Kiểm tra phản ánh gian lận khi nhập xe sang biếu tặng
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề báo chí phản ánh về hiện tượng gian lận trong nhập khẩu xe ô tô biếu tặng.
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra những dấu hiệu trong việc nhập xe sang về biếu tặng.
Trước đó, trong tháng 8, báo chí có phản ánh nhiều thông tin về việc có những “độc chiêu: Gian lận thuế bằng cách biến ô tô chục tỷ thành vài trăm triệu thông qua hình thức xin nhập xe về để biếu tặng.
Theo đó, các thông tin nêu ra hiện tượng gian lận thuế trong nhập khẩu xe ô tô biếu tặng (xe sang giá trị lớn nhưng đơn vị nhập khẩu khai báo giá trị thấp, không phù hợp giá giao dịch trên thị trường; cùng một loại xe nhưng giá khai báo tại các cục hải quan địa phương khác nhau; nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới để “hợp thức hóa việc nhập ô tô biếu tặng”, tiêu thụ xong doanh nghiệp “bốc hơi”…). Câu hỏi đặt ra là, liệu có sự thông đồng giữa cơ quan chức năng (hải quan, thuế) với doanh nghiệp?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề báo chí phản ánh, trách nhiệm của cơ quan chức năng có liên quan (hải quan, thuế…) trong quản lý và xử lý vấn đề này. Bộ Tài chính được gia hạn báo cáo Thủ tướng về vấn đề này trước ngày 15/10/2016.
P.Thảo
Theo Dantri
Video đang HOT
Hải quan An Giang nói gì trước sai phạm của 30 cán bộ?
Trước chất vấn của HĐXX, đại diện Cục Hải quan An Giang khẳng định đơn vị phải chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Ngày 15-6, phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn bước vào ngày làm việc thứ sáu. HĐXX tiếp tục phần xét hỏi.
Chủ tọa phiên tòa đề nghị đại diện Cục Hải quan An Giang cho biết: "Ngoài những cán bộ bị truy tố, đơn vị có làm rõ, xử lý những cán bộ liên quan đến vụ việc hay không?".
Trước chất vấn của chủ tọa phiên tòa, đại diện Cục Hải quan An Giang cho biết ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Tổng Cục Hải quan kịp thời làm việc với đơn vị và cán bộ chủ chốt của cục để kiểm điểm trách nhiệm từng cá nhân liên quan đến sự việc. 3 lãnh đạo cục và một số cá nhân làm việc tại 2 chi cục đã bị xử lý kỷ luật.
Chủ tọa phiên tòa cho rằng cơ chế, quy định quản lý rủi ro đối với hàng xuất khẩu của ngành hải quan bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện phạm tội.
Đại diện Cục Hải quan An Giang cho rằng chính sách, quy định đề ra nhằm tạo điều kiện giúp doanh nghiệp thông quan hàng hóa thuận lợi (thông quan trước, kiểm tra sau). Đây là chủ trương chung.
Tuy vậy, ngành hải quan vẫn thiết lập những hàng rào kiểm soát (kiểm tra sau khi thông quan và kiểm tra trước khi hoàn thuế). Vị này khẳng định đơn vị phải chấp nhận rủi ro; đồng thời rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Ngoài vụ án trên, một số công chức, cán bộ khác thuộc Cục Hải quan An Giang đang vướng vào hai vụ án tương tự.
Toàn cảnh phiên tòa
Trong 43 bị cáo ra tòa có hơn 30 người đương nhiệm hoặc nguyên là lãnh đạo, cán bộ hải quan tỉnh An Giang, TP HCM. VKSND TP truy tố hơn 30 bị cáo trên với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Đây là vụ án có số công chức hải quan bị buộc tội nhiều nhất từ trước đến nay.
Bị cáo Trần Thị Bích Tuyền (Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và TNHH Đại Đắc Tài) hầu tòa về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Buôn lậu" và "Đưa hối lộ". Nguyên Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn Lê Dũng và 5 thuộc cấp bị cáo buộc tội: "Buôn lậu", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Nhiều chủ doanh nghiệp (DN), lao động tự do cũng bị truy tố tội: "Buôn lậu", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Môi giới hối lộ".
Theo hồ sơ, Trần Thị Bích Tuyền và đồng phạm đã lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và hoàn thuế GTGT cho DN để chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Tuyền bàn bạc với Lâm Tuấn Phát (Giám đốc Công ty CP Cảnh Phong) lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng sang Campuchia rồi sử dụng làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Tuyền và Phát thống nhất tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề "hợp tác" với Lê Dũng (Giám đốc Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn, có 51% vốn nhà nước).
Từ tháng 5-2011 đến tháng 9-2013, Lê Dũng ký 145 hợp đồng ngoại thương khống với nội dung bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Tuyền thông qua pháp nhân của 2 công ty do Tuyền quen biết ở Campuchia. Tổng giá trị các hợp đồng là 1.375 tỉ đồng, thuế GTGT là hơn 134,5 tỉ đồng.
Sau đó, Tuyền, Dũng và đồng phạm đã lập hồ sơ, xin hoàn thuế 80,3 tỉ đồng và "bỏ túi" số tiền trên.
Các cán bộ, công chức hải quan Cửa khẩu Khánh Bình (An Giang) tiếp tay, giúp DN hợp thức hóa các thủ tục trên.
Tuyền khai nhận đưa cho Lâm Thị Thủy (đã bỏ trốn) 4 tỉ đồng; Thủy chuyển số tiền trên cho Nguyễn Văn Biên (khi ấy là Chi cục trưởng Chi cục hải quan Cửa khẩu Khánh Bình) và cấp dưới. Nhờ vậy, 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá thông quan trót lọt.
Trong đó, ông Biên được nhận 244,1 triệu đồng; Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công (khi đó đều là Phó chi cục trưởng) hưởng lợi 116 triệu đồng.
Tháng 9-2013, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) kiểm tra 2 container của Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn. Số hàng ghi trong tờ khai xuất khẩu là thuốc lá điếu hiệu Craven A, số lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỉ đồng. Song kết quả kiểm tra thực tế xác định hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, chỉ có giá trị 190 triệu đồng.
Trong lúc cơ quan chức năng đang kiểm tra thì Hứa Châu (khi đó là Giám đốc Công ty Lâm Kim Ngọc) cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá, đóng vào 2 container nhằm vận chuyển đến Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 hòng đánh tráo 2 container đang bị kiểm tra. Tuy nhiên, vụ việc bị lật tẩy. Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt sai phạm của Tuyền và đồng phạm. Tổng số tiền các đối tượng chiếm đoạt là gần 150 tỉ đồng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ nay đến hết ngày 28-6.
Theo_Giáo dục thời đại
Yêu cầu Formosa giữ nguyên hiện trạng lô bùn mới nhập Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Vũng Áng vẫn đang tiếp tục giám sát, đồng thời yêu cầu Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh giữ nguyên hiện trạng 2 mặt hàng bùn nhôm cacbon và bùn bô xít chưa được phép đưa vào sử dụng cho đến khi có kết quả giám định. Đó là khẳng định của...