Kiểm tra thông tin Dân trí nêu về GĐ Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ
Ngày 17/5, báo Dân trí có bài “Bộ Y tế dung dưỡng sai phạm của GĐ BVĐKTƯ Cần Thơ?”. Cùng ngày, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc do Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế Nguyễn Anh Tuấn ký gửi Thanh tra Bộ Y tế.
Công văn của Bộ Y tế gửi báo Dân trí
Nội dung của công văn nêu rõ: “Để kịp thời xử lý những thông tin bài báo Dân trí nêu, văn phòng Bộ kính đề nghị Thanh tra Bộ làm đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục và đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra thông tin trên báo nêu, đề xuất giải pháp xử lý, kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ”.
Trước đó, những dấu hiệu sai phạm của ông Đặng Quang Tâm – Giám đốc BVĐK TW Cần Thơ đã bị nhiều cơ quan báo chí điều tra, phanh phui trước dư luận trong thời gian nhiều năm liền. Riêng báo Dân Trí đã có hàng loạt bài, tin về dấu hiệu sai phạm, tiêu cực tại đơn vị này trong thời gian ông Tâm điều hành, quản lý.
Phía Bộ Y tế (BYT) cũng đã nhiều lần cử các đoàn thanh – kiểm tra đến làm việc tại Bệnh viện này. Thế nhưng, những khuất tất và sai phạm do các cơ quan ngôn luận nêu ra vẫn không được làm sáng tỏ.
Sau đó một số người đã làm đơn tố cáo những hành vi sai phạm của cá nhân Giám đốc Đặng Quang Tâm tới đại biểu Quốc hội đồng thời cũng là Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngày 7/12/2012 Bộ trưởng Bộ Y tế ký QĐ số 4864/QĐ-BY, cử Đoàn thanh tra gồm 7 người, do ông Hà Hào Hiệp – Phó chánh Thanh tra Bộ làm Trưởng đoàn, đến thanh tra, làm rõ 8 nội dung công dân tố cáo.
Nội dung kết luận thanh tra nêu rõ: các vấn đề liên quan tới công tác đấu thầu từ năm 2008 đến nay ông Tâm đều không xét thầu theo luật, cố ý làm trái, giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch, thuốc giá cao cũng trúng thầu, giá thấp cũng trúng thầu, dồn gánh nặng lên vai người bệnh, gây thất thoát quỹ bảo hiểm, thất thoát ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, các quyết định đưa ra chỉ là “kiểm điểm trách nhiệm”, thay vì thực thi nghiêm tinh thần Luật Thanh tra, chuyển hồ sơ sai phạm sang Cơ quan điều tra để điều tra – xử lý.
Điểm mặt những sai phạm!
Năm 2008 ông Tâm mua gần 100 chiếc tủ đựng tài liệu, đấu thầu là đố (khung – pv) cam xe, mặt xoan đào bằng gỗ tự nhiên ghép thanh, nhưng khi nhận hàng là gỗ công nghiệp. Thanh tra kết luận toàn bộ tủ đựng tài liệu là gỗ công nghiệp, nhưng không đưa ra hướng xử lý sai phạm.
Năm 2009, ông Đặng Quang Tâm (Giám đốc BVĐKTƯ Cần Thơ) đã “qua mặt” Bộ Y tế, mua gần 70 tỷ đồng tiền thuốc không thông qua đấu thầu theo Luật Đấu thầu, không được phê duyệt về giá của BYT (Theo Thông tư Liên tịch số 10/2007 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính). Cũng trong năm này, ông Tâm ký quyết định cho nhiều mặt giá có giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch và số tiền thất thoát là rất lớn, nhưng, cơ quan Thanh tra BYT không làm rõ thất thoát, không đề xuất hướng xử lý.
Ông Tâm cố tình làm trái, ký quyết định cho nhiều mặt hàng trúng thầu cao hơn giá kế hoạch
Video đang HOT
Chưa hết, trong năm 2009 ông Đặng Quang Tâm cho trúng thầu mặt hàng thuốc haxone chưa có số đăng ký (visa). Thanh tra Bộ cũng kết luận ông Tâm làm sai luật đấu thầu mà không đưa ra hướng và hình thức xử lý.
