Kiểm tra sức khỏe theo độ tuổi
Tùy theo độ tuổi, sức khỏe sẽ có những thay đổi mà bạn phải theo dõi.
Theo tiến sĩ Roshini Raj, biên tập viên y khoa của tạp chí Health (Mỹ), sau đây là 9 cuộc kiểm tra sức khỏe quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi phụ nữ.
Ở độ tuổi 20
Kiểm tra sức khỏe toàn diện: Hãy kiểm tra sức khỏe khi bạn 21 tuổi, sau đó hãy kiểm tra 5 năm một lần cho đến khi bạn 40 tuổi và từ tuổi này bạn nên kiểm tra sức khỏe hằng năm. Hãy đảm bảo bạn có kiểm tra đường huyết, cholesterol, chức năng tuyến giáp, chức năng gan thận, vitamin B12 và vitamin D.
Thử phết mỏng (PAP test): Xét nghiệm này có thể phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung. Hãy thử PAP hằng năm từ tuổi 21. Ở tuổi 30, nếu đã có kết quả 3 lần liên tiếp bình thường, bạn chỉ cần làm xét nghiệm này 3 năm/lần đến khi 65 tuổi.
Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục (STD): Tỷ lệ nhiễm STD mỗi năm ở người tuổi từ 15-24 hiện rất cao. Nên đi xét nghiệm hằng năm để tầm soát HIV, chlamydia và lậu nếu thường xuyên quan hệ tình dục, hoặc khi bắt đầu mối quan hệ mới.
Kiểm tra da: U ác tính là nguyên nhân ung thư gây tử vong hằng đầu cho phụ nữ tuổi từ 25-29. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu hằng năm nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da hoặc nửa năm/lần nếu bạn thực sự mắc bệnh.
Ở độ tuổi 30
Xét nghiệm HPV: Virus HPV là tác nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung và hầu hết phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục đều bị nhiễm. Hãy làm xét nghiệm này ở tuổi 30 và sau đó với thử PAP 3 năm 1 lần nếu kết quả bình thường.
Video đang HOT
Kiểm tra đường huyết: Bất cứ diễn biến gì trên mức bình thường cần được kiểm tra để các bác sĩ can thiệp trước khi nó trở thành bệnh tiểu đường hoàn toàn. Hãy kiểm tra 3 năm/lần đến khi 50 tuổi, sau đó bạn cần được kiểm tra hằng năm.
Hình minh họa
Ở độ tuổi 40
Kiểm tra cholesterol: Hãy bắt đầu khám sức khỏe hằng năm khi 40 tuổi và đặc biệt đừng quên kiểm tra cholesterol nếu bạn hút thuốc hoặc bị huyết áp cao, tiểu đường hay tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
Ở tuổi 50
Chụp nhũ ảnh: Từ 50-59 tuổi, cứ trong 42 phụ nữ thì có 1 người có thể mắc bệnh ung thư vú. Tỷ lệ tương ứng ở những người tuổi từ 60-69 là 1/29. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn bệnh lây lan và tăng khả năng phục hồi. Hãy chụp nhũ ảnh 2 năm/lần.
Nội soi: Hãy tiến hành nội soi ở tuổi 50, sau đó cứ 10 năm thực hiện một lần để tầm soát bệnh ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu cho thấy việc nội soi với mức độ thường xuyên như vậy giúp chữa trị tốt hơn nếu mắc bệnh.
Theo vietbao
Ăn gì khi bạn ở độ tuổi 20,30,40... ?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Nếu thực phẩm bạn ăn ở tuổi 20 chủ yếu là các loại thức ăn nhanh như xúc xích, đồ uống có gas như coca- cola... thì đến tuổi 30, những tác động từ thực phẩm bạn đã ăn rất khó để sửa chữa. Sự thực là, chế độ ăn của bạn cần phù hợp với từng độ tuổi.
Độ tuổi 20: Bạn nên lựa chọn thực phẩm tốt nhất để tăng mật độ xương. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân nặng ổn định cần được quan tâm ngay từ tuổi 20, độ tuổi cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai và sinh con. Ở giai đoạn này, việc ngăn ngừa chứng loãng xương, tăng huyết áp hay bệnh tim có thể chưa phải là ưu tiên số một, nhưng những gì bạn ăn ở tuổi 20 có thể giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh đó sau này.
Ở độ tuổi này, bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên thay vì được chế biến: một quả táo thay vì nước ép trái cây táo, các loại ngũ cốc thay vì bột mì trắng... Một số loại thức ăn sau nên được bổ sung trong khẩu phần ăn ở tuổi 20:
Sữa tách béo: là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin D, giúp tăng cường khả năng tổng hợp các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Mật độ xương trong cơ thể bạn dày đặc nhất ở độ tuổi 25. Hầu hết phụ nữ cần từ 1000 đến 1200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta đang chưa đáp ứng được nhu cầu đó của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương khi ở độ tuổi 50 - 60. Thực tế, việc ngăn ngừa loãng xương cần được phòng tránh ngay từ tuổi 20.
