Kiểm tra các dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM
Ngày 28.10, đoàn công tác gồm Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Sở Xây dựng TP.HCM… đã tiến hành kiểm tra thực tế các dự án chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội và tình hình quản lý nhà chung cư trên địa bàn TP.HCM.
Dự án của Công ty Hoàng Quân được TP cho chuyển đổi hơn 1.700 căn từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội – Ảnh: Đình Sơn
Ngoài TP.HCM, một đoàn công tác khác cũng đi thực tế tại các dự án ở Hà Nội để kiểm tra tình hình triển khai Nghị quyết 02 và đôn đốc giải ngân gói 30.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo một lãnh đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, gói 30.000 tỉ đồng triển khai rất chậm nên Chính phủ đang rất sốt ruột. Trong đầu tháng 11 tới, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, sẽ có buổi chất vấn trước Quốc hội về vấn đề này.
“Các doanh nghiệp cần đẩy nhanh khởi công dự án khi đã được TP cho chuyển sang làm nhà ở xã hội. Các doanh nghiệp cố gắng để giá nhà rẻ, hợp lý một chút cho người dân dễ dàng mua được nhà ở”, một lãnh đạo của Văn phòng Chính phủ đôn đốc.
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Hoàng Quân, một trong ba công ty được TP cho chuyển dự án thương mại sang nhà ở xã hội, cho rằng hiện nay dự án đã được duyệt cho chuyển, được ngân hàng đồng ý cho vay nhưng vẫn còn vướng giấy phép nên phải mất khoảng 1 tháng rưỡi nữa mới có thể khởi công. Song nếu có giấy phép, dự án có thể khởi công ngay bởi mọi thứ công ty đã chuẩn bị sẵn sàng.
Ngài mai (29.10), đoàn sẽ có buổi làm việc với UBND TP về kết quả triển khai chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội trên địa bàn TP.
Theo TNO
Bộ Xây dựng đề xuất: Xây dựng nhà ở xã hội diện tích 25 m2
Ngày 5.12, Bộ Xây dựng đã đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH) trước khi trình Chính phủ ban hành.
Theo đó, doanh nghiệp (DN) phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới, không phân biệt quy mô, loại hình dự án tại các đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất đã hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng NƠXH. DN có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng NƠXH trên quỹ đất 20% (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng NƠXH bằng nguồn vốn ngân sách).
Trường hợp dự án có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thì DN có thể quy đổi quỹ đất 20% ra tiền theo khung giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành. Số tiền trên sẽ được bổ sung vào Quỹ phát triển nhà ở của địa phương dành để đầu tư xây dựng NƠXH. Khi bàn giao quỹ đất 20% cho nhà nước thì DN được hoàn trả (hoặc khấu trừ) các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khoản chi phí hợp pháp khác mà chủ đầu tư đã thực hiện đối với quỹ đất 20%. Khi đầu tư NƠXH, DN được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng NƠXH được duyệt được ưu đãi thuế VAT được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập DN. DN cũng được vay vốn ưu đãi hoặc bù lãi suất, được được hỗ trợ từ nguồn ngân sách toàn bộ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án theo điều kiện của địa phương...
Nguồn vốn để phát triển NƠXH được trích từ 30% nguồn thu từ tiền sử dụng đất trên địa bàn, ngân sách địa phương hỗ trợ hằng năm theo quyết định của HĐND cấp tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, công trái nhà ở vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách T.Ư vốn trái phiếu Chính phủ vốn ODA...
Giá bán NƠXH do chủ đầu tư xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đủ các chi phí để thu hồi vốn, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. Bộ Xây dựng đề xuất cho thí điểm xây dựng NƠXH có diện tích tối thiểu là 25 m2, thay vì 35 m2 như trước đây.
Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 25 m2
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 19/2009 quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa. Theo đó, những hộ gia đình khi thừa kế, hòa giải tranh chấp, hoặc đặc biệt khó khăn có nhu cầu tách thửa, UBND quận, huyện căn cứ vào hạ tầng kỹ thuật, điều kiện hợp khối, quy chuẩn xây dựng và quy hoạch 1/2000 để xem xét giải quyết. (Đối với khu vực chưa có quy hoạch 1/2000, sẽ căn cứ quy hoạch sử dụng đất). Tuy nhiên, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất ở không nhỏ hơn 25 m2 và diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất nông nghiệp là 300 m2.
Theo TNO
Cổ tích đương đại Kỷ niệm 10.10 năm nay, Hà Nội thông một cầu vượt bằng sắt lớn nhất nước. Tin vui này đã xong. Tin thứ hai, TP bắt đầu xây 4 tòa nhà 12 tầng cho người thu nhập thấp ở Đông Ngạc (huyện Từ Liêm), đi ra Bờ Hồ chỉ khoảng 30 phút. ảnh minh họa 30 phút mà người thu nhập thấp, đi...