Kiểm tra chồng bằng… mắt thường
Có lần, tôi nghe lỏm hai người phụ nữ trò chuyện với nhau: “Tại chị không để ý thôi, phải mà gặp em, em nhìn một cái là biết chồng có bậy bạ với người ngoài hay không liền à”. “Em nhìn sao hay vậy?”. “Đơn giản lắm”.
Ảnh minh họa: Internet
Liệu phụ nữ có thể kiểm tra việc chồng ngoại tình bằng cách quan sát?
Chuyện nhìn màu tinh dịch để đoán chồng “đã bao lâu chưa yêu”, cũng có chút cơ sở. Tinh dịch được tạo ra bởi các bộ phận của tuyến sinh dục như tuyến tiền liệt, bao tinh hoàn, tuyến niệu đạo. Thành phần chủ yếu của nó bao gồm: nước, chất béo, fructose, lecithin, các phân tử protein, các hạt sắc tố, các enzyme… Màu sắc của tinh dịch được xác định bởi các thành phần của tinh dịch. Tinh dịch bình thường màu trắng sữa, “để lâu không dùng”, sẽ ngả vàng nhạt, để càng lâu, càng sậm màu và nhầy hơn.
Đàn ông mới vừa quan hệ, bề mặt da của “súng” sẽ nổi những chấm trắng li ti? Điều này còn tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Theo một số thống kê, chỉ có khoảng 50% đàn ông xuất hiện hạt mụn nhỏ li ti màu trắng sau khi quan hệ tình dục. Đó là những hạt Fordyce (tên của vị bác sĩ đầu tiên mô tả về chúng). Những hạt Fordyce thường có màu trắng sáng hơn da bình thường. Chúng thường “an tọa” ở vùng môi, vùng da trên thân dương vật, hoặc vùng quy đầu (có người gọi chúng là sẩn chuỗi ngọc).
Khi có thay đổi về hormon sinh dục, những hạt Fordyce xuất hiện. Một người trưởng thành sẽ thấy rõ hơn những hạt này sau khi “yêu”, nhất là khi “súng” vừa trải qua giai đoạn “giương nòng”.
Tuy nhiên, nếu dựa vào hai yếu tố vừa nêu để “kết tội” chàng, e dễ gây oan sai. Màu vàng của “sản phẩm” đậm ít hay đậm nhiều, mắt thường khó phân định được. Đó là chưa kể, có một số quý ông bị bệnh nam khoa, tinh dịch có thể trắng bất thường, hoặc vàng sẫm dù đang là “hàng” mới .
Còn chuyện căn cứ những hạt trắng li ti càng phập phù hơn. Bản thân các hạt này luôn tồn tại, nó chỉ rõ hơn một chút khi “cậu bé” vận động mạnh mẽ. Nếu cứ tin rằng thấy chấm trắng tức là mới “sinh hoạt” xong, sẽ khiến quý ông khó bề giải thích.
Ngoài hai yếu tố chỉ có tính chất tham khảo như đã phân tích, quý bà có nhiều cách khác hay hơn để phán đoán chồng có vụng trộm hay không. Một người đã “no xôi chán chè” với người khác ngoài đường, về nhà dễ hờ hững, thậm chí cảm thấy khó chịu khi bị ai đụng chạm vào thân thể. Cũng có “tội phạm” khéo léo, dù mới “phạm tội” nhưng vẫn cố gắng tỏ ra tự nhiên, thân mật với vợ, dù có cố gắng che giấu đến mấy cũng dễ bị linh cảm của một người vợ bắt bài.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc nắm bắt mùi hương lạ trên cơ thể của chàng, để ý hơn đến lịch trình di chuyển của chàng mỗi ngày, cũng dễ nắm bắt tình hình hơn.
Nhiều chị em ít quan tâm cặn kẽ đến đời sống, sinh hoạt của chồng, nhưng lại dễ dàng tin theo những “tuyệt chiêu phát hiện chồng ngoại tình” một cách “trời ơi đất hỡi”, để rồi ôm hận. Thật ra, nếu quan tâm cặn kẽ đến chồng, sẽ dễ dàng phát hiện ra “dấu hiệu khả nghi”.
Theo VNE
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Sau khi nhận định Tòa đã xử lố Dương Tự Trọng 6 năm tù ở hành vi "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép", chuyên gia luật Trịnh Minh Tân lại đặt vấn đề: Phải chăng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm của TP Hà Nội đã bỏ lọt hành vi che giấu tội phạm của bị cáo này?
Việc trốn đi nước ngoài của Dương Chí Dũng là nhằm mục đích trốn tránh việc xử lý của pháp luật về hành vi phạm tội trước đó của ông ta. Nội dung này đã được thể hiện rõ trong cáo trạng, trong quá trình xét xử vụ án và nội dung trong bản án của Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Bị cáo Dượng Tự Trọng và các đồng phạm đều biết mục đích này. Nhưng còn tội che giấu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng lại "quên" mất?.
Điều 21 Bộ luật Hình sự đã đưa ra khái niệm "che giấu tội phạm" như sau: "Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định".
