Kiểm tra tại trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ: Video dữ liệu thường bị treo
Khi đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ muốn xem lại dữ liệu video của Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ thì hệ thống chậm, thường bị treo máy.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa cử cán bộ xuống kiểm tra hệ thống thu phí tại Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, các trạm thu phí trên tuyến đã kết nối với Trung tâm điều hành. Tuy nhiên, Công ty BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn chưa áp dụng thẻ từ mà dùng vé giấy kết hợp với thẻ mở barie cưỡng bức theo chủng loại xe.
Chính vì vậy, phần mềm quản lý thu phí chưa hỗ trợ được việc trích xuất báo cáo số thu phí của từng loại vé, từng ca, từng ngày, từng tháng.
Đặc biệt hơn, khi đoàn công tác hậu kiểm hình ảnh phương tiện qua trạm thu phí thì hệ thống hoạt động chậm, thường bị treo máy khi muốn xem lại dữ liệu video. Hình ảnh được lưu giữ khoảng 4 – 5 ngày gần nhất.
Khi cổ đông Cienco 1 muốn thực hiện đếm xe độc lập, phía Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã cho xe ô tô ra cản tầm nhìn
Video đang HOT
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đánh giá: “Hệ thống thiết bị, phần mềm quản lý thu phí như trên làm khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát doanh thu thu phí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ”.
Trước đó, Tổng Công ty Công trình giao thông 1 (Cienco 1) – một cổ đông của Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã nhiều lần có văn bản đề nghị cơ quan chức năng thanh tra hoạt động thu phí trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Cienco 1 nghi ngờ có dấu hiệu thất thoát tiền thu phí qua trạm khi doanh thu thấp hơn so với lưu lượng xe. Đơn vị này đã tổ chức đếm xe độc lập nhưng bị nhân viên Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ ngăn cản.
Cienco 1 cũng cho rằng số liệu doanh thu của trạm thu phí sơ sài, thiếu số liệu về chủng loại xe qua trạm mỗi ngày sẽ không phản ánh đúng thực tế thu phí.
Theo báo cáo của BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, doanh thu tháng 1 là 41 tỉ đồng, tháng 2 và tháng 3 khoảng 36 tỉ đồng.
Sau khi cổ đông Cienco 1 “tố” nghi vấn thất thu tiền thu phí, tháng 4 và tháng 5 doanh thu trên tuyến này đã bất ngờ tăng lên đến hơn 50 tỉ đồng/tháng.
Dự án đầu tư, nâng cấp tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát và Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành làm chủ đầu tư.
Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 6.731 tỉ đồng. Hiện chủ đầu tư đã thu phí hoàn vốn giai đoạn 1 và đang tiến hành giai đoạn 2 với mức đầu tư 4.757 tỉ đồng.
Theo Danviet
Thất thoát ngân sách rất lớn từ kẽ hở của hoạt động đấu giá tài sản
Đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tiễn đấu giá tài sản thời gian qua còn nhiều kẽ hở đã làm thất thoát rất lớn Ngân sách Nhà nước.
Góp ý vào dự án Luật đấu giá tài sản, Đại biểu Thân Đức Nam (Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) cho rằng, rất cần thiết phải ban hành Luật đấu giá tài sản, nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khuôn pháp lý, điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản, khắc phục những bất cập tồn tại hiện nay, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa và tính chuyên nghiệp của hoạt động đấu giá tài sản.
Đại biểu Thân Đức Nam chỉ rõ, thực trạng thực tiễn đấu giá tài sản trong thời gian vừa qua do khuôn pháp luật thiếu chặt chẽ, đạo đức của một số bộ phận đấu giá viên yếu kém, có tiêu cực trong thực tiễn thi hành nhiệm vụ nên tình trạng thông đồng, xuất hiện hiện tượng "quân xanh quân đỏ" trong hoạt động đấu giá... đã làm mất niềm tin và xâm hại quyền lợi của người có tài sản đấu giá, nhất là đấu giá tài sản thi hành án dân sự và gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
"Từ kinh nghiệm đấu thầu dự án theo luật định của đấu thầu, tình trạng thông thầu xảy ra thường xuyên và bất luận doanh nghiệp xây dựng nào cũng biết nhưng vẫn xem xét đúng quy trình thủ tục theo luật. Do đó, dự án luật này cần phải tập trung chế định chặt chẽ, không để những chỗ hở cho những người tiêu cực lợi dụng, kể cả xem xét tính đồng bộ của các luật pháp có liên quan khác", Đại biểu Thân Đức Nam đề nghị.
