Kiểm toán Nhà nước: Quản lý tài chính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam còn bất cập
Kiểm toán Nhà nước nhận định, Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị thành viên được kiểm toán cơ bản đã quản lý tài chính và hạch toán kế toán theo pháp luật, chính sách, chế độ tài chính – kế toán hiện hành song vẫn còn những hạn chế, bất cập…
Tính đến thời điểm 31/12/2016, nợ phải thu ngắn hạn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 6.884,86 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn là 753,86 tỷ đồng, chiếm 10,94% trên tổng số nợ phải thu. Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập theo quy định 190,91 tỷ đồng, chiếm 2,77% tổng nợ phải thu ngắn hạn. Về quản lý nợ phải trả, tại Công ty mẹ vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 6.608,28 tỷ đồng, chủ yếu là khoản vay tại các ngân hàng để thực hiện Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình. Nhưng với tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình thì việc thu hồi các khoản nợ vay mà Tập đoàn đã thực hiện trả nợ thay là rất khó khăn. Theo kế hoạch tài chính đến năm 2018, Công ty mẹ sẽ khó có khả năng thanh toán các khoản nợ trên, nguồn tiền thiếu hụt để trả nợ là 470,28 tỷ đồng.
Yêu cầu kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm về việc để xảy ra thua lỗ lớn, nguy cơ mất vốn cao tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty CP DAP – Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem…
Về quản lý vốn chủ sở hữu, Công ty mẹ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ đến năm 2015 là 16.000 tỷ đồng nhưng đến thời điểm 31/12/2016, vốn của Nhà nước đầu tư chỉ là 14.185,84 tỷ đồng, thiếu so với vốn điều lệ được phê duyệt 1.828,58 tỷ đồng.
Về hoạt động đầu tư tài chính, tại thời điểm 31/12/2016, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ Tập đoàn là 12.713,2 tỷ đồng. Công ty mẹ đã trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính là 4.042,86 tỷ đồng, tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng vốn đầu tư tài chính dài hạn là 31,8%. Trong đó, tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng vốn đầu tư tài chính tại các công ty phải trích lập dự phòng là 60,2%. Nhìn chung, hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ không hiệu quả, đặc biệt là việc đầu tư vào 5 công ty (Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty CP DAP – Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào) với tổng vốn đầu tư là 6.836,75 tỷ đồng, chiếm 53,8% tổng vốn đầu tư tài chính, tiềm ẩn nguy cơ khó thu hồi vốn.
Đánh giá về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn, tiền và tài sản nhà nước, KTNN cho rằng, năm 2016, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn nhìn chung không hiệu quả, chưa bảo toàn và phát triển được vốn. Cụ thể, doanh thu của toàn Tập đoàn giảm 1.603,27 tỷ đồng, tương ứng giảm 3,9% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế âm 149,95 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế Thu nhập DN âm 739,59 tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại ở việc phát hiện những sai sót, hạn chế ở Công ty mẹ, KTNN còn chỉ ra nhiều bất cập tại các công ty con của Tập đoàn Hóa chất. Đơn cử như một số đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý công nợ; bán hàng cho khách hàng trong khi chưa thu hồi được công nợ cũ dẫn đến bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài; bán hàng vượt bảo lãnh hoặc vượt định mức dư nợ; bán hàng trả chậm nhưng chưa quy định về điều kiện đảm bảo hợp đồng dẫn đến công nợ tồn đọng lâu năm khó thu hồi hoặc có thể dẫn đến rủi ro phát sinh công nợ khó đòi; ký kết hợp đồng bán hàng chưa chặt chẽ, chưa có các biện pháp đảm bảo tài chính; chưa có chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng; còn tình trạng công nợ dây dưa lâu năm khó thu hồi.
