Kiểm toán nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại Bình Thuận
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra việc quản lý và sử dụng đất của tỉnh Bình Thuận và một số doanh nghiệp tại đây còn tồn tại, hạn chế, làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của việc sử dụng đất.
Báo cáo của Kiểm toán nhà nhà nước cho biết một số đơn vị không thực hiện được nghĩa vụ tài chính do địa phương làm chậm trình tự, thủ tục xác định nghĩa vụ với ngân sách nhà nước gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên đất và huy động nguồn thu cho ngân sách địa phương không kịp thời.
Cụ thể, Công ty Du lịch Bình Thuận trước khi chuyển sang công ty cổ phần, UBND tỉnh đã thuê công ty thẩm định giá để xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa, tuy nhiên còn xác định thiếu giá trị lợi thế về vị trí địa lý của khu đất cơ sở giặt ủi tại xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết với diện tích 2.780 m2 dẫn đến khả năng xác định không đúng giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa. Bên cạnh đó, việc thu hồi, giao đất thuộc quỹ đất nông nghiệp 5% để xây dựng nhà ở xã hội cũng chưa phù hợp quy định.
Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra Công ty CP xây dựng và kinh doanh nhà Bình Thuận được UBND tỉnh Bình Thuận giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội với diện tích 3.773,5 m2, trong đó 1.816,6 m2 đất thuộc quỹ đất 5% do UBND phường Phú Tài quản lý nhưng UBND tỉnh giao cho công ty để xây dựng dự án nhà ở xã hội là không đúng quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai năm 2013 quy định.
Đối với sự việc tại Công ty CP Muối Vĩnh Hảo, Kiểm toán nhà nước cho biết năm 2017` UBND tỉnh Bình Thuận quyết định gia hạn thời gian thuê đất là 50 năm theo quy định, tuy nhiên sau khi được gia hạn thì Sở Tài nguyên và Môi trường không xác lập và luân chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để xác định đơn giá thuê đất, tiền thuê đất gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Video đang HOT
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chưa xác lập hồ sơ giao đất đối với các diện tích công ty TNHH MTV Công trình giao thông Bình Thuận quản lý và sử dụng giai đoạn 2010-2014 để xác định tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận còn tham mưu cho UBND tỉnh xác nhận công ty thuộc đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất thuộc giai đoạn 2010-2014, điều này hoàn toàn không đúng quy định tại Điều 33 Luật Đất đai năm 2003.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cũng chưa hướng dẫn cho Công ty CP du lịch Núi Tà Cú rà soát hiện trạng quỹ đất do công ty đang quản lý sử dụng, không kiểm tra thực tế và và trình UBND Tỉnh quyết định xử lý dẫn đến tình trạng đơn vị quản lý sử dụng và tên pháp nhân tại quyết định thuê đất và hợp đồng thuê đất khác nhau, đồng thời ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cũng chưa hướng dẫn cho Công ty CP du lịch Núi Tà Cú rà soát hiện trạng quỹ đất do công ty đang quản lý sử dụng, không kiểm tra thực tế và và trình UBND Tỉnh quyết định xử lý dẫn đến tình trạng đơn vị quản lý sử dụng và tên pháp nhân tại quyết định thuê đất và hợp đồng thuê đất khác nhau, đồng thời ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Qua kiểm tra, Kiểm toan nhà nước kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận nên rà soát, xem xét việc áp dụng hệ số K hàng năm trên địa bàn tỉnh. Và xem xét việc ban hành mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất một năm theo từng khu vực đất đô thị.
Ngoài ra, Kiểm toán nhà nước còn đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các đơn vị được kiểm toán phải được kiểm tra, đối chiếu thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chỉ đạo, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán này và thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán chi tiết; báo cáo kết quả thực hiện về Kiểm toán nhà nướckhu vực VIII trước ngày 30/6/2019.
Nam Anh
Theo InfoNet
Lợi nhuận quý I/2019 của Viglacera (VGC) tăng đột biến nhờ bất động sản
Tổng công ty cổ phần Viglacera (VGC - HNX) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 với lợi nhuận sau thuế tăng hơn 50% so với cùng kỳ.
Cụ thể, tổng doanh thu thuần của VGC đạt hơn 2.268,7 tỷ đồng, tăng 24% so với quý I/2018. Giá vốn hàng bán ở mức gần 1.780 tỷ đồng, qua đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức 489 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm gần một nửa so với cùng kỳ, chỉ hơn 12 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính ở mức gần 54 tỷ đồng. Chi phí khác như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tổng cộng hơn 223 tỷ đồng.
Kết quả, quý I/2019, VGC đạt lợi nhuận sau thuế gần 180 tỷ đồng, tăng 51% so với quý I/2018. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt gần 159 tỷ đồng, tăng 54%.
Tại thời điểm 31/3/2019, tổng tài sản của VGC ở mức 17.150 tỷ đồng, tăng hơn 617 tỷ so với đầu năm. Trong đó, phần lớn là tài sản dài hạn, chiếm 10.928 tỷ đồng.
Nợ phải trả ở ở mức 10.055 tỷ đồng, tăng 394 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 4.607 tỷ đồng và nợ dài hạn 5.448 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía VGC, nguyên nhân khiến lợi nhuận quý I/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước bởi sự khởi sắc ở mảng cho thuê hạ tầng bất động sản khu công nghiệp đế từ làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng có chuyển biến tích cực nhờ sự tái cơ cấu về sản xuất, kinh doanh và sản phẩm...
Theo Kiểm toán nhà nước thì tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp ngày 1/1/2012, VGC đang quản lý tổng diện tích đất hơn 12 triệu m2. Trong đó, tại Hà Nội có 10 lô đất, tại Bắc Ninh có 5 lô đất, tại Quảng Ninh có 2 lô, Bình Dương có 3 lô và TP.HCM có 1 lô.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bị thu hồi 8.000 m2 'đất vàng': Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nói gì? Lãnh đạo Liên minh HTX VN cho biết sẽ nghiêm túc thực hiện các quyết định của Thủ tướng và UBND TP. Hà Nội liên quan đến việc thu hồi hơn 8.000m2 đất vàng. UBND TP.Hà Nội sẽ thu hồi khoảng 8.000 m2 đất đã giao cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (trong tổng 18.701m2) đang bị sử dụng sai mục...