Kiểm tra, giám sát phòng chống tham nhũng tại Bộ Công Thương, TNMT
Ngày 19.4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 tại Ban Cán sự Đảng của các Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Kết quả kiểm tra tại Ban Cán sự Đảng của các bộ là cơ sở quan trọng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ quyết định những chính sách, giải pháp quan trọng về phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 tại Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, Bộ Công Thương đã quyết liệt cắt bỏ các thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, góp phần quan trọng tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ảnh: VGP/Lê Sơn
Bộ Công Thương đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về sắp xếp lại bộ máy, giúp cho Bộ hoạt động hiệu quả, cắt bỏ và giảm đầu mối các cục, vụ, đơn vị.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo có hiệu quả về việc thoái vốn Sabeco theo hình thức đấu giá công khai, minh bạch. Đây được coi là hình mẫu mới để nhiều ngành và đơn vị phải học hỏi, bảo đảm nguyên tắc công khai, phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.
Đoàn kiểm tra đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục của Bộ Công Thương trong công tác phòng, chống tham nhũng. Việc phát hiện tham nhũng qua công tác tự kiểm tra chưa cao, kết luận thanh tra chưa chỉ rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có sai phạm để đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm theo quy định.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, kết quả kiểm tra tại Ban Cán sự Đảng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho thấy sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực trong chỉ đạo của các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ.
Video đang HOT
Công tác cải cách hành chính đã có những bước tiến bằng việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến; liên thông các thủ tục trong lĩnh vực môi trường, nước và biển đảo; rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận; thu tài chính từ đất tăng. Công tác bảo vệ môi trường đã được chủ động kiểm soát, phòng ngừa; triển khai khắc phục đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành như: Công ty Formosa tại Hà Tĩnh, Công ty Lee&Man tại Hậu Giang…
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật đối với 2 lĩnh vực đất đai và môi trường để sửa đổi 2 đạo luật quan trọng là Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, tạo động lực cho một giai đoạn phát triển mới.
Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng còn những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng như: Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc. Công tác định giá đất chưa đáp ứng được yêu cầu quy định giá sát thị trường.
Tình trạng tham nhũng trong quản lý đất đai vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương. Việc khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra, xuất khẩu khoáng sản mới chỉ dừng lại ở dạng nguyên liệu thô, công nghệ khai thác, chế biến còn lạc hậu… dẫn đến tổn thất, lãng phí nguồn tài nguyên không tái tạo quan trọng này. Ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra phức tạp.
Việc phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, thanh tra còn yếu, chất lượng một số cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao; việc theo dõi, giám sát, xử lý sau thanh tra đối với một số vụ việc chưa chặt chẽ.
Theo kết quả kiểm tra, một trong những nội dung được các bộ thực hiện tốt trong thời gian qua là việc kê khai tài sản, thu nhập theo hướng công khai, minh bạch. Theo báo cáo, trong năm 2016, số người kê khai tài sản của Bộ Công Thương là 27.443 người, đạt 99,9%; số người phải kê khai tài sản, thu nhập của Bộ Tài Nguyên và Môi trường là 3.688 người, đạt tỷ lệ 100%. Trong bản kê khai về tài sản, thu nhập tại các bộ, không người nào được yêu cầu giải trình rõ việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Ban Cán sự Đảng các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường tích cực phối hợp, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế; xây dựng kế hoạch khắc phục, thực hiện các giải pháp được nêu ra.
Theo Lê Sơn (Báo điện tử Chính Phủ)
Chủ tịch nước: Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng!
"Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước" - Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết.
Tối 2/1, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" (lần thứ nhất), do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Ông Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Lễ trao giải.
Tại Lễ trao giải, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, sau gần 1 năm phát động (từ 1/1/2017 đến 30/11/2017), Ban tổ chức giải đã nhận được 1.126 tác phẩm báo chí ở các loại hình báo in, báo điện tử và phát thanh, truyền hình. Trên tinh thần làm việc công tâm, khách quan thông qua hình thức bỏ phiếu kín, ban chỉ đạo, Ban tổ chức giải, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 31 tác phẩm báo chí để trao 2 giải A, 7 giải B, 10 giải C, 12 giải Khuyến khích cho các thể loại hình: Báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh.
Trong đó, hai tác phẩm "Cuộc đại phẫu những "khối u" nghìn tỷ..." của nhóm tác giả Thu Hà, Quang Hưng, Hoàng Anh, Ngọc Long, Ngô Quang Dũng, Đặng Giang, Thanh Phong - Báo Nhân Dân và loạt bài "Chống được "chạy" sẽ thành công" của tác giả Nguyễn Hòa Văn - Tạp chí Người làm báo được trao giải A trong thể loại báo in và báo điện tử.
"Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, các tác phẩm tham dự giải, đặc biệt là các tác phẩm được chọn vào chung khảo, được trao giải có chất lượng, nghiệp vụ tốt, thông tin sắc bén, trung thực, thể hiện trách nhiệm cao của các nhà báo, tinh thần dấn thân, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm để có được các tác phẩm báo chí hay, có tính chiến đấu và tính nhân văn sâu sắc" - ông Trần Thanh Mẫn phát biểu.
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết: "Công tác PCTN, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân...".
Phát biểu tại Lễ trao giải, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết: Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 3 khóa 10 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí, Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11, khóa 12 về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa 12 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luật PCTN, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí... cho nên công tác đấu tranh PCTN, lãng phí đã có bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí cả nước đã thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tích cực tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTN, lãng phí; kịp thời phản ánh một cách chân thực những yếu kém, tiêu cực tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đồng thời cổ vũ nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong đấu tranh PCTN và lãng phí.
"Hàng nghìn tác phẩm báo chí viết về đề tài PCTN, lãng phí, nhất là các tác phẩm được trao giải báo chí toàn quốc, báo chí với công tác đấu tranh PCTN, lãng phí là minh chứng sinh động về vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo trong cuộc đấu tranh với giặc nội xâm hết sức cam go, phức tạp" - Chủ tịch nước đánh giá.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước cho biết: Công tác PCTN, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đây là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở. Các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là lãnh đạo cấp cao phải thực sự tiên phong, gương mẫu; sử dụng sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh PCTN, lãng phí.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (thứ 3 từ phải qua) và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (thứ 4 từ trái qua) trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.
Chủ tịch nước đề nghị các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về tăng cương xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa 12 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của báo chí, đặc biệt coi trọng tính khách quan chân thực, tính chuyên nghiệp, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo trong việc phát hiện, đấu tranh PCTN, lãng phí, sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống và những biểu hiện tiêu cực khác trong đời sống xã hội. Chủ động phối hợp đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại âm mưu của các hoạt động thế lực thù địch, phản động, lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Tăng cường phối hợp giữa MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí và các cơ quan chức năng trong việc xử lý những vụ việc tham nhũng, lãng phí do báo chí phát hiện và bảo vệ những người làm báo, bảo vệ những người tố cáo tham nhũng, lãng phí.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Khoanh vùng "virus tham nhũng" để... dập dịch! Cùng sử dụng hình ảnh so sánh tài sản, sức mạnh to lớn nhất của Đảng, Nhà nước là lòng dân, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Sùng Thìn Cò đồng loạt nhấn mạnh, quyết tâm chống "nội xâm" tham nhũng, Đảng sẽ nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn của toàn thể người dân. Tài sản lớn nhất của vua...