Sữa chua: giàu vitamin, giúp tăng cường mật độ xương và duy trì răng chắc khỏe cũng như chứa các chất có lợi cho đường tiêu hóa và ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Thịt đỏ: giàu protein và chất sắt. Thiếu máu do thiếu sắt rất hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi 20, điều này có thể dẫn tới suy nhược, mệt mỏi, kém tập trung, giảm sức đề kháng và khó điều hòa nhiệt độ cơ thể, ăn thịt đỏ là một trong những cách đơn giản nhất để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể.
Độ tuổi 30: Quá trình trao đổi chất trong cơ thể ở tuổi này đã chậm lại nên bạn cần giảm bớt các loại thức ăn chứa nhiều calo trong khẩu phần ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thường xuyên hơn và chú ý kết hợp cân bằng giữa loại thức ăn có chứa carbohydrates, protein và chất béo. Dinh dưỡng cần thiết trong độ tuổi này là sắt, axit folic và canxi. Bạn cần 18mg sắt mỗi ngày để không bị thiếu máu và tăng cường hệ miễn dịch. Canxi rất cần thiết để có bộ xương chắc khỏe và phòng ngừa sự suy giảm lượng xương sau tuổi 35.
Độ tuổi 40: Mức độ thay đổi hormone có thể gây tác động tới trọng lượng cơ thể, trong chế độ ăn ở độ tuổi 40, nên thay thế các loại thức ăn giàu chất béo và đạm động vật bằng chất béo từ thực vật.
Ăn nhiều chất xơ (ít nhất 25g mỗi ngày) và các thực phẩm giàu kali (4.700mg một ngày) như ngũ cốc hạt, hoa quả và rau xanh. Canxi ở tuổi này vẫn đóng vai trò quan trọng và bạn nên tiếp tục bổ sung đủ 1.000 mg/ ngày.
Dinh dưỡng cần thiết: chất xơ, kali, canxi và thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ở độ tuổi này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn đang chậm lại. Hơn nữa, mức cholesterol và huyết áp có thể tăng lên khi bạn gần đến thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường typ 2 gia tăng.
Độ tuổi 50: Để chống lại béo phì, hãy bỏ qua cà phê, soda và các loại bánh có hàm lượng đường cao, thay vào đó là trà xanh và một chút sôcôla đen giúp hạ huyết áp, tăng cường khả năng chuyển hóa đường trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông - nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.
Đây là giai đoạn cơ thể bạn đang trải qua những thay đổi lớn do quá trình mãn kinh, lượng hormore sinh dục giảm mạnh nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương và các bệnh tuổi già khác tăng lên. Do vậy, những dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ này là vitamin B (đặc biệt là B6 và B12), các chất xơ, các chất chống oxy hóa, canxi và vitamin D.
Những thực phẩm tốt nhất cho độ tuổi 50: chuối, khoai tây, quả lựu (giàu vitamin B6) trứng, cá, thịt gà (cung cấp vitamin B12) các loại ngũ cốc, rau có lá xanh thẫm, vàng đậm, các loại cam, rau quả khác như cải bông xanh, cải bruxen (có tác dụng phòng ngừa ung thư vú) các loại hạt điều, ngô, táo, đậu nành (nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể với tác dụng giảm triệu chứng thời kỳ mãn kinh) pho mát ít béo, quả hạnh, bông cải xanh (đây là những thực phẩm rất giàu canxi) và cam, măng tây và những loại rau ăn lá (giàu axit folic).
Độ tuổi 60: Đây là giai đoạn cơ thể mất cơ bắp, sự trao đổi chất chậm lại và có nguy cơ tăng cân cao. Trong thời kỳ này nên chọn các loại thức ăn chứa hàm lượng protein cao có thể giúp duy trì cơ bắp và khả năng đốt cháy calo của cơ thể.
Theo nghiên cứu, men tiêu hóa trong dạ dày giảm 31% ở độ tuổi 60, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu hóa thức ăn. Hệ tiêu hóa suy giảm đồng thời chức năng chế tiết ở gan suy yếu, dẫn tới sự giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng (đạm, đường, mỡ, các vi chất...). Do vậy, trong chế độ ăn, phụ nữ tuổi 60 cần giảm lượng đạm động vật trong các loại thịt, thay thế vào đó là các loại tôm, cá, sữa. Chỉ nên ăn dưới 150g thịt các loại trong 1 ngày.
Theo vietbao
Thiền định điều trị rối loạn tinh thần Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ thì việc thiền định có thể sẽ mở ra một cánh cửa mới điều trị những rối loạn về tinh thần. Chỉ sau 4 tuần thực hành các bài tập thiền định (tương đương 11 giờ), việc chụp hình não đã cho thấy đã có những thay đổi đáng kể trong...