Kiểm tra đèn tín hiệu ôtô – hành động nhỏ công dụng lớn
Người đi xe thường quan tâm tới lốp xe, nhiên liệu,…nhưng lại ít chú ý tới hệ thống đèn tín hiệu của xe, tới khi lái xe dưới thời tiết xấu mới chợt nhận ra đèn quan trọng thế nào.
Thống kê từ hãng sản xuất đèn Sylvania cho thấy 90% lái xe quan tâm tới các nguy hiểm tiềm ẩn khi lái xe trong đêm, khoảng 50% lo lắng đâm phải chướng ngại vật trên đường do tầm nhìn hạn chế hoặc thời tiết xấu.
Điều ngạc nhiên, chỉ có 25% số người lo sợ va chạm hoặc sự cố trên đường. Một nghiên cứu khác chỉ ra khoảng 20% đèn trên xe có thể bị cháy sau 2 năm sử dụng. Hiện tượng bóng cháy không phải là tính huống hy hữu. Công tác kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn trước khi khởi hành sẽ hạn chế rủi ro, nâng cao an toàn giao thông.
Là thiết bị an toàn chủ động thiết yếu, đèn pha hỗ trợ quan sát đêm hoặc thời tiết xấu. Hiện tượng đèn cháy, sáng lệch gây ra khó khăn cho quá trình điều khiển. Việc kiểm tra đèn pha ôtô cần thực hiện ở hai chế độ: chiếu sáng xa (pha), chiếu sáng gần (cốt). Bật đèn pha đồng thời đèn hậu cũng sáng để thông báo cho các phương tiện phía sau biết về sự hiện diện của xe trước.
Để người tham gia giao thông hình dung rõ hơn về kích thước xe trong đêm, nhà sản xuất thường lắp thêm đèn giới hạn dọc theo thân và trên nóc xe. Đèn phanh có công suất lớn hơn đen hậu, sáng khi đạp phanh. Cháy đèn phanh dễ dẫn tới các va chạm từ phía sau.
Đèn xi-nhan và đèn cảnh báo nguy hiểm hoạt động trong trạng thái nháy với một tần số nhất định kích thích sự chú ý của con người. Hiện tượng nháy quá nhanh hoặc quá chậm đều là dấu hiệu hư hỏng cần phải kịp thời sửa chữa.
Theo khuyến cáo từ nhãn hàng lốp xe Bridgestone Việt Nam, ngoài việc kiểm tra hệ thống chiếu sáng ngoài trước khi khởi hành, các Bác Tài cũng cần quan tâm tới một số loại đèn sáng nháy khác khi khởi động xe như:
Video đang HOT
- Đèn báo phanh nháy sáng có thể do phanh đỗ chưa nhả hoàn toàn, mức dầu của hệ thống phanh quá thấp hoặc mất áp suất dầu vì thệ thống dẫn động bị rò rỉ;
- Đèn báo bên cửa cảnh báo việc cửa chưa được đóng hoàn toàn;
- Đèn báo dây an toàn chưa được cài chặt;
- Đèn báo nhiệt độ của nhiên liệu đang ở mức cao;
- Đèn báo túi khí đang có vấn đề;
- Đèn báo ABS: hệ thống chống bố cứng phanh đang có vấn đề
Bảo Sơn
Theo VNE
Audi Q5 2013 chính thức có mặt tại Việt Nam
Công suất động cơ tăng lên, hệ dẫn động được nâng cấp, cùng hệ thống khung gầm được cải tiến là những điểm đáng chú ý nhất ở xe Q5 phiên bản 2013.
Ra mắt tại triển lãm Bắc Mỹ vào năm 2008 mới hai mục tiêu chính: cạnh tranh với hai đối thủ BMW X3 và Mercedes-Benz GLK, đồng thời mang trọng trách tiếp nối thành công của "đàn anh" Audi Q7, cho đến giờ phút này, có vẻ như Q5 đang làm rất tốt nhiệm vụ.
Xe Audi Q5 phiên bản 2013 vẫn sử dụng hệ thống khung gầm cũ, vẫn kích thước 4.630 x 1.880 x 1.650 mm (dài, rộng, cao) và hình thức bên ngoài không thay đổi nhiều, với cụm đèn pha và cụm đèn hậu được cải tiến, có dải đèn Led chiếu sáng ban ngày bắt mắt hơn, kết hợp với hệ thống chiếu sáng Xenon Plus, hốc hút gió mới có thiết kế mới và kích thước nhỉnh hơn, các bộ cản trước/sau được điều chỉnh đôi chút tăng thêm phần thể thao... Với khoảng sáng gầm xe 20cm, cùng độ sâu lội nước 50 cm, xe Audi Q5 có thể vượt qua những địa hình khó với các trang bị hỗ trợ lên/xuống dốc với khả năng bám góc nghiêng lên tới 31 độ.
Nội thất cũng không có nhiều thay đổi, với sự khác biệt dễ nhận thấy nhất có lẽ là tay lái ba chấu với các phím điều khiển đa chức năng, chứ không phải kiểu bốn chấu như phiên bản trước.
Điểm mạnh của xe Q5 phiên bản 2013 chính là khối động cơ 2.0L mới được hỗ trợ hệ thống turbo và công nghệ phun xăng trực tiếp, cho công suất 222 mã lực (tăng 14 mã lực so với xe đời cũ) tại vòng tua 4.500-6.250 vòng/phút và momen xoắn tối đa 350Nm trong dải vòng tua 1.500-4.500 vòng/phút.
Xe Q5 phiên bản mới này vẫn được trang bị hộp số tự động 8 cấp TipTronic, hệ dẫn động 4 bánh Quattro và khóa vi sai điện tử EDL. Những trang bị này giúp xe có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 7,1 giây và đạt vận tốc tối đa 222 km/h.
Trang thiết bị an toàn gồm: hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD), hệ thống giám sát áp suất lốp xe, hệ thống trợ lực cơ điện tử, phanh tay điện tử, cùng hệ thống kiểm soát ổn định thân xe điện tử (ESC), hệ thống điều khiển lực kéo (ASR), cảm biến lùi...
Trang thiết bị giải trí gồm: màn hình Navigation 6,5 inch kết hợp cùng hệ thống đa phương tiện MMI, đầu đọc CD có hỗ trợ kết nối iPod, USB. Ngoài ra, hàng ghế trước có chức năng bơm ghế tự động nếu bạn lựa chọn gói Auto Drive Select và điều chỉnh điện 8 hướng đi kèm hệ thống sưởi, điều hòa 3 vùng độc lập.
Giá khởi điểm của xe Q5 2013 tại Việt Nam là 2,018 tỷ đồng (đã bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT), chế độ bảo hành 3 năm không giới hạn km.
Như Phúc
Theo dân trí
Gương chiếu hậu - câu chuyện của những năm 1900 Chiếc gương chiếu hậu gắn trên xe hơi có lịch sử ra đời từ những năm 1900, với ý tưởng ban đầu bắt nguồn từ chiếc gương soi của phụ nữ. Gương chiếu hậu (rear-view mirror hay rear-vision mirror) là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Đây là loại gương được...