Tiếp đó, vụ ông Tâm cử anh vợ là bác sĩ Nguyễn Minh Tấn đi học bác sĩ chuyên khoa 2 khi ông này chưa là nhân viên bệnh viện, đoàn thanh tra kết luận, ở vấn đề này người tố cáo sai, nhưng Đoàn thanh tra lại đề nghị Sở Y tế TP Cần Thơ thu lại tiền đã cử ông Tấn đi học chuyên khoa I, đề nghị bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ thu lại tiền đã chi lương cho bác sĩ Tấn nhiều tháng liền khi ông Tấn là bác sĩ “chui” của bệnh viện.
Tiếp đến, năm 2011 ông Tâm lại ra 3 quyết định cùng số khác ngày chênh nhau số tiền 120 tỷ đồng. Ông Tâm cũng cố tình cho 64 công ty trúng thầu với số tiền gần 120 tỷ đồng không đúng với luật đấu thầu. Cùng năm này, ông Tâm mua nhiều loại thuốc cùng hoạt chất, cùng biệt dược, cùng nguồn gốc xuất xứ nhưng thuốc giá cao cũng trúng, giá thấp cũng trúng, gây thất thoát về tiền bạc của Nhà nước.
Giơ cao đánh khẽ?
Tháng 1/2013 Thanh tra BYT công bố Dự thảo Kết luận Thanh tra về sai phạm của ông Đặng Quang Tâm lần thứ nhất. Dự thảo này nêu rõ, các sai phạm của ông Tâm là nghiêm trọng. Tháng 3/2013, Thanh tra Bộ lại vào công bố dự thảo kết luận lần 2. Trong đó, có hai nội dung về vụ “mua đồ gỗ và loạn đấu thầu năm 2011″. Đoàn thanh tra đã “đề nghị chuyển Cơ quan điều tra” vì không thuộc chức năng thẩm quyền của đoàn.
Công văn “giả” của bệnh viện nhưng Bộ trưởng vẫn cử Thứ trưởng, Chánh hàng tra và đoàn chuyên viên của Bộ vào tận Cần Thơ để nghe dự thảo kết luận thanh tra!
Ngay sau đó, Bệnh viện này bất ngờ ký phát hành Công văn số 77 (ghi ngày 25/3) có chữ ký và đóng dấu của Công đoàn, Đảng ủy, Ban giám đốc, về việc cả 3 tổ chức này không thống nhất với nội dung dự thảo nêu trên và yêu cầu BYT cử lãnh đạo xuống đơn vị để “nghe giải trình”.
Về nguyên tắc, nếu không thống nhất với Kết luận Thanh tra, cá nhân ông Tâm (người bị tố cáo) hoàn toàn có quyền khiếu nại kết luận ấy lên cơ quan cấp trên theo đúng quy định Pháp luật. Việc Bệnh viện (3 tổ chức) ký, đóng dấu ban hành công văn này là sai quy trình, trái quy định về ban hành văn bản pháp quy (3 tổ chức độc lập gồm Đảng – Công Đoàn – Cơ quan Hành chính lại ký và đóng dấu trên cùng 1 văn bản).
Theo điều tra mở rộng của Dân Trí, đây là một công văn “giả” do ông Đặng Quang Tâm và 2 nhân viên cấp dưới tổ chức ký và đóng dấu vào, hoàn toàn không có cuộc họp nào từ 3 tổ chức nói trên về việc thống nhất quan điểm về công văn số 77.
Từ “công văn giả” ấy, ông Tâm đã mời được bà Nguyễn Thị Xuyên (Thứ trưởng BYT), ông Đặng Văn Chính (Chánh thanh tra BYT) cùng hàng chục cán bộ nghiệp vụ BYT, bỏ ra 2 ngày đêm để bay từ Hà Nội vào để… ngồi nghe Trưởng đoàn Thanh tra “công bố lại” Dự thảo Kết luận Thanh tra và nghe ông Tâm cùng cấp dưới thân cận ông trần tình các khó khăn của ông Tâm mà không đưa ra được bằng chứng để phản bác lại dự thảo kết luận của đoàn thanh tra.
Tuy nhiên, sau buổi làm việc “lạ” đó, tất cả mọi từ ngữ, điểm sai phạm của cá nhân ông Giám đốc Bệnh viện này đều đã được “làm mềm hóa” một cách khó hiểu và những vụ việc được đoàn thanh tra đề xuất chuyển cơ quan điều tra cũng bị loại ngay.
