Kiểm tra “hộp đen” ra vi phạm
Qua 4 đợt thanh tra, kiểm tra các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen-GPS) phát hiện hàng loạt vi phạm của các đơn vị vận tải và nhà cung cấp “hộp đen” đang hoạt động trên thị trường. Việc siết chặt, loại bỏ “hộp đen” rởm để phát huy hiệu quả của thiết bị GPS trên hơn 48.000 phương tiện xem ra không đơn giản.
“Lật tẩy” nhiều chiêu trò
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, đơn vị này đã rút giấy phép hoạt động của 9 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị hộp đen ra thị trường.
Cụ thể, chỉ trong thời gian 1 tiếng đồng hồ tại bến xe Giáp Bát, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị hộp đen của Công ty CP Phát triển công nghệ điện tử MID Việt Nam gắn trên xe khách BKS:18N-1266 do lái xe Triệu Văn Hoà của Công ty CP Vận tải Đức Lượng không trích xuất được thông tin dữ liệu theo quy định, không niêm yết hướng dẫn sử dụng trên xe. Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, với Công ty MID, sẽ kiểm tra thêm 2 sản phẩm nữa, nếu phát hiện vi phạm sẽ thu hồi giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó, khi kiểm tra ngẫu nhiên xe 35N-8177, 35N-8671 của Công ty CP Vận tải ô tô Ninh Bình có lắp thiết bị hộp đen của đơn vị sản xuất Công ty CP HC-Phát triển công nghệ Smart Parking, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị GPS lắp trên 2 phương tiện này dù trích xuất được các thông tin nhưng lại không có dữ liệu trong 30 ngày.
Ngoài ra, trong đợt kiểm tra này, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, lực lượng Thanh tra Bộ GTVT đã “lật tẩy” hàng loạt vi phạm của các nhà sản xuất “phù phép” tem chứng nhận hợp quy, có dấu hiệu lừa đảo và không trung thực với khách hàng.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị của Liên danh sản xuất lắp ráp thiết GPS Công ty CP GPS Track Việt Nam và Công ty CP Phát triển công nghệ Hà An có hệ thống dây chuyền sản xuất bị đình trệ, phần cứng không đúng với quy chuẩn đăng ký với Bộ GTVT, trích xuất thiếu dữ liệu, không có dịch vụ duy trì chăm sóc sản phẩm sau bán hàng… Theo ông Nguyễn Văn Huyện, trên thị trường hiện có quá nhiều đơn vị sản xuất, cung cấp thiết bị GPS chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng. Vì vậy, cần loại bỏ bớt những nhà cung cấp thiết bị không đảm bảo, đồng thời loại bớt “cò” trung gian thì mới mong nâng cao chất lượng của thiết bị này.
Rút giấy phép 9/52 đơn vị
Trong tống số 52 đơn vị đăng ký sản xuất thiết bị GPS với Bộ GTVT, đến nay, đoàn kiểm tra đã thu hồi giấy phép hoạt động của 9 doanh nghiệp do vi phạm các quy định. “Thanh tra Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ GTVT công khai danh tính các nhà cung cấp uy tín để các doanh nghiệp vận tải biết đồng thời phân loại các đơn vị sản xuất hộp đen”. Ngoài ra, cũng theo ông Nguyễn Văn Huyện, Bộ GTVT đã có văn bản quyết định dừng cấp phép đơn vị sản xuất hộp đen để quản lý, theo dõi các nhà sản xuất. Chỉ khi nào trên thị trường thiếu sản phẩm hộp đen lắp đặt cho các đơn vị vận tải thì Bộ mới cấp phép mở rộng thêm.
Video đang HOT
Liên quan đến việc hậu kiểm, theo dõi các nhà sản xuất thiết bị GPS sau khi lắp đặt cho đơn vị vận tải, theo ông Nguyễn Văn Huyện, đến ngày 15-10 tới, các nhà xe lắp đặt hộp đen phải có trách nhiệm gửi thông tin dữ liệu báo về trung tâm dữ liệu của Tổng cục Đường bộ với tần suất 1 phút/lần. “Hiện, Thanh tra đã yêu cầu tất cả các Sở GTVT địa phương phải báo cáo số lượng nhà cung cấp thiết bị hộp đen, đồng thời giao trách nhiệm luôn cho các Sở giám sát số lượng nhà cung cấp thiết bị hộp đen tại địa phương”.
Qua đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải tại 18/21 tỉnh thành, đoàn kiểm tra đã phát hiện 80% nhà xe vi phạm chạy quá tốc độ.”Theo quy định, cứ 20% vi phạm tốc độ trong vòng 3 tháng thì sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh của đơn vị vận tải. Nếu kiên quyết làm thì cả nước sẽ không có xe vận tải nào chạy ẩu, làm bừa như hiện nay”, ông Thạch Như Sỹ cho hay.