Bên cạnh đó, một số đơn vị lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu chưa bám sát vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, chưa gắn với lượng nguyên vật liệu tồn kho thực dẫn đến tồn kho nguyên vật liệu trong năm cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; chưa xây dựng định mức hàng tồn kho với các vật tư, thiết bị dẫn đến tồn kho ứ đọng vốn; chưa tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh khi mua vật tư, nguyên vật liệu sản xuất; phê duyệt giá trúng thầu cao hơn chào giá của nhà thầu; mua than của nhà cung cấp chưa đảm bảo điều kiện kinh doanh than; xác định giá trị hàng tồn kho chưa chính xác.
Video đang HOT
Đáng chú ý, một số đơn vị còn có sai sót trong hạch toán doanh thu, chi phí; thực hiện khuyến mại không đúng quy định của Luật Thương mại; kê khai thiếu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; tính thiếu tiền phí cấp quyền khai thác khoáng sản… Qua kiểm toán, KTNN kiến nghị nộp NSNN số tiền 255,42 tỷ đồng và giảm thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ 425 triệu đồng.
Từ kết quả kiểm toán, KTNN kiến nghị Tập đoàn Hóa chất và các đơn vị được kiểm toán phải chấn chỉnh những hạn chế, bất cập đã được KTNN chỉ ra; khẩn trương nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư tại 5 công ty nêu trên. Tập đoàn kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm về việc để xảy ra thua lỗ lớn, nguy cơ mất vốn cao tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty CP DAP – Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem…
PV
Theo Congluan.vn
Phú Yên bán sỉ 262 lô đất để tư nhân đầu cơ
Việc đấu giá đã không hướng đến nhu cầu của đại bộ phận nhân dân mà chỉ tập trung vào một số người.
Ngày 6-9, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho hay Kiểm toán Nhà nước vừa tiến hành kiểm toán đánh giá hiệu quả của các c hính sách ưu đãi đầu tư tại khu kinh tế Nam Phú Yên . Theo đó, Phú Yên có sai phạm trong việc đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa (gọi tắt là dự án Nam Tuy Hòa).
Không bán lẻ, chỉ bán sỉ
Ông Lê Văn Thành, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên, cho biết trong giai đoạn 1, dự án Nam Tuy Hòa sử dụng hơn 38 ha đất để xây dựng hạ tầng, đấu giá QSDĐ ở. Tỉnh đầu tư gần 320 tỉ đồng để làm hạ tầng, phân thành 458 lô nhà ở, trong đó có 262 lô nhà ở liên kế, còn lại là các lô biệt thự.
Tuy nhiên, quá trình bán đấu giá QSDĐ cho thấy mục tiêu của dự án trên không xuất phát từ nhu cầu nhà ở của nhân dân mà chỉ nhằm thu tiền để hoàn trả khoản tạm ứng khi xây dựng hạ tầng khu đô thị Nam Tuy Hòa - Vũng Rô.
Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên xác nhận: Cuối năm 2016, khi dự án Nam Tuy Hòa chưa xây dựng hạ tầng, UBND tỉnh đã quyết định bán đấu giá QSDĐ toàn bộ số lô đất trên. Việc đấu giá này được hội đồng đấu giá đặc biệt, do ông Nguyễn Chí Hiến (Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh) làm chủ tịch, tổ chức.
Phương thức đấu giá QSDĐ cho thấy việc đấu giá đã không hướng đến nhu cầu của đại bộ phận nhân dân mà chỉ tập trung vào một số người. Cụ thể, trong đợt 1, UBND tỉnh tổ chức đấu giá bán sỉ theo từng khu của dự án, không đấu giá từng lô riêng lẻ. Chính vì thế, bà Ngô Thị Điều (54 tuổi, ngụ 170 Lê Hồng Phong, phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã mua toàn bộ 262 lô nhà ở liên kế của khu số 1 với giá 162,4 tỉ đồng, cao hơn giá khởi điểm chỉ 1,6 tỉ đồng. (Sau đó, Phú Yên giảm giá hơn 8 tỉ đồng nên bình quân chỉ hơn 580 triệu đồng/lô).
