Kiểm tra, xử lý vụ khai thác rừng trái phép tại Kông Chro
UBND tỉnh Gia Lai vừa có Văn bản số 2289 chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh việc khai thác rừng trái phép xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai H. Kông Chro và Ia Pa (Gia Lai).
Con đường lâm tặc kéo gỗ từ rừng ra khu vực H. Ia Pa và một lượng lớn gỗ Dổi bị phát hiện, bắt giữ tại xã Chư Mố (H. Ia Pa, Gia Lai)
Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp cùng UBND các H. Kông Chro, Ia Pa chỉ đạo các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng kiểm tra thực tế, xác minh thông tin. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra truy quét để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Kông Chro và Ia Pa. UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu khẩn trương triển khai và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 25-7-2019.
Video đang HOT
Như Báo Công an TP Đà Nẵng vừa có bài viết Rừng Kông Chro lại “ nóng”, phản ánh về tình trạng khai thác gỗ trái phép diễn ra phức tạp tại khu vực xã Đăk Kơ Ning (H. Kông Chro, Gia Lai). Qua thâm nhập thực tế, PV ghi nhận có hàng loạt gốc gỗ bị khai thác để lại hiện trường cùng nhiều hộp, lóng gỗ lâm tặc tập kết để vận chuyển về khu vực xã Ia Tul (H. Ia Pa, Gia Lai). Sau khi cưa hạ, các đối tượng lâm tặc sẽ dùng xe máy độ chế, trâu kéo gỗ từ rừng ra khu vực tập kết rồi sử dụng xe ô-tô độ chế để chở đi nơi khác tiêu thụ. Theo nguồn tin của PV, một lượng gỗ Dổi từ đây đã được các đối tượng lâm tặc mở đường vận chuyển về khu vực H. Ia Pa bằng các loại xe ô-tô độ chế. Bức xúc việc này, vừa qua người dân đã bắt giữ một số gỗ Dổi khi các đối tượng lâm tặc vận chuyển đến khu vực xã Chư Mố (H. Ia Pa, Gia Lai).
M.T
Theo cadn.com.vn
Rừng ở Gia Lai tiếp tục bị cưa hạ trái phép
Thời gian gần đây, người dân ở các huyện Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa (tỉnh Gia Lai) rất bức xúc về việc các đối tượng lâm tặc khai thác gỗ trái phép.
Bắt đầu từ cuối làng Tờ Cách, xã Đak Kơ Ning (huyện Kông Chro), trải qua hơn 1h lội rừng với những dốc cao dựng đứng, chúng tôi đã bắt gặp vị trí các cây gỗ bị lâm tặc cưa hạ.
Những cây gỗ quý như sao xanh, dổi...bị các đối tượng cưa hạ, xẻ hộp mang đi, hiện trường còn lại ván bìa và gốc cây. "Đây là con đường tắt đến vị trí khai thác gỗ trái phép. Khi làm đủ số lượng, lâm tặc sẽ đưa xe vào kéo gỗ ra khỏi rừng theo hướng khác về xã Ia Tul (huyện Ia Pa) và cả huyện Krông Pa", một người dân cho biết.
Sau 1 đêm ngủ rừng, chúng tôi không khỏi kinh ngạc với những gì mình được chứng kiến, tiếng cưa máy vang khắp rừng. Chỉ trong 3h, chúng tôi đã ghi nhận có hơn 100 cây gỗ bị cưa hạ. Những cây gỗ lớn bị cưa thành lóng hoặc được bổ hộp chờ kéo ra ngoài, nhiều thân cây còn ứa nhựa. Những cây gỗ mà lâm tặc cưa hạ đều là các cây gỗ quý, có đường kính hơn 1m, chiều dài hơn 20m và bị cưa hạ theo hình thức chọn tỉa, nằm rải rác chứ không tập trung ở một khu nhất định. Đáng chú ý, tất cả các cây gỗ bị lâm tặc cưa hạ mà chúng tôi ghi nhận được đều không có dấu kiểm tra của cơ quan chức năng.
Hiện trường khai thác gỗ trái phép.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vị trí gỗ bị cưa hạ nằm giáp ranh giữa huyện Ia Pa và huyện Kông Chro. Tất cả gỗ mà lâm tặc khai thác sẽ được kéo về bãi tập kết bằng trâu và xe độ chế. Khoảng 4-5 ngày, khi đủ số lượng gỗ, các đối tượng sẽ đưa xe từ ngoài vào kéo gỗ về xã Ia Tul (huyện Ia Pa) và cả hướng huyện Krông Pa. Sau khi ghi nhận hiện trường vụ khai thác gỗ "khủng", chúng tôi đã phản ánh đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai.
Hiện cơ quan chức năng đang kiểm tra hiện trường theo phản ánh và có báo cáo chính thức trong thời gian sớm nhất.
An Khang
Theo cand.com.vn
Làm rõ vụ vận chuyển lượng lớn gỗ quý ra Hà Nội tiêu thụ Cơ quan chức năng ở Thừa Thiên- Huế đã làm rõ vụ vận chuyển lượng lớn gỗ quý khai thác từ rừng ra Hà Nội tiêu thụ. Đến ngày 17.3, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế và cơ quan kiểm lâm đã làm rõ nguồn gốc lượng lớn gỗ quý vận chuyển ra Bắc tiêu thụ bị bắt...