Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm tra việc xử lý nợ xấu của hàng loạt ngân hàng
Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành Đề cương kiểm toán chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trong đó có 2 ngân hàng quốc doanh là VietinBank, BIDV và 18 tổ chức tín dụng như: Sacombank, Eximbank, Techcomban, HDBank…
Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm toán loạt ngân hàng về xử lý nợ xấu. Ảnh: Thành Hoa
Các đơn vị được kiểm toán gồm Ngân hàng Nhà nước và 18 tổ chức tín dụng. Kiểm toán Nhà nước cho biết sẽ đạ giá kết quả thực hiện Nghị quyết 42 về xử lý nợ, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết trên các mặt: Các giải pháp để hạn chế nợ xấu; tính công khai, minh bạch trong việc phát mại, bán các khoản nợ, tài sản bảo đảm cho các khoản nợ để thu hồi nợ xấu để bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; việc thanh, kiểm tra trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
Video đang HOT
Thời kì được kiểm toán là 15.8.2017- 31.12.2018.
18 tổ chức tín dụng sẽ được kiểm toán gồm: Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB Bank); Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank); Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP An Bình (ABB); Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VP Bank); Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HD Bank); Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank); Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank); Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank); Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín (Vietbank).
Hai ngân hàng là VietinBank, BIDV và Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) cũng nằm trong danh sách kiểm toán về phương án, thực hiện xử lý nợ xấu lần này. Riêng VAMC, Kiểm toán Nhà nước sẽ đánh giá thêm việc mua bán, xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo được mua lại từ các ngân hàng.
Theo thesaigontimes.vn
Lãi suất tiền đồng xáo trộn
Lãi suất tiền đồng được các ngân hàng tăng giảm ở các kỳ hạn khác nhau trong khi lãi suất giao dịch tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng đang giảm nhiệt.
Một số ngân hàng tăng giảm lãi suất tiền đồng
NGỌC THẠCH
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tăng lãi suất thêm 0,2%/năm đối với tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lên 7 - 7,3%/năm tùy theo số tiền gửi; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tăng lãi suất 0,4%/năm ở kỳ hạn 48 tháng lên 8%/năm; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tăng lãi suất huy động tiền đồng thêm 0,2%/năm ở một số kỳ hạn như 6 - 9 tháng lên 6,5%/năm; 10 - 11 tháng lên 6,6%/năm; 13 - 18 tháng lên 7,4%/năm.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) tăng lãi suất kỳ hạn 3 tháng lên 5,3 - 5,4%/năm; lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5,9%/năm, kỳ hạn 20 tháng còn 6,9%/năm.
Nhìn chung, lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng được phân ra rõ nét. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có phần tỷ lệ cổ phần lớn từ nhà nước, lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức từ 4,5 - 5,5%/năm, trên 6 tháng ở mức 6,8%/năm. Các ngân hàng cổ phần, lãi suất huy động dưới 6 tháng khoảng 5,5%/năm, và các kỳ hạn còn lại tăng cao hơn tùy theo số tiền và kỳ hạn gửi, lên mức cao nhất trên thị trường hiện nay là 8,6%/năm.
Trong khi đó, lãi suất tiền đồng giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng hiện nay tiếp tục giảm từ 0,2 - 0,5%/năm tùy theo kỳ hạn so với đầu tháng 3. Theo công bố từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng ngày 7.3 ở kỳ hạn qua đêm giảm xuống còn 3,87%/năm, 1 tuần còn 3,92%/năm, 2 tuần còn 3,99%/năm, 1 tháng còn 4,37%/năm, 3 tháng còn 4,9%/năm, 6 tháng còn 5,28%/năm. Doanh số giao dịch trên thị trường cũng đã giảm so với đầu tháng, chẳng hạn như kỳ hạn qua đêm xuống còn 29.260 tỉ đồng thay vì trên 30.000 tỉ đồng trước đó.
Theo thanhnien.vn
Nợ xấu dềnh lên, ngân hàng tăng chi phí dự phòng Trong khi tỷ lệ nợ xấu chung toàn ngành giảm, thì nợ xấu của nhiều ngân hàng lại có dấu hiệu tăng lên do các khoản nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quay về. Mục tiêu của ngành ngân hàng năm 2019 là đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ...