Kiểm tra kỹ lốp xe trước khi vào cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây
Đặc biệt khuyến cáo các chủ phương tiện, các lái xe phải thường xuyên kiểm tra lốp xe trước khi vào đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Thường xuyên kiểm tra vành, bánh xe và lốp; đảo lốp định kỳ theo quy định;….
Các phương tiện lưu thông trên cao tốc HLD được chạy tối đa 120km/h kể từ ngày 1/1/2014
Thông tin từ Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E), từ ngày 1/11/2014, tốc độ tối đa đối với các phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (đường cao tốc HLD) là 120km/h.
Đường cao tốc HLD được thông xe kỹ thuật, khai thác tạm vào ngày 3/1/2014. Tổng chiều dài toàn tuyến là 55km, hiện đang trong giai đoạn khai thác tạm thời đoạn từ TPHCM (vành đai II) – Long Thành (quốc lộ 51) với chiều dài 19,9km.
Theo quy định hiện nay, các phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc từ đoạn Vành đai II – quốc lộ 51 được chạy với tốc độ tối đa 100km/h.
Theo VEC E, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình theo theo thiết kế và được sự đồng ý của Bộ GTVT, nên đơn vị này đã điều chỉnh tốc độ tối đa lên 120km/h, riêng cầu Long Thành vẫn giữ nguyên tốc độ theo thiết kế là 100km/h.
VEC E là đơn vị được giao nhiệm vụ khai thác, quản lý đường cao tốc HLD đã cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra các điều kiện kỹ thuật cần thiết để đảm bảo an toàn khi điều chỉnh tốc độ tối đa lên 120km/h và triển khai thay thế đồng bộ các biển báo tốc độ tối đa tương ứng trên tuyến.
Đồng thời, để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường cao tốc, công ty VEC E đặc biệt khuyến cáo các chủ phương tiện, các lái xe phải thường xuyên kiểm tra lốp xe trước khi vào đường cao tốc. Không sử dụng lốp đã quá thời hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sử dụng lốp có chỉ số tốc độ cho phép tối thiểu phù hợp với tốc độ vận hành trên đường cao tốc. Lắp đúng chiều lốp đối với bánh dẫn hướng đối với một số lốp có yêu cầu.
Đồng thời, thường xuyên kiểm tra vành, bánh xe và lốp (cả lốp dự phòng). Bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp định kỳ theo quy định. Gỡ những vật dính vào kẽ lốp. Kiểm tra độ trụ của bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp… Không chở quá tải, không dừng, đậu xe trên đường cao tốc (trừ trường hợp bất khả kháng).
Quốc Anh
Theo Dantri
Video đang HOT
10 cải tiến công nghệ lốp xe trong tương lai
Các công nghệ sản xuất lốp xe đang được nâng cao một cách nhanh chóng. Và chúng ta hãy cùng tìm hiểu 10 cuộc cách mạng công nghệ lốp xe hàng đầu mà bạn nên biết.
Có thể bạn ít được biết, nhưng công nghệ sản xuất lốp đang thay đổi và hoàn thiện từng ngày từng giờ. Điều đó giúp cho các sản phẩm lốp giới thiệu tối khách hàng ngày càng an toàn và thân thiện hơn.
Ví dụ như lốp Run-flat (lốp không bẹp) là một trong những phát minh lớn nhất thời gian gần đây. Chúng đem lại lợi ích và an toàn lớn hơn rất nhiều so với các sản phảm truyền thống , cho phép người lái vẫn có thể tiếp tục điều khiển xe kể cả khi lốp bị đâm thủng. Tức là cũng không còn những rắc rối hay nguy hiểm mỗi khi bạn phải dừng lại thay lốp xe ở bên đường. Thêm vào đó chúng còn giúp giảm lượng khí thải CO2 và giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu, sẽ không còn cảnh luôn phải đem theo một bánh xe dự phòng nữa.
Nhưng công nghệ Run-flat chỉ là sự khởi đầu. 10 phát minh công nghệ lốp xe mà chúng tôi giới thiệu với bạn sau đây sẽ là những thứ chắc chắn bạn mong muốn được sử dụng trong một ngày không xa.
