Kiểm toán Nhà nước: Nhiều khoản thu sẽ biến động mạnh
Chỉ riêng dầu thô, mức giảm thu có thể trên 19 nghìn tỷ đồng so với năm 2018, trong khi chênh lệch thu – chi của Ngân hàng Nhà nước cũng đáng chú ý.
Trong một báo cáo vừa được gửi đến Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ ước thực hiện cả năm thu ngân sách đạt 1.457,3 nghìn tỷ đồng, vượt 46 nghìn tỷ đồng ( 3,3%) so dự toán, tăng 2,3% so thực hiện năm 2018.
Trong đó, các khoản thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đều ước thực hiện tăng so với dự toán từ 1,9% đến 11,5%. Thu ngân sách trung ương vượt dự toán năm thứ 2 liên tiếp song chỉ chiếm hơn 56% tổng thu ngân sách nhà nước, thấp hơn mục tiêu 60-65% đề ra.
Trong số các nội dung Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ lưu ý có thu từ dầu thô. Khoản thu này ước thực hiện tăng 2,2 nghìn tỷ đồng ( 4,9%) so với dự toán, nhưng giảm 19,2 nghìn tỷ đồng (-29,1%) so với thực hiện năm 2018.
Sản lượng dầu thô cả năm ước đạt 10,82 triệu tấn với giá ước thực hiện cả năm bằng giá dự toán 65 USD/thùng (mặc dù giá biến động trong một số tháng qua bình quân lên 67,7 USD/thùng). Theo đó, thu từ dầu thô năm 2019 tăng so với dự toán chủ yếu là do ước tăng sản lượng 390 nghìn tấn so với kế hoạch.
Video đang HOT
Do đó, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ bám sát biến động giá và phân tích, đánh giá tác động ảnh hưởng của nguồn thu gắn với lộ trình tăng sản lượng thực tế khai thác cho những năm tiếp theo.
Với năm 2020, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, dự toán thu từ dầu thô là 35,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước, giảm 11,6 nghìn tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2019 tương đương 16,6%.
Dự toán này được đưa ra với sản lượng khai thác trong nước năm 2020 dự kiến 9,02 triệu tấn, giảm 1,8 triệu tấn so với ước thực hiện năm 2019 (10,82 triệu tấn) song Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh rằng thực tế sản lượng khai thác các năm vừa qua đều tăng so với kế hoạch.
Vì vậy, Tổng Kiểm toán đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung cơ sở dự báo về kế hoạch khai thác dầu thô của năm sau.
Bên cạnh dầu thô, Kiểm toán Nhà nước còn nêu một số khoản thu cần phân tích, đánh giá bổ sung cơ sở xây dựng. Như, dự toán thu từ chênh lệch thu – chi Ngân hàng Nhà nước năm 2020 là 7,8 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 66,1% so với ước thực hiện năm 2019 (năm 2019 dự toán thu từ chênh lệch thu – chi Ngân hàng Nhà nước là 4,5 nghìn tỷ đồng nhưng ước thực hiện đang là 11,8 nghìn tỷ đồng, tăng 162,2%).
Hay, thu từ thuế thu nhập cá nhân năm 2020 xác định tăng 15,4% so với ước thực hiện năm 2019, chiếm 8,5% tổng thu cân đối ngân sách, song có thể bị ảnh hưởng do việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012.
Về lưu ý này, Kiểm toán Nhà nước giải thích, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 18,17% so với thời điểm 01/7/2013 (so với thời điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 có hiệu lực thi hành) chưa đến mức 20%, nhưng dự kiến mức tăng CPI năm 2019 khoảng dưới 4% (theo phương án điều hành của Chính phủ) thì chỉ số CPI năm 2019 so với thời điểm Luật thuế Thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 có hiệu lực thi hành sẽ có thể vượt trên 20% thì phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước, Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 là 1.512,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với ước thực hiện năm 2019, tăng 7,2% so với dự toán năm 2019.
Khánh Phương
Theo BizLive
Nợ thuế không có khả năng thu hồi tăng
Tổng cục Thuế vừa thông tin nợ thuế không còn khả năng thu hồi tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Nợ thuế khó đòi gia tăng. Ngọc Thạch
Cơ quan thuế đã thu hồi được 24.767 tỉ đồng tiền thuế nợ thuế trong 8 tháng qua, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng số tiền thuế nợ đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó tiền thuế nợ thuế có khả năng thu chiếm tỷ trọng 51,3% tổng số tiền thuế nợ, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2018; tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) chiếm tỷ trọng 48,7% tổng tiền thuế nợ, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 9 tháng đầu năm, thu ngân sách của ngành thuế ước đạt 892.944 tỉ đồng, bằng 76,4% so với dự toán pháp lệnh, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực thu nội địa chiếm 95,09%, 11/18 khoản thu tăng khá, riêng khu vực sản xuất kinh doanh tăng 13,1%.
Hệ thống cơ quan thuế theo dõi có 745.342 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, tăng 47.747 doanh nghiệp so với thời điểm cuối năm 2018.
Cơ quan thuế tiếp tục cung cấp dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế, đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 cho người dân và doanh nghiệp. Theo đó, 99,48% số doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện dịch vụ khai thuế điện tử; 99% doanh nghiệp nộp thuế bằng hình thức điện tử; tổng số hồ sơ thực hiện hoàn thuế bằng phương thức điện tử đạt đến 96% tổng số hồ sơ hoàn thuế.
Thanh Xuân
Theo Thanhnien.vn
Vicem trầy trật xử lý doanh nghiệp yếu kém Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) là một trong số 93 tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Với thực tế cung vượt cầu, kinh doanh khó khăn, việc cổ phần hóa đang là nhiệm vụ khá nặng nề với Vicem. Trầy...