Điều 313 về tội "che giấu tội phạm" có hai khoản, Khoản 1 quy định: "Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: ... Điều 278, các Khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);... Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ);...".
Đây cũng là yếu tố cấu thành cơ bản của tội danh "che giấu tội phạm".
Căn cứ vào khái niệm che giấu tội phạm quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự thì nội dung của các yếu tố cấu thành tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 313 thể hiện qua:
Khách quan
Hành vi che giấu tội phạm nói chung thường được thực hiện đa dạng. Trong vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm cũng có dấu hiệu chung là tuy không có hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết Dương Chí Dũng bị cơ quan điều tra khởi tố, Dương Tự Trọng và các đồng phạm đã tiến hành một loạt các hoạt động để Dương Chí Dũng thực hiện hành trình đi trốn (sang Campuchia, Singapore) và nơi ẩn náu cuối cùng (Mỹ) để khỏi bị bắt.
Tội phạm đã hoàn thành khi Dương Tự Trọng và các đồng phạm thực hiện các hành vi nêu trên. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội che giấu tội phạm. Do đó dù kết quả có che giấu được hay không thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (ngoài các quy định của pháp luật về việc miễn trách nhiệm hình sự).
Nếu chỉ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn trong nước (như che giấu trong nhà, đưa đi trốn ngoài đảo, trên rừng...) thì các bị cáo chỉ phạm một tội là tội che giấu tội phạm. Nếu đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài thì ngoài việc phạm tội che giấu tội phạm, các bị cáo phạm thêm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép.
Khách thể của tội phạm: tội che giấu tội phạm xâm phạm đến hoạt động bình thường và đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm.
Dương Tự Trọng
Chủ quan
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Trong vụ Dương Tự Trọng và các đồng phạm đưa Dương Chí Dũng đi trốn, các bị cáo biết tội phạm đã được thực hiện, đồng thời hiểu được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn tạo điều kiện cho người phạm tội (Dương Chí Dũng) trốn tránh, gây cản trở cho việc điều tra, khám phá và xử lý tội phạm.
Có một điểm lưu ý là người che giấu tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện, nhưng không nhất thiết phải biết chi tiết, tường tận, cụ thể và các diễn biến của tội phạm mới cấu thành tội che giấu tội phạm. Trong trường hợp này, người phạm tội che dấu tội phạm chỉ cần biết Dương Chí Dũng đã thực hiện tội phạm là đã có dấu hiệu phạm tội che giấu tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 313.
Trong tội che giấu tội phạm, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự các bị cáo về hành vi "che giấu tội phạm" là để lọt tội phạm.
Trong trường hợp bị cáo Dương Tự Trọng và các đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm thì cũng chỉ bị áp dụng theo Khoản 1 Điều 313: "Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: ...Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);... Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ)".
Tại sao chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 mà không là Khoản 2 Điều 313?
Khoản 2 Điều 313 quy định: "Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm".
Mặc dù bị cáo Trọng và các bị cáo khác đều có chức vụ, quyền hạn trong phạm vi ngành nghề của mình, nhưng họ không lợi dụng dụng chức vụ quyền hạn vào việc đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài trái phép nhằm giúp Dũng trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, mà hành vi phạm tội của họ hoàn toàn độc lập với chức vụ quyền hạn của mà họ có.
Án sơ thẩm đã tuyên, các bị cáo có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội lập cáo trạng truy tố, nhưng để lọt tội thì khả năng viện kiểm sát này kháng nghị là không có. Nhưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án để kháng nghị theo hướng theo hướng hủy bản án sơ thẩm để đều tra lại với lý do để lọt tội.
Do bị truy tố xét xử theo Khoản 3 Điều 275 nên Dương Tự Trọng và các bị cáo bị tuyên mức hình phạt tù khá cao. Nếu vụ án được điều tra, truy tố, xét xử lại thì mức hình phạt sẽ giảm, dù có bị truy tố, xét xử về hai tội danh: Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo Khoản 2 Điều 275 và tội che giấu tội phạm theo Khoản 1 Điều 313.
Mức hình phạt tù của cả hai tội công lại cũng sẽ vẫn nhẹ hơn bị xét xử theo Khoản 3 Điều 275, nhưng sẽ "tâm phục, khẩu phục", vì mục đích của các bị cáo là che giấu tội phạm. Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài cũng nhằm mục đích này.
Thạc sĩ luật Trịnh Minh Tân (nguyên Trưởng phòng Kiểm sát xét xử án hình sự, VKSND TPHCM)
Theo Một thế giới
Anvide Lock Folder: Khóa, che giấu thư mục bằng mật khẩu, miễn phí Anvide Lock Folder sẽ giúp bạn khóa, bảo vệ những thư mục chứa dữ liệu quan trọng. Sau khi tải về, bạn giải nén rồi chạy file ALF.exe để dùng ngay mà không phải cài đặt (có thể chép lên USB sử dụng mọi lúc, mọi nơi), chọn ngôn ngữ tiếng Anh trên hộp thoại mở ra và nhấn Accept đồng ý với...