Lớn và mỏng
Mặc dù mô hình mới của BMW i3 là hướng đến một chiếc xe chạy trong thành phố, nhỏ gọn, nhưng bánh xe của nó lại có đường kính khổng lồ 19 inch. Tất nhất là kích thước lớn này không chỉ có mỗi tác dụng là khiến cho mẫu concept này trở nên thể thao hơn. Những bánh xe này sẽ được trang bị một loại lốp lớn hơn và mỏng hơn, loại lốp mới này có kích thước là 155/70 R19. Chúng có tác dụng tăng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu, các bánh xe lớn sẽ giúp mỗi vòng quay xe đi được khoảng cách lớn hơn, cùng với đó khi chúng được làm mỏng sẽ giúp nâng cao hiệu quả khí động học của lốp.
Chip trong lốp
Bằng việc thêm một con chip vào dưới lớp cao su, Goodyear-Dunlop cho rằng lốp xe có thể giap tiếp với hệ thống điều khiển của xe. Nó sẽ tác động vào các đơn vị kiểm soát để tạo ra điều kiện thích ứng tốt nhất với đường xá. Chip batteryless sẽ hỗ trợ cho những chiếc xe được trang bị loại lốp công nghệ cao này các thao tác như chuyển tiếp, điều chỉnh áp suất không khí, nhiệt độ để đạt được hiệu quả phanh và vào cua tối ưu.
Cùng với đó tình trạng hiện tại của lốp cũng sẽ được hiển thị rõ ràng đến người sử dụng. Công nghệ này hứa hẹn sẽ được trang bị cho các dòng xe cao cấp mới, sau đó mới được bán rộng rãi trên thị trường. Các con chip này cũng được bố trí hợp lý để đảm bảo duy trì không gian phía trong lốp, không ảnh hưởng tới sự cân bằng của xe.
Hai buồng khí
Công nghệ này hứa hẹn sẽ được sử dụng cho xe SUV, buồng khí phía trong lốp sẽ được tách làm 2. Ý tưởng của nó là nếu một túi khí bị thủng thì người lái xe vẫn có thể tiếp tục điều khiển xe với một tốc độ chậm hơn. Việc tách lốp thành 2 buồng khí bằng nhau này được Goodyear Dunlop cho rằng sẽ có lợi ích cả về mặt thiết kế lốp và giúp cho lốp có diện tích tiếp xúc với mặt đường nhỏ hơn. Hai buồng khí của lốp sẽ được ngăn cách bởi một đường rãnh rộng, đường rãnh này cũng giúp làm giảm bớt trọng lượng của lốp xe cũng như giảm bớt lực cản lăn và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. Mặc dù diện tích tiếp xúc giảm nhưng các thiết kế mới được cho là an toàn không kém các sản phẩm cũ.
Lốp xe tự bơm
Một công nghệ mới khác của Goodyear Dunlop đó là công nghệ bảo trì không khí (viết tắt AMT), một vi mạch điện tử sẽ được gắn vào lốp để kiểm tra áp suất không khí trong đó. Nếu nó phát hiện lượng không khí quá thấp sẽ tự động bơm để đưa áp suất về lại tiêu chuẩn. Điều này giúp cho lái xe không cần phải thường xuyên kiểm tra và bơm lốp xe của mình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng áp suất chỉ thay đổi vài psi cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu và công nghệ này hứa hẹn sẽ là một bước đột phá thực sự. Công nghệ này ban đầu sẽ được trang bị cho các dòng xe thương mại, sau đó sẽ được mở rộng cho dòng xe chở khách.
Thay thế nguyên liệu hóa thạch
Lốp xe Enasave 100 của Falken sẽ hướng tới sử dụng các thành phần tự nhiên thay vì cao su tổng hợp. Loại lốp xe hiện tại đang sử dụng khoảng 60% vật liệu tổng hợp và dự án thay thế đã được chuẩn bị suốt 13 năm. Thay vì sử dụng các nguồn tài nguyên hóa thạch, sản phẩm mới sẽ sử dụng dầu thực vật, cao su tự nhiên và silica. Cùng với tác dụng sinh thái, Enasave 100 còn hứa hẹn mang đến hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu và hiệu suất bám ướt tốt hơn.
