Kiên Giang: 5 năm nuôi mãng xà cực độc, bị cắn bao lần nhưng vẫn mê
Tình cờ bắt được một con rắn hổ đất bò vào nhà, ông Nguyễn Văn Hiểu (Ba Hiểu), ngụ ấp Ngọc Thành, xã Vân Khánh Đông ( huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) từ đó đã làm giàu nhờ nhân nuôi loài mãng xà kịch độc này. Hiện ông Ba Hiểu sở hữu đàn rắn độc gần 500 con rắn hổ đất.
Trả lời câu hỏi của PV Dân Việt tại sao lại chọn nuôi rắn hổ đất, một loài bò sát hoang dã kịch độc, ông Ba Hiểu nói: “Cái gì dễ thiên hạ làm hết rồi, mình nghèo chọn cái khó để ít bị cạnh tranh, với lại còn do cơ duyên nữa”.
Năm 2014, một con rắn hổ đất to bất ngờ xuất hiện trước nhà. Vốn biết cách bắt rắn nên ông Ba Hiểu dùng tấm vải lau nhà bắt gọn con rắn. Thấy con rắn khỏe mạnh, ông thả vào chum và hàng ngày bắt nhái cho ăn rồi quyết định nuôi. Càng nuôi thấy càng mê, ông lần dò tìm hiểu trên mạng internet những nơi chuyên nuôi rắn hổ. Thế là ông Ba Hiểu khăn gói đi Bình Dương với 3 triệu đồng dành dụm tìm mua thêm 10 con rắn hổ đất nữa để gầy đàn.
Từ một con rắn hổ đất bò vào nhà ban đầu, ông Ba Hiểu đã làm giàu từ việc nhân nuôi loài rắn kịch độc này. Ảnh: NQ.
Một năm sau đó, con rắn hổ đất đầu tiên đến nhà ông đã đẻ được lứa đầu với 43 trứng, sau khi ấp nở được 40 con rắn con và giúp ông thu về 8 triệu đồng. Cứ thế lần lượt những lứa rắn nối tiếp nhau.
Dắt chúng tôi tham quan trại rắn độc, ông Ba Hiểu mở nắp khoang chuồng, con rắn hổ đất khoảng 5kg với da đen xì ngóc đầu phùng má làm ai cũng khiếp vía.
Chuồng rắn được ông Ba Hiểu xây xung quanh bằng gạch và xi măng, có kệ để rắn nằm, có nước để rắn tắm giải nhiệt, dưới nền trải một lớp đất khô tạo môi trường tốt nhất cho rắn sinh trưởng. Ảnh: NQ.
Video đang HOT
Trao đổi với Dân Việt, ông Ba Hiểu cho hay: “Thức ăn chính nuôi rắn là chuột, ngoài ra còn có cóc, nhái, cá rô phi. Với đàn rắn hiện tại, số lượng thức ăn mỗi ngày cần 20kg. Theo ông, rắn nở được một tuần sẽ tự lột da và ăn mồi. Rắn hổ đất từ một năm tuổi nặng chừng 1,2kg và bắt đầu sinh sản”.
Từ những ngày đầu chưa có kinh nghiệm nuôi rắn hổ, hiện ông Ba Hiểu nắm khá vững kỹ thuật nuôi rắn hổ, cách cho rắn sinh sản cũng như kỹ thuật ấp trứng rắn bằng cát ẩm với tỷ lệ thành công trên 90%.
Ngoài rắn hổ đất, ông Ba Hiểu còn nuôi rắn hổ hèo, hổ hành, hổ ngựa. Năm 2018, ông vừa xuất chuồng bán hơn 200 con rắn hổ đất giống, thu về 40 triệu đồng. 5 năm nuôi rắn, trên người ông không thiếu những vết sẹo do rắn cắn để lại.
Nuôi loài rắn hổ đất cực độc, ông Ba Hiểu không ít lần bị rắn cắn.
“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được và tôi có bài thuốc chữa rắn độc cắn rất đơn giản, dễ kiếm, dễ làm…” – ông Ba Hiểu cho biết.
3 năm trước, trong một lần thăm chuồng rắn, ông Ba Hiểu bị rắn hổ cắn vào tay. Tự mình sơ cấp cứu, nặn máu, buộc lại cánh tay, sau đó, ông chạy qua nhà hàng xóm xin trái đu đủ xanh lấy mủ đắp vết thương, thịt trái đu đủ thì xay nhuyễn uống để thải độc rắn. Rốt cuộc, ông Ba Hiểu cũng tự cứu sống mình bằng bài thuốc chữa rắn độc cắn từ dân gian đó.
Sau lần ấy, trong trại rắn của ông Ba Hiểu lúc nào cũng có một tủ thuốc với đầy đủ dụng cụ sơ cứu người khi bị rắn cắn. Sau vườn lúc nào ông cũng trồng sẵn một cây đu đủ, loài cây được dùng để trị rắn cắn.
Hiện ông Ba Hiểu sở hữu đàn rắn với tổng số 250 con rắn hổ đất trọng lượng từ 1,2-5kg/con và 230 con rắn trọng lượng dưới 1kg/con, trong đó có 60 con đang thời kỳ sinh sản.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Ba Hiểu cho biết ông không nuôi bán lấy thịt, tâm huyết của ông là nuôi để phục vụ bào chế dược liệu từ nọc độc của rắn. Đơn đặt hàng 800 con rắn hổ đất đã có, nhiệm vụ của ông hiện giờ là tìm cách nhân đàn để đạt số lượng theo yêu cầu.
Do rắn hổ đất ít người nuôi nên giá thị trường đối với loài rắn này khá cao, dao động từ 1 triệu đồng/kg loại 5kg/con và 800 ngàn đồng/kg loại từ 1-2kg/con.
