Kiểm tra, rà soát nhà chung cư tái định cư tại Hà Nội
Mới đây, Bộ Xây dựng đã đề nghị Ủy ban nhân dân TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát nhà chung cư tái định cư trên địa bàn.
Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội thống kê cụ thể các dự án nhà chung cư tái định cư được đầu tư xây dựng trước khi có Luật Nhà ở 2005 và sau khi có Luật Nhà ở 2005, 2014; trong đó nêu rõ số căn hộ đã bàn giao đưa vào sử dụng tại từng dự án cụ thể.
Các nội dung cần làm rõ như: Chất lượng nhà chung cư tái định cư; thực trạng việc bố trí nhà ở tái định cư; việc quản lý sử dụng nhà ở tái định cư: việc thành lập Ban quản trị, việc quản lý vận hành.
Khu nhà ở tái định cư Sài Đồng bỏ hoang nhiều năm, không có người ở. (ảnh Trần Kháng)
Đặc biệt, việc bàn giao, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì phần sở hữu chung 2% ở các nhà chung cư tái định cư được đầu tư xây dựng sau thời điểm Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực thi hành và việc bảo trì đối với các nhà chung cư được đầu tư xây dựng trước khi có Luật Nhà ở 2005 phải có báo cáo cụ thể.
Bộ Xây dựng cũng tiếp nhận việc phản ánh các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị từ phía Thành phố Hà Nội. Đây sẽ là căn cứ để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ bảo trì tại các nhà chung cư tái định cư theo chỉ đạo.
Video đang HOT
Trước đó, theo đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, thời gian qua, nhiều công trình nhà ở tái định cư mới được đưa vào khai thác sử dụng trên toàn quốc nhưng đã xuất hiện tình trạng xuống cấp nhanh chóng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do: nhà tái định cư và hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà không được đầu tư đồng bộ, chất lượng hoàn thiện chưa đạt yêu cầu. Công tác bảo trì, quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng chưa tuân thủ các quy định tại Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25.7.2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12.5.2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn.
Nhiều tòa nhà Khu tái định cư Đền Lừ đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. (ảnh Trần Kháng)
Đáng chú ý, thang máy hỏng, nền nhà sụt lún, vỡ nát, hệ thống thoát nước hỏng… là thực trạng xuống cấp đáng báo động tại nhiều khu chung cư tái định cư ở TP Hà Nội.
Đơn cử như, khu chung cư Đồng Tàu ( P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai) đưa vào sử dụng năm 2007, gồm các tòa nhà đánh số thứ tự từ N1 đến N10. Theo người dân phản ánh, thang máy ở đây bị hỏng thường xuyên và nhiều căn hộ bị sụt lún, nền nhà bong tróc.
Ngoài ra, tình trạng các chung cư tái định chưa có người ở trên địa bàn Hà Nội cũng đang tồn tại khá nhiều. Thực trạng này đang gây lãng phí và thất thoát cho nhà nước.
Theo Danviet
TP.HCM: Dư thừa gần 14.000 căn nhà tái định cư là do...chính sách
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho rằng con số nói trên được cộng dồn gần 20 năm. Lý do dẫn đến thực trạng này là vì chính sách có sự thay đổi liên tục.
Theo Sở Xây dựng, hiện TP.HCM còn gần 14.000 căn hộ và nền đất tái định cư để trống, TP giữ lại hơn 8.500 căn hộ, nền đất để bố trí tái định cư cho 460 dự án chỉnh trang đô thị, số còn lại 5.200 căn hộ sẽ được mang bán đấu giá.
Trong đó có 3.790 căn thuộc chương trình 12.500 căn hộ tái định cư của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2); 1.000 căn tại khu tái định cư xã Vĩnh Lộc B (Bình Chánh); 200 căn hộ tại dự án tái định cư Phú Mỹ (Q.7)...
8.500 căn hộ và nền đất tái định cư còn lại, dự định sẽ bố trí cho các hộ dân trong 460 dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố. Dùng 1.000 căn tạm cư cho các trường hợp cấp bách, sạt lở, cháy nổ, di dời khẩn cấp các chung cư cũ, hư hỏng.
Giải thích nguyên nhân khiến dư thừa một lượng lớn nhà tái định cư, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng nguyên nhân do chính sách bồi thường, tái định cư thay đổi theo hướng ngày một thoáng hơn.
Nếu như trước đây, nhà nước bồi thường đất của người dân theo giá quy định, các hộ dân bị di dời có xu hướng nhận nhà tái định cư nhiều vì có lợi hơn phương án nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên, hiện nay chính sách bồi thường thoáng hơn, giá bồi thường ngang bằng giá thị trường, giá nhà tái định cư cũng cao bằng giá thị trường nên người dân muốn nhận tiền để tự lựa chọn nơi ở.
Một nguyên nhân nữa là quy định lại yêu cầu phải có nhà tái định cư trước khi di dời người dân nên TP phải chuẩn bị quỹ nhà tái định cư lớn. Điều này khiến quỹ nhà do nhà nước chuẩn bị dư ra. Sở đã xin chủ trương và TP cho phép bán đấu giá để thu hồi vốn.
Ông Tuấn viện dẫn từ năm 1998 kéo dài đến năm 2007, việc đền bù giải toả thực hiệnTĐC theo Nghị định 22. Khi giải toả, nhà nước đền bù theo giá đền bù cho dân hoặc bố trí một căn hộ mới. Lúc đó, nhận nhà có lợi hơn nên người dân ào ào chọn phương án này và bán lại cho người khác để kiếm lời. "Thời đó, tôi còn là Phó chủ tịch UBND quận 4, rất vất vả chạy khắp dự án để mua từng căn hộ TĐC về bố trí cho dân vì thiếu trầm trọng", ông Tuấn nêu.
Thấy vậy, lãnh đạo UBND TP HCM nhanh chóng đầu tư khu TĐC Vĩnh Lộc B và khu 12.500 căn tại Thủ Thiêm, quận 2 với mục đích xây dựng một khu TĐC với đầy đủ cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khi xây xong, dân không ở. Lý do là họ lâu nay ngụ quận 1, quận 6, bỗng dưng đưa về một nơi xa lạ không mấy thích nghi.
Ông Tuấn cho biết thêm theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ giữ lại hơn 8.500 căn, nền đất để bố trí tái định cư cho các dự án, số còn lại sẽ tổ chức đấu giá.
Theo ông Trần Trọng Tuấn, trong quá trình tái định cư, thành phố cũng đã rút ra được nhiều bài học. Trong đó không thể cơ học bố trí người dân từ địa bàn này đến địa bàn xa, không thuận tiện cho sinh hoạt và công việc. Thay vào đó, cần phải tái định cư tại chỗ, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người dân. Mặt khác sẽ phải điều tra xã hội học, dự báo nhu cầu hình thức tái định cư, xây dựng nhà ở xã hội cho thuê
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Chuyển đổi nhà tái định cư: Chủ đầu tư lợi lớn? Tại TP HCM, nhiều dự án tái định cư không có người ở đã chuyển thành nhà thương mại và được bán với giá cao chót vót. Khu tái định cư (TĐC) Bình Khánh (quận 2) - khu đất vàng ở TP HCM, có quy mô 12.500 căn hộ nhưng về đêm chỉ có vài phòng bật điện. Ước tính tại đây, mỗi...