Bánh và lốp xe liền làm một
Một lốp xe được bơm không khí tức là việc nó bị phá hoại bởi một lỗ thủng là không thể tránh khỏi. Đối với một chiếc xe thì điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ thoái mái và cảm giác dễ chịu của lái xe. Để khắc phục điều này, Bridgestone đã nghĩ đến việc sản xuất một loại bánh xe đặc biệt. Xung quanh loại lốp xe này sẽ được gắn các lò xo và các nan hoa làm nhiệm vụ định hình, phía ngoài cùng được phủ một lớp cao su mỏng. Nó cũng được làm loại vật liệu có thể tái chế và Bridgestone hi vọng độ bền của nó sẽ kéo dài suốt 50 năm. Tuy nhiên, việc thiết kế loại lốp này khá khó khăn và trong tương lai gần chúng ta vẫn sẽ tiếp tục sử dụng loại lốp được bơm bằng không khí.
Lốp xe được sản xuất từ đậu nành
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm công nghệ của Goodyear Dunlop tại Mỹ đã tìm ra cách sản xuất lốp xe từ dầu đậu nành có hàm lượng lớn hơn đến 10% so với các phiên bản thông thường hiện tại. Và nếu tất cả các lốp xe trên thế giới được sản xuất theo cách này thì mức tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới sẽ được cắt giảm đáng kể. Đây là một phần động thái giúp các công ty sản xuất lốp phát triển bền vững. Các hợp chất được tổng hợp từ dầu đậu nành mới được tìm thấy sẽ tạo ra các liên kết tốt hơn so với hợp chất hiện tại để sản xuất lốp xe, điều này giúp tăng hiệu suất của các động cơ và giúp động cơ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với hiện tại khá nhiều.
ContiSilent
Continental tuyên bố loại phát minh mới của họ là ContiSilent có khả năng giảm tiếng ồn trong cabin lên đến 9 dB. Họ thực hiện điều này bằng cách thêm vào một lớp phủ mềm vào bên trong lốp xe sau khi chúng đã được lắp đặt. Tất nhiên loại công nghệ này đang được thử nghiệm với các dòng xe cao cấp, và cũng chỉ có 2 kích thước được thiết kế dành riêng cho Audi RS6 và RS7, mô hình lốp mới này hứa hẹn sẽ được áp dụng mở rộng trong thời gian tới. Continental cũng tuyên bố rằng hệ thống phanh, xử lý và hiệu suất bám ướt không bị ảnh hưởng bởi một bộ ContiSilent được gắn vào lốp xe.
Cao su bồ công anh
Với việc tìm ra loại cao su được sản xuất từ cây bồ công anh, các nhà sản xuất lốp đang mở ra một tương lai phát triển bền vững cho loại cây trồng này. Hứa hẹn trong thời gian tới loại cây dại này sẽ được áp dụng các kỹ thuật canh tác và đưa vào trồng đại trà. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon từ các nhà máy của Conti. Việc trồng các cây bồ công anh cũng sẽ được thực hiện gần nhà máy của Conti để tiết kiệm chi phí hậu cần và phương tiện vận chuyển.
Lốp từ dầu có nguồn gốc thiên nhiên
Goodyear Dunlop đang nghiên cứu sản xuất loại lốp sử dụng dầu tự nhiên được phát triển từ công nghệ sinh học, và đã tìm ra một thành phần quan trọng để sản xuất loại cao su có tên gọi Biolsoprene. Nghiên cứu này có thể được sử dụng trong nhà máy sản xuất cao su tổng hợp, giúp thay thế một phần cao su thiên nhiên hoặc các chất đàn hồi khác. Sự phát triển của Biolsoprene giúp giảm sự phụ thuộc của các hãng sản xuất lốp có nguồn gốc từ dầu như Goodyear. Cùng với đó nó cũng giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon từ nhà máy cao su.
Theo autodaily
Lốp Continental gia nhập thị trường Việt Nam Thương hiệu lốp đến từ Đức được phân phối chính hãng, đánh dấu sự có mặt đầy đủ của các hãng vỏ xe hơi nổi tiếng tại thị trường nội địa. Phân khúc vỏ xe du lịch trong nước hiện nay có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước. Continetal cho biết sẽ...