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Cấp phép chiếm vỉa hè thủ đô, Sở GTVT nói gì?
Sở GTVT Hà Nội cấp phép kinh doanh bánh trung thu trên vỉa hè Thủ đô trong khi tiếp tục mạnh tay xử lý, giải tỏa các trường hợp lấn chiếm vỉa hè buôn bán không phép.
Liên quan đến việc cấp phép cho các đơn vị kinh doanh bánh trung thu trên các vỉa hè của Thủ đô đang được dư luận quan tâm, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nguyên Huy, Trưởng phòng Giao thông Đô thị - Sở GTVT Hà Nội.
Tùy thuộc vào vỉa hè rộng hay hẹp, quầy bánh trung thu trên vỉa hè phải trừ lối đi cho người đi bộ.
- Việc quầy bánh trung thu kinh doanh trên vỉa hè thì ai cấp phép thưa ông?
Sở GTVT Hà Nội chỉ quản lý 88 tuyến phố chính và chỉ cấp phép cho các đơn vị dựng ki-ốt bán bánh Trung thu trên vỉa hè gồm: Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc và Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Công ty CP Bánh kẹo Thu Hương.
Còn các vị trí gian hàng trên các tuyến phố không thuộc Sở GTVT quản lý, do UBND quận, huyện thụ lý giải quyết. Trường hợp quận, huyện cấp phép sai chúng tôi sẽ tiến hành xử lý theo đúng quy định.
- Sở GTVT, UBND quận, huyện căn cứ vào quy định gì để cấp phép?
Sở GTVT đang chấp thuận tạm thời một số vị trí trên vỉa hè thuộc các tuyến đường do Sở GTVT quản lý theo Quyết định số 5963/QĐ- UBND ngày 23/12/2011 của UBND TP. Hà Nội cho các đơn vị để trưng bày và bán các sản phẩm phục vụ Tết Trung thu. Còn quận, huyện thì tôi không biết.
- Vậy việc cấp phép đó dựa trên tiêu chí nào và có quy định trừ lối đi cho người đi bộ là bao nhiêu không, thưa ông?
Các vỉa hè phải rộng, không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị. Phải có giấy phép kinh doanh, thương hiệu bánh kẹo phục vụ Tết Trung thu của chính hãng sản xuất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Có xác nhận, đồng thuận đề xuất của chính địa phương.
Một gian hàng bán bánh Trung thu "bành trướng" gần hết vỉa hè phố Láng Hạ.
Tất cả các đơn vị khi tổ chức triển khai phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây mất trật tự trị an, an toàn phòng chống cháy nổ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông - đô thị và các quy định khác của pháp luật nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân trong dịp Tết Trung thu năm 2013.
Tùy thuộc vào các vỉa hè rộng hay hẹp để trừ lối đi cho người đi bộ và những đơn vị, vị trí được cấp phép có ghi rõ.
- Nhiều cửa hàng bánh lấn chiếm hết vỉa hè, vậy trong giấy phép có quy định thời gian lập cửa hàng trên vỉa hè là bao lâu không? Ai giám sát, kiểm tra xử lý?
Trong giấy phép Sở GTVT cấp có quy định thời hạn là hơn 1 tháng.
Để đảm bảo an toàn giao thông - đô thị và mùa lễ hội Tết Trung thu năm 2013, Sở GTVT đã giao Thanh tra giao thông phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý và giải tỏa các trường hợp lấn chiếm vỉa hè đường kinh doanh buôn bán, dựng lán lều, ki ốt sai phép, không phép.
- Các doanh nghiệp phải nộp bao nhiêu tiền để được cấp phép kinh doanh trên vỉa hè, thưa ông?
Sở GTVT không thu tiền bất cứ trường hợp nào được cấp giấy phép kinh doanh bánh trung thu trên vỉa hè. Do tính chất thời vụ và đồng thời để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm, phục vụ tốt nhất cho người dân được đón Tết Trung t hu.
- Hà Nội đang xây dựng Thủ đô văn minh, đường phố xanh, sạch, đẹp, liệu nên bỏ cách cấp phép kinh doanh vỉa hè tùy tiện như vậy hay không?
Xanh sạch đẹp cũng phải tính đến an sinh xã hội.
- Xin cám ơn ông!
Theo VTC
Thanh tra tiêu cực tại bến xe Mỹ Đình Lãnh đạo Hà Nội vừa giao Thanh tra Thành phố thanh tra việc cấp phép mở tuyến tại bến xe Mỹ Đình, có biểu hiện tiêu cực mà dư luận đã phản ảnh trong thời gian vừa qua.... Lãnh đạo Thành phố yêu cầu tranh tra vụ việc "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa có...