Ngay sau khi mua cả khu đất trên, thông qua các công ty bất động sản, môi giới ở Phú Yên, bà Điều đã bán lại với giá 1,1-1,3 tỉ đồng/lô, người mua lại tiếp tục đẩy giá...
Một cựu lãnh đạo tỉnh Phú Yên nói: Mục tiêu ban đầu của dự án là tạo đất ở cho người dân. Lẽ ra tỉnh phải tổ chức đấu giá từng lô để đông đảo người dân có nhu cầu được tham gia. Đằng này tỉnh lại bán sỉ, tạo cơ hội cho đầu cơ đất.
Cả khu đất tại dự án khu đô thị mới Nam Tuy Hòa, Phú Yên được bán sỉ cho một tư nhân. Ảnh: TẤN LỘC
Phương án đấu giá sai luật
Ông Ngô Quang Phú, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, cho biết trong phiên đấu giá 262 lô đất trên, ngoài bà Điều còn có một tổ chức và một cá nhân khác tham gia.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy cả ba cá nhân, tổ chức này đều không đủ điều kiện để tham gia đấu giá số lô đất trên theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở.
Theo hồ sơ, ngày 15-12-2016, UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt phương án đấu giá, trong đó có quy định đơn vị tham gia phải là doanh nghiệp, có năng lực tài chính theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Nhà ở. Nếu theo phương án này, ba ứng viên đều không đủ điều kiện theo quy định.
Tuy nhiên, đến ngày 18-4-2017, tỉnh ra quyết định sửa đổi phương án đấu giá, bãi bỏ quy định điều kiện, năng lực tài chính của người tham gia đấu giá. Ngoài ra, phương án đấu giá QSDĐ không nêu thời gian xây dựng các công trình, thời gian hoàn thành để đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Đặc biệt, cuối tháng 4-2017, UBND tỉnh còn có quyết định hỗ trợ người trúng đấu giá 5% trên tổng giá trị mỗi khu đất đưa ra đấu giá.
Đến ngày 6-6-2017, tỉnh Phú Yên công nhận kết quả đấu giá QSDĐ liền kề với người trúng đấu giá là bà Ngô Thị Điều, đồng thời có quyết định dùng ngân sách hỗ trợ bà Điều hơn 8 tỉ đồng. Do đó bà Điều chỉ còn nộp 154,4 tỉ đồng.
Cơ quan chức năng nhận định: Phương án đấu giá, điều kiện đấu giá và việc hỗ trợ người trúng đấu giá là vi phạm Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, không có quy định của pháp luật, không có căn cứ...
Xem xét kiến nghị hủy kết quả đấu giá
Theo nguồn tin của chúng tôi, cơ quan chức năng đang xem xét kiến nghị tỉnh Phú Yên hủy bỏ quyết định công nhận kết quả đấu giá QSDĐ khu số 1 nhà liền kề thuộc khu đô thị mới Nam Tuy Hòa do đấu giá QSDĐ đã vi phạm Luật Đầu tư, Luật Nhà ở hoàn trả cho bà Ngô Thị Điều 154,4 tỉ đồng.
Cơ quan chức năng cũng đang xem xét việc kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên tổ chức đấu giá lại QSDĐ 262 lô đất liền kề, đấu giá theo từng lô để người dân được tham gia và đấu giá theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đang xem xét kiến nghị kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân của Sở Tài chính tỉnh Phú Yên trong việc đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định về chính sách hỗ trợ người trúng đấu giá 5% trên tổng giá trị mỗi khu đất đưa ra đấu giá.
Theo Tấn Lộc
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Cocacola, Pepsi, Metro và "chiến lược báo lỗ" của các đại gia FDI Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng đên thơi điểm tháng 12.2012, tông sô lỗ lũy kê cua Coca-Cola Việt Nam lên đên 3.768 tỉ đồng, vượt quá sô vôn đầu tư ban đầu 2.950 tỉ đồng. Như vây, vê măt kỹ thuât thì lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đa phai phá san. Sau nhiêu nỗ...