Kiểm tra 100% việc sử dụng vốn các món vay mới
Đó là một trong những nhiệm vụ các tổ tiết kiệm – vay vốn (TK-VV) phải thực hiện trong năm 2022 được đưa ra tại Hội nghị giao ban Quý IV/2021 của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh với 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ chức vào chiều 10-1.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại một hộ dân ở xã Đồng Liên (T.P Thái Nguyên). Ảnh: P.V
Tại đây, đại diện lãnh đạo NHCSXH tỉnh đề nghị các hội, đoàn thể tiếp tục chỉ đạo các hội, đoàn thể cấp xã quan tâm hơn nữa đến việc cho vay nâng mức đối với 3 chương trình: Hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Bởi hiện nay, dư nợ trung bình của các hộ mới đạt 46 triệu đồng, trong khi hạn mức tối đa là 100 triệu đồng và mới có 9,2% số hộ được vay mức trên 50 triệu đồng. Trong khi đó, nguồn vốn của 3 chương trình này đủ đáp ứng nhu cầu hộ vay.
Video đang HOT
Do đó, các đại biểu đặt ra câu hỏi, có hay không tình trạng tổ trưởng tổ TK-VV do lo ngại phát sinh nợ quá hạn mà không mạnh dạn để các hộ đủ điều kiện để được tiếp cận với nguồn vốn vay ở mức tối đa. Ngoài ra, việc quản lý hộ vay cũng cần được tăng cường vì thời gian qua, vẫn còn tình trạng hộ vay bỏ đi khỏi địa phương nhưng chưa được phát hiện kịp thời…
Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng nguồn vốn NHCSXH, trong năm 2022, nhiều giải pháp đã được NHCSXH và 4 tổ chức hội, đoàn thể thống nhất thông qua. Trong đó có việc làm tốt công tác kiểm tra. Theo đó, cấp tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra 100% hội, đoàn thể cấp huyện và tại mỗi huyện, kiểm tra ít nhất 1 xã, 1 tổ TK-VV; cấp huyện kiểm tra 100% hội, đoàn thể cấp xã và mỗi xã kiểm tra ít nhất 15% tổ TK-VV; cấp xã kiểm tra 100% hoạt động tổ TK-VV và tại mỗi tổ, kiểm tra ít nhất 5 hộ. Riêng đối với hộ mới vay vốn, trong vòng 30 ngày kể từ khi NHCSXH giải ngân, các tổ TK-VV phải kiểm tra 100% việc sử dụng vốn vay của các hộ này.
Xã Ninh Trung: Lan tỏa tinh thần phụ nữ giúp nhau làm kinh tế
Thời gian qua, phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế" lan tỏa sâu rộng ở xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.
Nỗ lực vươn lên
Trước đây, trên diện tích đất 10.000m 2, gia đình bà Lê Thị Thanh (thôn Tân Ninh) chủ yếu thâm canh cây lúa nước và hoa màu ngắn ngày như: dưa hấu, ớt, các loại rau... hiệu quả kinh tế không cao, cuộc sống rất khó khăn. Năm 2013, Hội Phụ nữ xã đã tín chấp cho vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm và một số vốn từ quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, gia đình bà đã cải tạo một phần diện tích đất hoa màu sang trồng cây dừa xiêm lùn. Đầu tư mở rộng dần diện tích, đến nay, gia đình bà đã có 150 cây dừa ăn trái, cho thu nhập từ 10-12 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bà còn đầu tư mở rộng diện tích ươm dừa giống, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 2.000 cây, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Năm 2020, bà tiếp tục chuyển 5.000m 2 đất trồng lúa sang trồng sen ruộng cao sản, vụ đầu tiên cho thu nhập 30 triệu đồng; đào ao thả cá, nuôi gà thả vườn... vừa cải thiện bữa ăn vừa có thêm thu nhập. "Được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây do Hội Phụ nữ, Hội Nông dân xã tổ chức nên tôi biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cây dừa phát triển tốt, cho quả nhiều, thu nhập khá ổn định. Nhờ đó, gia đình tôi có điều kiện vươn lên, có của ăn của để" - bà Thanh chia sẻ.
Bà Lê Thị Thanh bên vườn ươm cây dừa xiêm lùn giống.
Cách đây 7 năm, được Hội Phụ nữ xã tín chấp ngân hàng cho vay 30 triệu đồng, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Nhung (thôn Quảng Cư) đã chuyển đổi một số diện tích trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây bưởi da xanh. Từ đó, hàng năm, gia đình bà đều mở rộng diện tích, hiện đã phát triển được 10.000m 2. Mỗi năm, vườn bưởi cho thu nhập khoảng 180-200 triệu đồng. Ngoài trồng bưởi, bà còn trồng 70 cây dừa xiêm lùn, cho thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng; nuôi hàng trăm con gà mỗi năm. Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Nhung còn tích cực tham gia các phong trào thi đua của hội; nhiệt tình giúp đỡ các hội viên khác về kỹ thuật, giống cây trồng.
Nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ninh Trung cho biết, trên đây chỉ là 2 trong số 30 hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi và tích cực tham gia công tác hội vừa được hội tuyên dương. Những năm qua, nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế, hội đã triển khai nhiều hoạt động giúp phụ nữ vươn lên làm chủ kinh tế, thoát nghèo. Hàng năm, hội xây dựng kế hoạch và rà soát cụ thể danh sách các hộ nghèo, phụ nữ làm chủ hộ và đề ra các biện pháp giúp đỡ cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ. Từ năm 2016 đến nay, hội đã vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa 9 mái ấm tình thương với số tiền hơn 200 triệu đồng; tặng phương tiện sinh kế cho 16 phụ nữ khuyết tật, nghèo với số tiền 82 triệu đồng; hỗ trợ 600 cây bưởi da xanh và hơn 500 con gà giống, bò sinh sản cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn... Ngoài ra, hội còn khai thác các nguồn vốn ngân hàng, ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, tiết kiệm nhóm xoay vòng, vốn giải quyết việc làm, vệ sinh môi trường... tạo điều kiện cho các hội viên vay để phát triển kinh tế gia đình. Tính đến nay, toàn xã có 16 tổ vay vốn với tổng dư nợ hơn 13 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 766 hộ vay đầu tư phát triển kinh tế; có 16 tổ tiết kiệm vay vốn với 741 hộ tham gia; mỗi tháng một hộ đóng tiền tiết kiệm từ 100.000-600.000 đồng.
"Thời gian tới, hội tiếp tục khai thác chương trình hỗ trợ vốn cho hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, vận động hội viên tiếp tục thực hiện các mô hình tiết kiệm; đẩy mạnh các phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ"; phối hợp với các đơn vị hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây đạt năng suất cao; tiếp tục triển khai các hoạt động của Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" giai đoạn 2017 - 2025" - bà Thủy nói.
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở tỉnh Nam Định nuôi lợn thảo dược, bán đắt như tôm tươi, mong muốn điều gì? Là một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định) làm giàu với mô hình nuôi lợn thảo dược, tức là cho lợn ăn các loài cây thuốc Nam, cây thảo dược trộn với cám... Tuy nhiên, ông Thục vẫn còn nhiều trăn trở khi được hỏi về...