Ngày 6/5/2013, Bộ trưởng BYT đã ký Kết luận Thanh tra số 342/KL-BYT về vụ việc nói trên. Trong kết luận này, các vấn đề liên quan đến đấu thầu (từ 2008 đến 2012) tại Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ đều trái luật, có dấu hiệu “cố ý làm trái các quy định của nhà nước”, gây thất thoát ngân sách và buộc bệnh nhân phải móc tiền túi mua thuốc giá cao hơn thực tế. Tuy nhiên, kết luận của BYT lại chỉ “kiểm điểm trách nhiệm” chứ không “chuyển Cơ quan điều tra” như Dự thảo ban đầu và cũng lờ đi thẩm quyền – trách nhiệm của Bộ theo quy định Pháp luật.
Theo Dantri
Xe đón khách dọc đường: Cần sự quyết liệt của chính quyền địa phương
"Hiện quy định xe không được dừng đỗ dọc đường cũng đã phát sinh những vị trí dừng đón trả khách có bảo kê, không thể "sờ" vào được. Còn khi đã lập điểm dừng thì trách nhiệm xử lý thuộc về các địa phương".
Đó là trao đổi của ông Khuất Việt Hùng - Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - với PV Dân trí trước nhiều ý kiến về nguy cơ tạo điểm nóng về trật tự xã hội khi lập các điểm dừng đón trả khách dọc đường theo quy định tại dự thảo Thông tư 14 sửa đổi.
Ông nhìn nhận như thế nào về quy định lập điểm dừng đón trả khách dọc đường trong dự thảo Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ?
Trong thông tư mà Bộ GTVT đang đưa ra để xin ý kiến các Bộ, ngành, điạ phương và toàn dân thì những nội dung về điểm dừng đón, trả khách bao gồm những tiêu chí cơ bản về điểm dừng, đón trả khách và quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Dự thảo ghi rõ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố quy hoạch các điểm dừng đón, trả khách dành cho các tuyến vận tải hành khách cố định trên địa bàn tỉnh, thành phố...; quy định và phân công cơ quan chức năng thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cho hành khách, phương tiện và nhân dân trong khu vực.
Nhiều ý kiến nêu ra có lý từ thực tế tuyến Hà Nội - Hải Phòng đang rất phức tạp. Việc lập điểm dừng đỗ đón trả khách vô hình chung sẽ tạo điều kiện cho một số đối tượng gây mất trật tự xã hội và trật tự an toàn giao thông. Theo ông có nên để quy định này trong dự thảo?
Chúng ta phải khẳng định là xuất phát từ đặc điểm phát sinh nhu cầu đi lại của nhân dân, ví dụ sẽ có những người chỉ cần đi thẳng từ Hà Nội về Hải Phòng, nhưng trên dọc hành trình Hà Nội - Hải Phòng còn có rất nhiều làng xã, thị trấn, thị tứ khác mà người dân cũng có nhu cầu đi lại đến Hà Nội hoặc đến Hải Phòng bằng xe khách.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nhà nước phải quy định, tổ chức và quản lý các điểm dừng đón trả khách trên hành trình các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, đưa hoạt động dừng đỗ vào quy củ và có cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về tổ chức giao thông, trật tự an toàn và an ninh công cộng để tránh xảy ra hiện tượng tiêu cực như bảo kê, xã hội đen.
Hiện nay, tình trạng xe dừng đỗ bắt khách trên đường dù bị cấm nhưng vẫn diễn ra
Nhưng tâm lý của người dân lâu nay là cứ tiện đâu bắt xe lên/xuống ở đó, nên có chắc rằng khi lập điểm đón trả khách rồi họ sẽ tập trung về một chỗ?
Khi lập quy hoạch những mạng lưới, vị trí điểm dừng đón trả khách thì chắc chắn các địa phương sẽ phải căn cứ vào những điểm phát sinh nhu cầu chứ không phải cắm điểm đỗ lung tung và cắm rồi không ai đến đi. Tôi nghĩ rằng chỉ có quy định cụ thể, rõ ràng, phù hợp nhu cầu của nhân dân và đơn vị vận tải mới có cơ sở để giải quyết được tình trạng xe bắt khách dọc đường.