Đại biểu Thân Đức Nam (Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) cho rằng công tác đấu giá còn nhiều kẽ hở làm Ngân sách Nhà nước thất thoát rất lớn.
Đại biểu Thân Đức Nam dẫn chứng, ở một địa phương giao cho một trung tâm đấu giá 3 ha đất, trong tiêu chí đưa ra đấu giá là phải quy hoạch khu này thành trung tâm thương mại. Trong khi giá khởi điểm là 30 triệu đồng, tất cả các nhà đầu tư đến nghiên cứu và tham khảo thì người ta thấy ở đây không khả thi và không mua hồ sơ để đấu giá.
Tuy nhiêu sau đó không lâu, một nhà đầu tư khác đến được chỉ định mua hồ sơ để đấu giá dự án này. Sau khi mua hồ sơ chỉ mấy tháng, nhà đầu tư xin chuyển đổi mục đích, từ một trung tâm thương mại chuyển đổi thành chia lô, thành khoảng 6 lô, mỗi lô 5.000 m2 được xây dựng chung cư và xây dựng khách sạn. "Từ mức giá khởi điểm 30 triệu đồng, sau đó giá đất trở thành 60 triệu chỉ cần qua bước thay đổi quy hoạch, đây là một cái bẫy đấu thấu đối với các nhà đầu tư khác", Đại biểu Thân Đức Nam cho biết.
Đánh giá từ dẫn chứng trên, Đại biểu Thân Đức Nam cho rằng, công tác đấu thầu, đấu giá còn nhiều kẽ hở đã làm Ngân sách Nhà nước thất thoát rất lớn. Ngay từ mức giá 30 triệu đồng lên 60 triệu đồng có nghĩa là giá trị dự án đã tăng giá 100%, nhưng chênh lệch này ngân sách không thu được.
Do đó, Đại biểu Thân Đức Nam cho rằng, cần quy định lại và đưa ra tiêu chí đấu giá đúng như quy định phải theo quy hoạch và thiết kế như ban đầu. Trong trường hợp không làm đúng theo quy định, khi có điều chỉnh quy hoạch vì lý do khách quan, phải bắt buộc nhà đầu tư nộp thêm tiền vào Ngân sách Nhà nước. Nếu không làm được điều này, người đưa ra đấu giá, đưa ra chủ trương phải chịu trách nhiệm với nhà nước vì đã làm thất thoát Ngân sách Nhà nước
"Cần đưa vào Luật quy định xử lý vi phạm làm thất thoát Ngân sách Nhà nước. Bởi vì nếu đấu thầu các nhà công sản của Nhà nước mà không đưa vào quy định thì rất có thể Nhà nước còn thất thu nhiều hơn nữa", Đại biểu Thân Đức Nam cảnh báo.
Ngoài ra, Đại biểu Thân Đức Nam còn cho rằng, quyền lợi của người đấu giá tài sản tại các phiên đấu giá hiện nay không được đảm bảo. Nhiều trường hợp trùng, trúng đấu giá, hoặc đã thanh toán tiền nhưng chậm bàn giao tài sản với nhiều lý do khác nhau, đã dẫn đến tình trạng tranh chấp pháp lý về tài sản chưa được giải quyết, phải chờ đợi Tòa án xử lý... gây thiệt hại cho những người trúng đấu giá. Trong khi các cơ quan, tổ chức đấu giá không hề chịu trách nhiệm gì đã gây mất niềm tin cho người tham gia đấu giá./.
Theo_VOV
TP.HCM quyết định dừng thu phí 7 triệu xe máy "Kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa 8 diễn ra vào đầu tháng 12.2015 sẽ có nghị quyết dừng thu phí xe máy". Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đại biểu HĐND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín thông báo với cử tri quận 5 tại buổi tiếp xúc trước kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa 8 vào sáng nay 12.11. Theo ông...