Ngoài nuôi rắn, ông Ba Hiểu còn nuôi ong mật gần chuồng rắn. Lão nông này con mê các loài hoang dã nên thấy ai bán là ông mua về nuôi cho học trò trong xóm xem. Ảnh: NQ.
Theo Danviet
Kiên Giang: Bắt rắn hổ mang bò vào nhà và theo luôn nghề nuôi rắn độc
Ông Nguyễn Văn Hữu, thương binh hạng 3/4, ngụ tại ấp Nhật Thành, xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang rất nổi tiếng trong vùng, bơi ông là người duy nhất của địa phương làm giàu từ nghề nuôi rắn hổ mang. Từ 1 con rắn hổ mang bò vào nhà mà ông bắt được, đến nay ông đã nuôi được cả 1 đàn rắn hổ mang.
Tóm gọn rắn hổ mang bò vào nhà
Chuyện về nuôi rắn hổ mang của ông Hữu khá thú vị. Cách đây hơn 5 năm, khi đang nằm chơi với cháu trong vườn nhà thì có một con rắn hổ mang lớn bò vào nhà. Dù con rắn phùng mang đe dọa, nhưng rồi nó cũng bi "khuất phục" bởi kỹ năng bắt rắn của ông Hữu.
Bắt được con rắn hổ mang, ông Hữu thả vào cái chuông đựng nước, hằng ngày bắt cóc, nhái cho ăn. Nuôi được hơn môt tuần lễ thì có người bạn đến chơi, ông đem câu chuyện ra kể thì ông mới biết đó là một con rắn hổ mang cực độc. Trong thời gian nuôi, thấy nuôi rắn hổ mang tôn ít công chăm sóc, không bị bệnh tật, lại bán được giá cao, nên ông Hữu tính chuyện nuôi rắn hổ mang lâu dài. Hiện, con rắn hổ mang đầu tiên ông Hữu bắt được vẫn còn sống và nặng hơn 5kg.
Thương binh 3/4 Nguyễn Văn Hữu giới thiệu về nghề nuôi rắn hổ mang.
Sau khi tự lên mạng tìm hiểu kỹ về tập tính sống của rắn hổ mang, chế độ chăm sóc, cách xây chuồng trại nuôi rắn hổ mang, đầu năm 2012, ông Nguyễn Văn Hữu lên tận Bình Dương tìm mua thêm 10 con rắn hổ mang giống về nuôi. Mua được rắn hổ mang đã khó, nhưng việc xin giấy phép để nuôi rắn hổ mang cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí ông còn bị nhiều người trong gia đình phản đối vì viêc nuôi loài bò sát cực độc này trong nhà.
Khi được cấp phép nuôi rắn hổ mang và thuyết phục được gia đình, ông Hữu bắt đầu tính chuyện lâu dài. Để tiện chăm sóc, khu nuôi rắn hổ mang được ông thiết kê ở trong nhà và ngoài sân, chuồng xây bằng gạch, mỗi chuồng co diên tich khoảng 1 m2, nền tráng xi măng, mặt trên làm bằng khung lưới để thông thoáng. Tự gây giống sinh sản, đến nay khu nuôi rắn hổ mang của ông Hữu lúc nào cũng có hơn 500 con lớn, nhỏ. Mỗi năm, từ tiền bán rắn hổ mang, ông thu về hơn 300 triệu đồng.
Tích lũy kinh nghiệm nuôi loài rắn độc
Theo kinh nghiệm của ông Hữu, để bảo đảm rắn hỏ mang sinh trưởng và phát triển tốt, điều quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bảo đảm khô ráo, tránh bệnh cho rắn nuôi. Nêu rắn hổ mang nuôi bị bệnh thì ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, sinh sản nên phải thường xuyên kiểm tra, thấy biểu hiện rắn yếu, bỏ ăn là phải có phương pháp điều trị.
Con rắn hổ mang "khủng" này nặng gần 4kg này mỗi năm mang về cho ông Hữu 10 triệu đồng tiền lời từ bán trứng.
Thức ăn cho rắn hổ mang phải bảo đảm sạch, tùy từng loại, từng độ tuổi mà có khẩu phần khác nhau. Ví dụ, rắn hổ mang lớn từ 3 đến 4kg thì một tuần cho ăn 2 lần, còn rắn bé cách một ngày ăn một lần; riêng với rắn hổ mang đẻ trứng, ngoài cá thì còn bổ sung thêm cóc, nhái, đặc biệt là phải biết cách ấp trứng để làm sao con rắn hổ mang con nở vơi tỷ lệ cao nhất.
Đội mũ soi đèn tự chế, một tay cầm móc, một tay thò vào chuồng, lôi ra con rắn hổ mang lớn, ông Hữu giải thích: "Con này nặng gần 4kg, mỗi năm đẻ một lần từ 40 trứng trở lên, quy trình ấp là khoảng 65 ngày bắt đầu từ ngày ấp. Nếu không ấp thì trứng rắn bán từ 200.000 đến 300.000 đồng/trứng. Tổng cộng con rắn này cho thu nhập gần 10 triệu đồng/năm".
Theo Tuấn Sơn-Quang Đức (Báo QĐND)
Tàng trữ, lưu hành tiền giả ở Kiên Giang: Khởi tố 6 đối tượng Cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang cho biết đã ra quyết các quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 06 đối tượng trong đường dây tàng trữ, lưu hành tiền giả. Danh tính các đối tượng gồm: Nguyễn Đông Hồ (SN 2001, ngụ huyện U Minh Thượng, Kiên Giang); Cao Hữu Đô (N 1989, ngụ huyện...