Đơn cử như ở Hà Nội, trước năm 2001 xe buýt cũng dừng đỗ đón khách lung tung trên đường, chỗ nào có khách thì dừng, đến khi Sở Giao thông Vận tải yêu cầu xe buýt phải dừng đỗ đón trả khách đúng điểm quy định, cũng có phản ứng là sẽ gây bất tiện cho người dân. Nhưng thực tiễn vận tải xe buýt Hà Nội và các địa phương khác cho thấy, nhân dân mong muốn và ủng hộ việc nhà nước quy hoạch điểm dừng, đón trả khách thuận tiện và tổ chức quản lý nghiêm để tạo thói quen đi lại trật tự, an toàn cho hành khách và phương tiện. Khi người dân biết rằng đến những điểm đó là có xe thì họ sẽ tập trung tại điểm dừng đỗ.
Đã có bằng chứng thực tế về sự thất bại của trạm dừng nghỉ tại tỉnh Ninh Bình khi xe khách không ghé vào dừng đỗ đón trả khách, ông nghĩ sao về điều này?
Trước tiên chúng ta cần phân biệt rõ trạm dừng, nghỉ là để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cho lái xe và hành khách trên hành trình, còn điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ nhu cầu lên, xuống xe của hành khách. Thời gian dừng tại trạm dừng nghỉ có thể lên tới 15, thậm chí 30 phút, trong khi hiện nay trong dự thảo đang quy định thời gian dừng tối đa tại điểm dừng đón trả khách là 5 phút. Vì vậy, chọn vị trí xây dựng trạm dừng nghỉ phải xem vị trí đó có phù hợp vị trí dừng xe để nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm, phục vụ các nhu cầu cá nhân khác của hành khách và lái xe trên cung đường sau một số giờ khởi hành nhất định hay không.
Ông có đặt ra lo ngại nào về việc sẽ phát sinh vấn đề trật tự an toàn tại các điểm dừng đỗ đón trả khách dọc đường?
Quy định hiện nay xe không được dừng đỗ dọc đường nhưng từ thực tiễn nhu cầu đi lại của nhân dân cũng đã phát sinh những vị trí dừng đón trả khách, đa số các điểm phù hợp với nhu cầu của nhân dân nhưng tổ chức không theo một tiêu chí nào dẫn đến hiện tượng lộn xộn, mất an toàn giao thông. Thậm chí, tại một số điểm cũng đã phát sinh hiện tượng bảo kê, gây mất trật tự trị an làm hành khách và nhà xe rất bức xúc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại gặp khó khăn khi vào cuộc vì chưa có quy định để họ có thể tổ chức khai thác tại đó.
Trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng, nhiều nhà xe còn sử dụng cả đầu gấu để cạnh tranh không lành mạnh
Khi chúng ta đã có quy hoạch, xây dựng, đặt tên điểm dừng và giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương tổ chức quản lý, khai thác đúng quy định thì rõ ràng sẽ tốt hơn. Và nếu cơ quan ở địa phương không làm hết trách nhiệm được giao thì các cơ quan thanh, kiểm tra sẽ xử lý.
Ông tin tưởng tính khả thi của quy định này?
Dự thảo thông tư đang được phát hành để xin ý kiến rộng rãi của nhân dân trên websitehttp://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=40&catid=314&articleid=16760
Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương thì tôi tin tưởng là các điểm dừng, đón trả khách trên hành trình sẽ được tổ chức an toàn, thuận tiện cho hành khách và nhà xe. Vì đây cũng là mô hình, kinh nghiệm đang được thực hiện ở rất nhiều quốc gia, và tất cả các quốc gia nếu muốn quản lý xe khách liên tỉnh họ đều phải thực hiện như thế.
Ở Việt Nam, chúng ta đang có một thực tiễn là phương tiện đang đón trả khách dọc đường và tại một số trạm dừng, nghỉ, quán ăn trên hành trình thì khách vẫn lên xuống xe tại đó và rõ ràng là chưa có hiện tượng hành khách lên, xuống xe tại các quán ăn mà lại gặp tai nạn giao thông bao giờ. Bởi thế, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào việc lập các điểm đón trả khách dọc đường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Dantri
Trình Quốc hội phương án đổi tên nước Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, UB Thường vụ QH đã thống nhất 2 phương án giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trình Quốc hội xem xét. Chủ trì họp báo trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa...