phép, trên vùng biển và ven biển Kiên Giang, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá lậu vẫn diễn biến phức tạp. Tại Phú Quốc, lực lượng Biên phòng đã bắt giữ hơn 2 vụ thuốc lá ngụy trang trong các thùng xốp đựng hải sản, trái cây với tang vật khoảng 2.500 gói, trong đó một vụ phát hiện tại cảng An Thới, một vụ tại cảng Bãi Vòng. Còn tại khu vực ven biển, lực lượng Biên phòng đã phát hiện tại vùng biển Ba Hòn 1.750 gói thuốc lá ngoại cũng ngụy trang như thùng xốp đựng hải sản. Liên quan đến thuốc lá lậu, đầu tháng 7 vừa qua, Đội Kiểm soát Hải quan ( Cục Hải quan Kiên Giang) trong quá trình tuần tra kiểm soát tại phường Tô Châu,TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đã phát hiện đối tượng Bùi Văn Hiên đang vận chuyển trái phép 1.490 gói thuốc lá Hero.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Hà Tiên bắt giữ đường lậu.
Video đang HOT
Kiểm soát chống buôn lậu 24/24 giờ
Tại cuộc họp triển khai công tác chống buôn lậu 6 tháng cuối năm vừa được Ban chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang tổ chức, các lực lượng chức năng cho biết, ngoài tuyến biển, các tuyến trọng điểm về buôn lậu vẫn tập trung tuyến đường bộ có các điểm Rạch Gỗ, Đầm Chít, Chợ Đình, Nha Sáp… huyện Giang Thành; đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩu quốc tế Hà Tiên; khu vực Đường Chùa, Đường Xuồng, núi Đá Dựng thuộc phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên. Tuyến đường ven biển từ cột mốc 313 và 314 chạy dọc bãi Tà Lu – Mũi Nai – Núi Đèn – Bãi Nò – Cửa Pháo Đài đến bến Tô Châu thuộc thành phố Hà Tiên. Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, ngoài các yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan, được các lực lượng thẳng thắn cho rằng công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn thật sự chưa phát huy được sức mạnh đồng bộ của việc phối hợp các lực lượng, phần lớn là hoạt động độc lập. Công tác tuyên truyền pháp luật đến nhân dân, nhất là một bộ phận cư dân biên giới chưa đạt hiệu quả cao.
Dự báo tình hình trong những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ kéo theo buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường gia tăng. Đặc biệt, các đối tượng lợi dụng chính sách thông thoáng, thuận lợi về thủ tục quản lý xuất nhập cảnh có thể trà trộn ma túy chung với hành lý, các mặt hàng hải sản, trái cây, rất khó kiểm soát. Ngoài ra, việc vận chuyển trái phép mặt hàng phế liệu và gỗ xẻ có chiều hướng tăng, tập trung trên các tuyến đường tuần tra biên giới của Campuchia về đường cột mốc 314 của Việt Nam và vào nội địa. Trên biển tàu thuyền nước ngoài đánh bắt trộm hải sản và buôn hàng lậu gia tăng hoạt động. Vùng biển khu vực Bắc đảo Phú Quốc đến Hà Tiên nhiều khả năng buôn lậu đường cát, thuốc lá, gỗ, xăng dầu xảy ra.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Thị Minh Phụng, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang đã yêu cầu các lực lượng chức năng của tỉnh phối hợp với địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; mở các đợt cao điểm, tổ chức các chốt kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường khu vực biên giới và trên sông, trên biển; phối hợp, tuần tra, kiểm tra với các lực lượng chức năng đóng trên địa bàn… Cùng với đó, các lực lượng cần chú trọng hai địa phương khu vực biên giới là thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành; kiểm tra xử lý các kho hàng trái phép khu vực cửa khẩu, giáp biên; lắp đặt camera theo dõi các địa điểm tập kết, vận chuyển hàng lậu; tuyên truyền, giáo dục cư dân biên giới không tham gia, tiếp tay cho đối tượng buôn lậu; tiếp tục mở các chuyên án triệt xóa buôn lậu qua biên giới; tổ chức tuần tra, kiểm soát, trực canh 24/24 giờ, nhất là tập trung triệt phá buôn lậu đối các mặt hàng xăng dầu, ma túy, thuốc lá lậu…
Đăng Nguyên
Theo baohaiquan
Giám đốc bị tâm thần lập mưu nhập hàng cấm, 2 người bị truy tố
Dự kiến chiều nay (23.4), TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm vụ án buôn lậu đối với Lê Thanh Tùng (SN 1971) và Huỳnh Thanh Khiết (SN 1983), cùng ngụ TP.HCM.
Trong vụ án còn có Nguyễn Thanh Phương (SN 1972, ngụ quận 1, TP.HCM) bị khởi tố nhưng chưa bị truy tố vì đang trong thời gian chữa bệnh tâm thần bắt buộc. Phương bị hạn chế năng lực hành vi và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi xảy ra vụ án.
Theo hồ sơ vụ án, Phương sử dụng 2 pháp nhân là Công ty Nam Phương Luxury và Công ty Hiệp Bình Phước để nhập khẩu hàng lậu là hàng điện máy đã qua sử dụng gồm cục nóng, cục lạnh (máy lạnh)... có xuất xứ từ Nhật Bản.
Một lô hàng máy lạnh bị bắt khi nhập khẩu.
Theo đó, năm 2012, Phương thành lập và là giám đốc Công ty Nam Phương Luxury. Sau đó, Phương nhờ Khiết là người làm công cho mình đứng tên pháp nhân. Tại thời điểm xảy ra vụ án, Phương nhờ vợ Khiết đứng tên. Nhưng tất cả hoạt động công ty đều dưới sự chỉ đạo, điều hành của Phương.
Qua quen biết, Phương mượn tiếp pháp nhân của Công ty Hiệp Bình Phước do một người bạn làm giám đốc.
Có hai pháp nhân, Phương chỉ đạo Tùng và Khiết tiến hành các thủ tục thông quan khai báo hàng nhập khẩu là hàng hoá nhập khẩu máy móc sử dụng trong công nghiệp các loại đã qua sử dụng xuất xứ Nhật Bản. Nhưng thực chất trong các container là hàng lậu.
Ngày 8.9.2015, Công an TP.HCM thực hiện khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính đối với 2 container đang được đưa về kho ở quận Tân Bình. Ngoài ra, công an đã phát hiện thêm 2 container hàng hoá khác của 2 công ty trên là hàng cấm nhập. Khám xét cho thấy hàng hoá kiểm tra trong 4 container là 82 mặt hàng gồm cục nóng, cục lạnh (máy lạnh)... đã qua sử dụng có xuất xứ từ Nhật Bản thuộc danh mục cấm nhập khẩu, có giá trị hơn 4 tỷ đồng.
Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra xác định Phương còn chỉ đạo Tùng nhận thông báo hàng về đến cảng. Khiết đến nhận hoá đơn và lệnh giao hàng về cho Tùng. Tùng lập chứng từ giả mua bán thông qua các con số trên mạng và tự nghĩ ra số lượng hàng hoá, chủng loại và sử dụng các pháp nhân để khai báo hải quan.
Khiết nhận hồ sơ từ Tùng để đến cảng làm thủ tục khai báo hải quan. Theo sự chỉ đạo của Phương, Khiết gọi điện cho xe đến chở hàng về kho.
Tháng 9.2015, cơ quan điều tra công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án và sau đó khởi tố bị can. Tuy nhiên, Phương bỏ trốn và bị phát lệnh truy nã từ tháng 7.2016. Đến ngày 20.08.2017, Phương bị bắt khi đang lẩn trốn.
Sau khi bị bắt, Phương không chấp nhận hành vi phạm tội. Tiếp tục làm việc, Phương đưa ra các giấy tờ cho thấy đang điều trị tâm thần tại Bệnh viên tâm thần Trung ương 2 (Biên Hoà, Đồng Nai). Cụ thể, trong năm 2016, Phương nhập viện điều trị 2 lần.
Bệnh án tâm thần của Phương được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 2.
Do đó, cơ quan điều tra phải tiến hành giám định tâm thần với Phương. Theo kết luận, Phương bị tâm thần phân liệt và không thể làm việc với cơ quan điều tra. Phương được tạm đình chỉ bị can để đi chữa bệnh bắt buộc. Phương được tách riêng, không bị truy tố, xét xử cùng với Tùng và Khiết.
Theo một luật sư bào chữa cho các bị cáo, vụ án không thể xét xử khi thiếu lời khai của Phương. Phương là đầu vụ, là người chỉ đạo Tùng và Khiết thực hiện các công đoạn thông quan để nhập hàng lậu.
Cả Tùng và Khiết khai, Phương không nói cho hai người biết là hàng cấm nhập. Phương tách rời từng người để thực hiện các thủ tục nhập hàng. Phương, Tùng và Khiết không hề bàn bạc gì đến việc nhập hàng cấm. Phương tách riêng Tùng và Khiết, mỗi người một công việc, một giai đoạn khác nhau. Tùng cũng không liên hệ với Khiết để thảo luận mà chỉ thừa hành mệnh lệnh của Phương. Phương là người thuê xe chở hàng, thuê kho nhập hàng.
"Phương là mắc xích quan trọng trong vụ án, lời khai của Phương để biết vai trò của Tùng và Khiết ở mức độ nào, có biết hàng hoá trên là hàng cấm hay không? Tùng và Khiết hưởng lợi như thế nào khi giúp sức cho Phương?", luật sư bào chữa cho bị cáo nói.
Theo Danviet
Càng cận Tết Nguyên đán, buôn lậu càng "nóng" ở An Giang Những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, tình trạng buôn lậu tại An Giang lại càng gia tăng với 2 mặt hàng chủ yếu là thuốc lá và đường cát. An Giang có đường biên giới dài gần 100km là địa phương thường xuyên diễn ra các hoạt động mua bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm. ặc biệt, những ngày trước...